Chia sẻ

Canada sử dụng ngôn ngữ nào?

  • Thứ Ba, 29 Tháng 08 2017 22:13
  • Lượt xem: 18.082

Canada là một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc vô cùng phong phú nhưng vẫn đảm bảo được sự hòa quyện giữa các nền văn hóa với nhau, tất cả tạo nên một nét đẹp riêng biệt cho vùng đất mơ ước này. Bên cạnh những vấn đề về cuộc sống cũng như văn hóa của quốc gia này thì một trong những điều mà hầu hết mọi người hay quan tâm khi tìm hiểu về đất nước Canada đó là về vấn đề ngôn ngữ.

1. Canada là một quốc gia đa ngôn ngữ

Canada là một xã hội đa ngôn ngữ bởi là quốc gia có tỷ lệ nhập cư cao từ nhiều quốc gia trên thế giới, hơn 200 ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ, bao gồm tiếng Hoa, tiếng Quảng Đông, Punjabi và tiếng Tây Ban Nha,… trong đó tiếng Anh và tiếng Pháp được Hiến pháp công nhận là ngôn ngữ chính thức của Canada với tất cả các điều luật, văn bản thông báo, dịch vụ quan trọng đều được ban hành và thể hiện bằng cả hai ngôn ngữ này.

Nguồn gốc lịch sử Canada chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa truyền thống của Anh và Pháp từ văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc cho đến ngôn ngữ, đem đến cho Canada trở thành đất nước đa văn hóa và được chính phủ khuyến khích bảo tồn và phát triển tính đa văn hóa này như một nét đặc trưng của đất nước.

Từ năm 1969 hai ngôn ngữ Anh và Pháp đã phổ biến khắp Canada, gần 60% người dân của quốc gia này sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Tiếng Pháp được sử dụng bởi 22% dân số, hơn 17% dân số nói được cả hai thứ tiếng. Toàn khối đất nước Canada là một tổ hợp hoàn chỉnh của các văn hóa, tính ngưỡng, phong tục và ngôn ngữ từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Về mặt pháp lý, tiếng Anh và tiếng Pháp được công nhận là ngôn ngữ chính thức của Canada, theo điều 16 của Hiến chương Canada về Quyền lợi và Tự do và Đạo luật ngôn ngữ chính thức của Liên bang. Chính phủ Canada thực hiện song ngữ chính thức, do Uỷ viên hội đồng các ngôn ngữ chính thức chấp hành. Tiếng Anh và tiếng Pháp có địa vị ngang nhau trong các tòa án liên bang, Nghị viện, và trong toàn bộ các cơ quan liên bang. Các công dân có quyền, ở nơi đủ nhu cầu, nhận các dịch vụ của chính phủ liên bang bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, và các ngôn ngữ thiểu số có địa vị chính thức được đảm bảo có trường học sử dụng chúng tại tất cả các tỉnh và lãnh thổ.

Hiến chương Pháp ngữ 1977 xác định tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Québec. Mặc dù hơn 85% số người Canada nói tiếng Pháp sống tại Québec, song cũng có dân số Pháp ngữ đáng kể tại Ontario, Alberta, và nam bộ Manitoba; Ontario là tỉnh có nhiều dân số Pháp ngữ nhất bên ngoài Québec. New Brunswick là tỉnh chính thức song ngữ duy nhất, có cộng đồng thiểu số Acadia nói tiếng Pháp chiếm 33% dân số. Cũng có các nhóm người Acadia tại tây nam bộ Nova Scotia, trên đảo Cape Breton, và qua trung bộ và tây bộ đảo Prince Edward.

Các tỉnh khác không có ngôn ngữ chính thức như vậy, song tiếng Pháp được sử dụng như một ngôn ngữ trong giảng dạy, trong tòa án, và cho các dịch vụ chính quyền khác, cùng với tiếng Anh. Manitoba, Ontario, và Québec cho phép nói cả tiếng Anh và tiếng Pháp tại các cơ quan lập pháp cấp tỉnh, và các đạo luật được ban hành bằng cả hai ngôn ngữ. Tại Ontario, tiếng Pháp có một số địa vị pháp lý, song không hoàn toàn là ngôn ngữ đồng chính thức. Có 11 nhóm ngôn ngữ Thổ dân, bao gồm hơn 65 phương ngôn riêng biệt. Trong số đó, chỉ có Cree, Inuktitut và Ojibway là có số người nói thành thạo đủ lớn để được xem là có thể sinh tồn trường kỳ. Một vài ngôn ngữ thổ dân có địa vị chính thức tại Các Lãnh thổ Tây Bắc. Inuktitut là ngôn ngữ chính tại Nunavut, và là một trong ba ngôn ngữ chính thức tại lãnh thổ này.

