Chia sẻ

5 điều sinh viên nên biết về thuế ở UK

  • Thứ Sáu, 09 Tháng 09 2016 11:23
  • Lượt xem: 3.520

Thật không may khi sinh viên vẫn thuộc đối tượng phải đóng thuế. Có khi bạn phải gặp những tình huống còn phức tạp hơn so với những nhóm đối tượng khác vì công việc làm thêm hay vì thay đổi việc liên tục.

 

Students and Tax in UK

Với lý do đó, chúng tôi đã tìm đến trang web Hướng dẫn về Thuế cho Sinh viên để được giải đáp, và dưới đây là 5 lời khuyên dành cho các bạn.

1. Khi học và làm việc, bạn phải kiểm tra mã số thuế của mình

Có khá nhiều sinh viên tìm được việc làm ngay trong kì học, trong kì nghỉ hay trong thời gian làm việc của những khóa học ‘sandwich’ (Khoá học sandwich là các chương trình đào tạo mà trong thời gian học sẽ có 6 tháng đến 1 năm làm việc ở các công ty theo chuyên ngành đã chọn. Thời gian này được tính vào tổng thời gian của toàn khoá học).

Bạn sẽ được Cục Thuế và Hải quan (HM Revenue & Customs – HMRC) cấp mã thuế PAYE (Pay As You Earn – Thuế được trừ trực tiếp vào tiền lương hằng tháng). Từ mã thuế này, công ty của bạn sẽ tính số tiền thuế bạn phải đóng và trừ trực tiếp vào tiền lương. Bạn chỉ phải nợ thuế khi số tiền bạn kiếm được vượt quá 11,000 bảng Anh trong năm 2016/17 (tính từ ngày 6/4/2016 đến 5/4/2017). Tuy nhiên, nếu mã số thuế PAYE của bạn sai, bạn có thể phải đóng thuế quá mức quy định.

Lời khuyên: Bạn nên tìm hiểu thêm về phiếu lương (payslip) trên trang web của TGFS và kiểm tra mã số thuế của mình. Đồng thời, bạn nhớ kiểm tra mức thuế khi bạn đi làm lần đầu tiên, sau đó hãy luôn để ý đến nó, đặc biệt nếu bạn muốn đổi việc hoặc làm thêm một việc khác.

2. Hoàn thuế

Ngoài việc để ý đến phiếu lương hằng tuần/hằng tháng, bạn cũng phải kiểm tra mức thuế phải đóng vào cuối mỗi năm. Các giấy tờ cần thiết bao gồm:

  • P60s từ công ty của bạn (mỗi công việc có 1 tờ P60), ghi chi tiết số tiền bạn kiếm được trong cả năm đó và số tiền thuế phải đóng. Bạn sẽ nhận được tờ P60 này trước ngày 31/5 sau khi kết thúc năm tính thuế (năm tính thuế bắt đầu từ tháng 4 năm này đến tháng 4 năm sau).
  • P45s, nếu bạn nghỉ việc trong năm đó, công ty bạn từng làm việc sẽ cung cấp cho bạn tờ P45 khi bạn thôi việc.
  • Cộng tất cả số tiền bạn kiếm được từ tất cả các công việc. Nếu số tiền này ít hơn số tiền trợ cấp cá nhân (11,000 bảng) nhưng bạn bị trừ tiền thuế, bạn hãy liên lạc với Cục Thuế và Hải quan (HMRC) để được hoàn thuế. Thông tin chi tiết bạn có thể xem tại đây.

Lời khuyên: Nếu bạn thay đổi chỗ ở, bạn phải báo lại với Cục Thuế và Hải quan để đảm bảo rằng các giấy tờ liên quan cũng như các tờ séc hoàn thuế được gửi đến đúng địa chỉ. Việc chỉnh sửa thông tin này có thể làm trực tuyến tại đây.

