Chia sẻ

Các bước chuẩn bị để apply học bổng du học

  • Thứ Năm, 16 Tháng 06 2016 16:21
  • Lượt xem: 5.113

Một bài viết vô cùng hữu ích về tâm lý cũng những giấy tờ chuẩn bị apply đi du học.

1.       Chuẩn bị đầu tiên và quan trọng nhất: TINH THẦN.

Việc apply là dài, mệt mỏi, lắm thứ nhỏ nhặt linh tinh, tốn tiền, nhiều chuyện có thể không như ý và nhất là thường thất bại nhiều rồi mới thành công. Mình rất nhớ khi được bảo “em ơi, cứ apply đi, trượt dần cho quen em ạ” Có người vài ba năm mới hái được trái, có người năm đầu đã được, dù gì thì xác định trước tinh thần thì mới phấn khởi bước tiếp được. Be yourself, be confident, keep yourhead up and GO

2.      Xác định sở thích, tìm học bổng, đọc yêu cầu CHUNG (chưa cần cụ thể nhé)

Hỏi bản thân nhé. Thích nước nào? (Ah thì dĩ nhiên có thể trả lời như mình “Thằng nào cho tiền thì đi” ^^, nhưng mà mình xếp thứ hạng ưu tiên, Châu Âu –> Úc –> New Zealand, ko Mỹ… chẳng hạn thế). Thích học cái gì? Giống đại học hay đổi sang ngành khác? Có chấp nhận học cái giông giống để lấy hb hay phải 1 mực là cái nào đó? (vì ko phải lúc nào cũng tìm được cái 100% mình muốn mà cái đó lại có hb đâu, hiếm lắm). Từ đó dẫn đến toàn phần hay 1 phần (toàn phần thì ko có cái 100% giống nhưng 1 phần thì có –> lựa chọn?).

DONE? Mất 10 phút trên google, bạn sẽ có tên gần hết các học bổng toàn phần to và có tiếng ở các nơi bạn nhắm đến

Hãy làm 1 cái bảng, tên hb, thời gian apply, yêu cầu về năm kinh nghiệm, ngoại ngữ. Tạm thế là đủ, các cái cụ thể tính sau.

3.       Các thể loại bằng liên quan

IELTS, TOEFL, GMAT, GRE, hay 1 thứ tiếng thứ 3 nào đó (Pháp,Tây Ban Nha) –> cái này là lợi thế khi apply cái hb đi nhiều nơi như EM

Lưu ý là làm càng sớm càng tốt. Từ cái bảng ở trên thì bạn xác định apply cái thằng nào đầu tiên, ví dụ tháng 11 cho EM đi –> thi các thể loại trên trước 3-4 tháng. Lý do? Ko đủ điểm, thi lại, lẹm vào thời gian làm cái khác –> stress muốn chết Mình thi trước 2 tháng, điểm ko như mong muốn–> quyết thi lại, vấn đề là đi làm (mà research work thì biết nó đau đầu thế nào rồi đấy) + cày IELTS buổi tối + đọc thêm thông tin hb + viết SoP + viết LoR= cái xác ko hồn, đi loanh quanh đầy cáu bẳn kaka ==> so, càng sớm càng tốt

4.       Giấy tờ liên quan

Bằng đại học, bảng điểm, giấy chứng nhận ranking, giấy khen,abstract (nếu có pub), giấy chứng nhận, bằng cấp 3 (1 số ít đòi)… nói chung là đủ các thể loại giấy –> làm nếu chưa có, dịch nếu chỉ có tiếng Việt, công chứng 1 đống bản sao nếu apply học bổng phải gửi post, scan toàn bộ (cho các hbapply online).

5.       CV

Nếu nộp sang Châu Âu thì dùng form Europass. Nếu nộp đi chỗ khác thì tự design theo các form chuẩn là ok.

CV khoảng 2-3 trang thôi, ngắn gọn súc tích, đủ ý. Nếu bạn quá đỉnh, có đến 20 cái dự án, 10 cái pub, 20 cái bằng khen bla bla, hãy nêu những cái nổi bật và liên quan

6.       LoR, 3 chữ cái quyền lực (sau mỗi SoP thôi)

  • Số lượng: 2 hoặc 3 tùy học bổng
  • Loại: academic (từ thày cô, nói chung dính đến trường), work (từ sếp, đồng nghiệp, dự án, project nào đó mà người cho LoR chả có dính dáng đến cái trường nào hết)
  • Độ dài: thông thường là 1 trang A4, vậy là đủ thông tin rồi, dài có thể viết dại, dài có thể lan man, dài lại có thể rất thiếu thực tế (tự viết mới dài thế chứ người ta trăm công nghìn việc, sức đâu mà viết vừa dài vừa chi tiết keke)
  • Xin từ ai?

Có cần phải Prof ko, hay tiến sĩ, thậm chí thạc sĩ cũng ok? Yep,thạc sĩ thì đã làm sao. Mình LoR từ 2 thạc sĩ, trước khi apply ai cũng bảo LoR yếu, đổi người đi, nope, hãy đọc nội dung để xem nó yếu hay mạnh.