Năm 2011, gần 6,8 triệu người Canada kê khai ngôn ngữ mẹ đẻ của họ là một ngôn ngữ phi chính thức. Một số ngôn ngữ thứ nhất phi chính thức thông dụng nhất là tiếng Trung Quốc (chủ yếu là tiếng Quảng Đông; 1.072.555 người), Punjab (430.705), Tây Ban Nha (410.670), Đức (409.200), và Ý (407.490).

 2. Tiếng anh Canada

Được hình thành qua làn sóng nhập cư qua nhiều thời kỳ. Tiếng Anh ở Canada có những nét đặc trưng riêng nhưng nhìn chung giống với tiếng Anh chính thống.

Tiếng Anh là thứ ngôn ngữ phổ biến nhất tại đây. Với 3/5 dân số sử dụng đươc trải đều khắp đất nước. Là 1 trong 2 ngôn ngữ chính thức Canada.

Vì vậy hầu hết các du học sinh sang theo học tại đất nước này đều chọn tiếng anh sử dung. Vì sự phổ biến trên toàn thế giới và phổ biến tại đất nước theo học.

Nhiều thế hệ người nhập cư đến Canada đã cùng nhau góp phần hình thành nên ngôn ngữ như ngày nay. Làn sóng đầu tiên, lớn nhất và quan trọng nhất là những người định cư đến từ nước Anh và những người Bảo hoàng đến từ cuộc Cách mạng Mỹ, họ đã truyền bá giọng Anh một cách rõ ràng trong cách nói tiếng Anh của người Canada. Những làn sóng tiếp theo từ những cộng đồng nói tiếng Anh khác trên thế giới tuy có ảnh hưởng ít hơn nhưng đã chuẩn bị cho Canada trở thành một nước đa văn hóa, sẵn sàng chấp nhận những thay đổi ngôn ngữ từ khắp nơi trên thế giới.

3. Tiếng Pháp Canada

Là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 tại Canada chỉ đứng sau tiếng Anh. Tiếng Pháp với khoảng 1/5 dân số sử dụng.

Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính được sử dụng tại Quebec và một số vùng ở Ontario, New Brunswick và Manitoba. Ngoài ra, các cộng đồng nhỏ nói tiếng Pháp cũng nằm rải rác ở nhiều địa phương Canada. Ngay bản thân Quebec cũng có một bộ phận nhỏ dân cư nói tiếng Anh.

Tiếng Pháp ở Canada không phải là thổ ngữ và cũng không phải ngôn ngữ lai giữa tiếng Pháp, tiếng Anh và ngôn ngữ bản xứ. Đó là thứ tiếng Pháp đích thực được gần 10.000 người định cư Tân Pháp quốc mang sang đây vào thế kỷ 17. Thời đó, người Pháp ở Canada nói nhiều phương ngữ khác nhau từ vào quê hương bản quán của họ, nhưng đến khi người Anh giành được Canada theo hiệp ước Paris năm 1763 thì cộng đồng pháp tại đây chỉ sử dụng một tiếng thứ tiếng Pháp chung.

Theo hệ thống giáo dục Canada tất cả trẻ em đều phải học bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp từ bậc tiểu học. Năm 2006, thống kê cho thất có khoảng 17,4% dân số sử dụng cùng lúc hai thứ tiếng, có thể trò chuyện bằng cả hai ngôn ngữ chính thức của đất nước. Tỷ lệ sử dụng song ngữ khác nhau ở các tỉnh, cao nhất là ở Québec.

Ngày nay, tuy tiếng Anh và Pháp đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống ở Canada nhưng do chính sách đa văn hóa của chính phủ, người nhập cư và dân bản địa được khuyến khích giữ gìn ngôn ngữ riêng của họ như một di sản văn hóa.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

Văn Phòng Hà Nội : Tầng 9, tòa nhà Phan Anh, 27 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024.397.271.00

VP Hồ Chí Minh : Tầng 3, 25bis Nguyễn Văn Thủ, Phường Dakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 39 111 215

Email: info@megastudy.edu.vn

Hotline: 0904 683 036

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-trong-t-n_visa-du-hoc-uc
    Nguyễn Trọng T.N_visa du học Úc
  • chu-binh-c_visa-du-hoc-canada
    Chu Bình C_visa du học Canada
  • nguyen-t-tuyet-t_du-lich-uc
    Nguyễn T Tuyết T_du lịch Úc
  • le-nam-t_visa-du-lich-uc
    Lê Nam T_visa du lịch Úc