3. Bảo hiểm Quốc gia

Một số sinh viên khá ngạc nhiên khi bị trừ bớt tiền lương để đóng góp vào Quỹ Bảo hiểm Quốc gia (National Insurance Contributions – NIC), ngay cả khi họ chưa đóng một đồng thuế nào. Số tiền góp vào NIC được tính theo từng kì và không vượt quá một năm thuế, vậy nên bạn không được hoàn thuế dù đã cộng hết tiền lương của mình vào cuối năm như bạn làm với thuế (thu nhập).

Thay vào đó, công ty của bạn sẽ trừ phí NIC nếu bạn kiếm được hơn 155 bảng Anh/tuần hoặc 671 bảng Anh/tháng (cho năm thuế 2016/17). Bạn cũng nên để ý rằng bạn sẽ bị trừ tiền lương nhiều hơn vào NIC nếu bạn làm tăng ca ngoài giờ hoặc làm toàn thời gian trong kì nghỉ.

Lời khuyên: Bạn nhớ phải đưa số Bảo hiểm Quốc gia (National Insurance Number) cho công ty khi bạn bắt đầu đi làm, để Cục Thuế và Hải quan ghi lại đóng góp của bạn. Cái này sẽ rất cần thiết nếu bạn muốn hưởng lại những lợi ích trong tương lai.

4. Thuế Hội đồng (Council tax)

Nhiều sinh viên cho rằng họ sẽ không cần phải đóng thuế này. Tuy nhiên, thuế Hội đồng này áp dụng cho từng hộ gia đình, vậy nên nó phụ thuộc không chỉ vào hoàn cảnh của bạn mà còn vào những người sống cùng nhà với bạn. Nếu bạn đang thuê nhà, bạn sẽ phải xem lại trong hợp đồng thuê nhà xem ai chịu trách nhiệm trả loại thuế này.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thuế Hội đồng bao gồm:

  • Loại thuế này được đóng phụ thuộc vào việc bạn và những người cùng nhà là sinh viên toàn thời gian hay bán thời gian, và phụ thuộc vào nơi bạn ở.
  • Đối với Anh (England) và xứ Wales, nhìn chung nếu tất cả mọi người trong nhà đều là sinh viên, cả nhà của bạn sẽ được miễn đóng thuế này. Tuy nhiên các quy định nộp thuế có một chút khác biệt ở Bắc Ireland và Scotland.

Lời khuyên: Bạn phải để ý khi một trong số những người trong nhà có thay đổi về chuyện học, ví dụ như bạn ấy thôi học. Khi đó có thể cả nhà phải đóng thuế này.

5. Công việc tình nguyện và tập huấn

Sinh viên thường sẽ tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc đi thực tập để tích luỹ kinh nghiệm làm việc. Có khá nhiều vị trí liên quan đến công việc bạn đang làm, nhưng phải nắm rõ liệu bạn được xếp vào dạng ‘nhân viên’ hay ‘tình nguyện viên’. Điều này sẽ ảnh hướng đến loại thuế bạn có thể phải đóng hoặc được miễn. Thông tin chi tiết các bạn có thể xem tại đây.

Lời khuyên: Nếu bạn được tuyển dụng ngay trong đợt thực tập, bạn sẽ được hưởng mức lương tối thiểu (National Minimum Wage)

Trên đây là một số thông tin về thuế có liên quan đến sinh viên ở Vương quốc Anh. Bạn nên nắm rõ những quy định này để tránh phiền phức về sau. Chúc bạn luôn vui!

Nguồn: ScholarshipPlanet

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-t-tuyet-t_du-lich-uc
    Nguyễn T Tuyết T_du lịch Úc
  • le-nam-t_visa-du-lich-uc
    Lê Nam T_visa du lịch Úc
  • mai-nguyen-ta_du-hoc-new-zealand
    Mai Nguyễn TA_du học New Zealand
  • ly-q-p_-du-hoc-new-zealand
    Lý Q.P_ du học New Zealand