Dù tự viết hay người ta viết cho bạn, hãy xin từ người mà gần gũi với bạn nhất, có nhiều liên quan đến bạn nhất. Ví dụ, bạn xin 1 ông trưởng khoa khéo chả biết bạn là ai (nhưng xin thì vẫn cho, support sv mà), bạn viết được gì trong LoR? bịa ra 1 vài môn học, tôi thấy em ý xuất sắc vì giơ tay phát biểu nhiều???, em ý nổi trội trong hoạt động, tôi “nghe” các giáo viên trong khoa nhận xét rất tốt về em ý bla bla –> thuyết phục? ko hề. Bạn xin của thày hướng dẫn bạn luận văn, vô vàn cái để nói: đối phó với stress, giải quyết vấn đề, gặp khó khăn thì …, ham học hỏi, kỹ năng viết lách, nghiên cứu, lại còn1 đống đặc điểm cá nhân (LoR của BẠN mà, về BẠN mà, nên cái này quan trọng) như lạc quan, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống bla bla –> hấp dẫn, thuyết phục? Yes. Thế chạy theo ông trưởng khoa làm zề

– Lưu ý về nội dung:

Khen là nên có dẫn chứng. 1000 từ hay ý đẹp mà chả có ví dụ cụ thể thì LoR của bạn chả khác gì quyển từ điển về các từ đẹp trong tiếng Anh .

Chia đều ý ra các LoR, ai cũng thấy được tất cả về bạn thì họ chắc phải biết bạn 10 năm. LoR 1 bạn nói a b c d. LoR 2 thì a d e f g. Cái trùng giữa 2 LoR nên là cái nổi trội mà bạn muốn nhấn mạnh trong bộ hồ sơ của bạn. Trong SoP bạn có thể tự sướng thêm về điểm a d này nữa.

Thống nhất và logic. Người ta ko xem từng thứ rồi quên và coi sang cái khác, người ta xem tổng thể và đúc kết ra kết luận –> đừng có em nó rất là chăm hoạt động xã hội, cầu toàn, luôn cố hết sức để có kq tốt nhất, rồi trong CV lại chả có cái hoạt động xã hội nào, trong SoP lại tao rất là thích take risk, ham cái mới, thích cái lạ, nên đôi khi thay vì cầu toàn làm theo cách cũ tao sẽ thử nghiệm cách mới, do tao để ý đến quá trình hơn là kết quả!!!! ==> Hoặc bạn bị đa nhân cách, hoặc bạn đang nói dối về bản thân==> thế nào thì cũng mất điểm

Kỹ năng bán hàng là khiến người mua cảm thấy mình đang mua đồ xịn, ko thể biết được đâu là cái chỗ nó make up

– Về vấn đề LoR chung chung hay LoR cụ thể? Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất là modify LoR theo hướng yêu cầu của học bổng và tên chương trình. Khá tốn công nhưng hiệu quả cao. Dù sao thì thư có tên người nhận rõ ràng (trường A, B, consortium A, B) thì phải hơn cái thư chung chung kiểu your prestige university –> giống spam gửi từ robot ý.

Điều kiện cho phép ở đây là người cho bạn LoR support bạn (cho bạn chữ ký điện tử hoặc thân thiết đến độ khi nào bạn vác thân lên xin chữ ký cũng ok –> thêm 1 lý do để ko chạy theo cái ông trưởng khoa^^) hoặc bạn tính đủ các học bổng bạn định apply, đưa sẵn tên vào, làm chục cái LoR rồi đưa thày cô ký 1 thể. Một số học bổng lại có form riêng, sẽ gửi trực tiếp tới mail của người cho LoR, nếu bạn xin được của ai khóa trước để làm thì quá tốt, nếu ko thì đành đợi và làm sau vậy.

Nếu ko có điều kiện thì thôi, tập trung vô SoP, cái này thì chắc chắn là ko thể giống nhau giữa các chương trình được!!!

7.       SoP (oh lala, ông vua của quyền lực là đây ) Mình sẽ ko đi sâu về phần bố cục vì trên mạng tìm được đầy. Mình chỉ nêu mấy cái lưu ý nho nhỏ thôi

  • Số lượng: 1 bản gốc và rất nhiều bản được biến tấu (về độ dài, về nội dung etc)cho phù hợp với chương trình
  • Độ dài: 1 số học bổng nêu rõ số từ tối đa, đừng có viết dài hơn,hay viết ngắn hơn! “Ko thể nào nêu đủ cả đời học hành vô cái SoP được” —>đúng quá, chỉ nêu những cái ko thể tìm ra từ CV hoặc LoR hoặc từ đống giấy tờ nộp thêm thôi. Cho nên, nếu ko có giới hạn thì thông thường 1000 từ là đẹp.
  • Biến tấu cái gì?

Độ dàiTên trường, tên học bổngCái phần mà bạn nêu lý do chọn trường, chọn học bổng đó: Làm 1 cái nghiên cứu nho nhỏ cho phần này nha. Lên web của trường tìm thông tin, tìm những điểm nổi bật mà trường đó tự hào là trường khác ko có (ai chả thích đc nịnh). Tìm các điểm chung giữa mình, cv của minh, đề tài của mình và trường (vd trường đang có project về cái đó, có 1 bộ phận nghiên cứu riêng về cái đó etc). Ko cần phải khen ngợi hết lời, chỉ cần khiến người đọc thấy à, nó đang nói về mình, mình chứ ko phải cái trường khỉ gió nào đó, vậy là ok. Thay mỗi cái tên thì ai chả làm được nhưng cái tên lại ko phải là tất cả để nói về 1 nơi mà bạn có thể sẽ học trong 1, 2 năm tới. Nếu ko định tôn trọng nơi đó trong 1 cái thư chào hỏi, thế apply cho nó làm gì, right?

– Nội dung? Cái này được mọi người nhắc đi nhắc lại rồi, SoP là của BẠN, là bộ mặt, là trái tim, là tâm hồn của bạn (văn vẻ chưa keke). Nhưng mà đúng là phải nhấn mạnh lần nữa, SoP mà ko cho thấy con người bạn trong đó thì coi như thất bại rồi đó

Phần gây ấn tượng đầu tiên (phần mở đầu): đừng tiêu phí cơ hội quảng bá bản thân bằng cách ” my name is…, I come from…, i am writing this … to apply to…” Khổ, ai chả biết. Sáng tạo và làm cái gì đó hay ho hơn đi ^^

Giống như đừng biến LoR thành cuốn từ điển lời hay ý đẹp, cũng đừng biến SoP của bạn thành 1 cái CV thứ 2 hay là 1 bảng liệt kê quá trình phấn đấu và thành tích đạt được. Hãy nêu sở thích, tại sao bạn chọn ngành này, đừng có nói I like because I like. Thay vào đó là ví dụ chứng minh, câu truyện về cội nguồn của sở thích etc. Đừng nói tôi đã tham gia dự án A, B, C, hãy nói bạn gặp vấn đề gì ở đó, bạn cảm thấy thế nào, giải quyết ra làm sao, học được gì bla bla…

Dĩ nhiên dối trá 1 cách nghệ thuật là chìa khóa của việc bán hàng. Bạn muốn ở lại làm việc, cứ nói bạn sẽ về nước và đóng góp cho tổ quốc, ai biết đấy là đâu (trừ các học bổng phải ký hợp đồng quay về thì ko nói).

–  Vấn đề nhờ sửa chữa? Cần thiết thì dĩ nhiên, người khác đọc sẽ phát hiện ra lỗi này lỗi kia, thiếu logic, sai ngữ pháp, sai chính tả, củ chuối, ko thoát ý, đọc chả hiểu gì cả, hiểu sai ý …. đại loại vậy. Nên đưa người khác đọc và sửa là quan trọng. TUY NHIÊN,đừng có biến bản thân thành đẽo cày giữa đường. Chị A bảo sửa a thành b, bạn sửa.Anh B bảo sửa a thành c, bạn lại sửa. Anh C bảo sửa c thành a…. bạn lại sửa . Bạn chết chắc cho mà coi. Nhớ là SoP của BẠN nhé, cái gì làm nên bản sắc thì cố mà giữ lấy, vd 1 đoạn bạn đặc biệt yêu thích, nói lên bản thân bạn chẳng hạn. Tiếp thu ý kiến của mọi người, xem xét và làm điều cần thiết ^^! Các anh, chị đều đã apply học bổng thành công, đều đầy kinh nghiệm nhưng 1 người xa lạ ko thể hiểu bạn bằng bạn được.

8.       Research proposal (1 số chương trình đòi cái này, đặc biệt nếu bạn ko chọn học coursework mà là research-based)

  • Yêu cầu: thường chỉ yêu cầu premilinary research proposal thôi,tức là chỉ 1, 2 trang ko phải kinh dị như cả 1 cái research proposal hoàn chỉnhđâu
  • Cấu trúc: có chỗ sẽ yêu cầu cụ thể, có chỗ ko, mỗi ngành lại mỗi khác. Của mình thì nó thế này: Title –> Background and context of the study–> study objectives –> methodology –> implications of research
  • Giá trị sử dụng: cho apply, còn sau này yên tâm là được đổi chủ đề thoải mái. Cái bạn apply lúc này chỉ là công cụ để người ta kiểm tra trình độ của mình thôi. Ah nhưng nếu đã liên hệ với giáo sư về đề tài (và đã chọn cái cùng hướng nc với giáo sư, project) thì khỏi có đổi à nha

Chúc các bạn thành công!

Tác giả: Ngân Trần

Nguồn: ScholarshipPlanet

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-t-tuyet-t_du-lich-uc
    Nguyễn T Tuyết T_du lịch Úc
  • le-nam-t_visa-du-lich-uc
    Lê Nam T_visa du lịch Úc
  • mai-nguyen-ta_du-hoc-new-zealand
    Mai Nguyễn TA_du học New Zealand
  • ly-q-p_-du-hoc-new-zealand
    Lý Q.P_ du học New Zealand