Chia sẻ

Kinh nghiệm giành học bổng chính phủ toàn phần tại Newzeland

  • Thứ Tư, 02 Tháng 05 2018 09:10
  • Lượt xem: 3.718

Để chinh phục học bổng toàn phần từ Chính phủ New Zealand, học sinh không chỉ cần xác định rõ mục tiêu mà còn cần chuẩn bị thật chu đáo những kỹ năng cần thiết khi ứng tuyển. Cùng lắng nghe chia sẻ của 2 trong 28 sinh viên Việt Nam nhận được học bổng toàn phần năm 2018 từ chính phủ Newzealand.

Vũ Thành Công, sinh viên ngành Chính sách công và Nguyễn Xuân Hồng Ngọc, Master of Analytics của ĐH Công nghệ Auckland, 2 trong số 28 sinh viên nhận học bổng năm 2018 đã chia sẻ kinh nghiệm để chinh phục học bổng toàn phần danh giá từ Chính phủ New Zealand.

Xác định mục tiêu

New Zealand ASEAN Scholars Awards (NZAS) là chương trình học bổng toàn phần (bao gồm toàn bộ học phí và chi phí đi lại, ăn ở, bảo hiểm) tập trung vào các khóa học sau ĐH của Chính phủ New Zealand, mỗi năm dành khoảng 30 suất cho sinh viên Việt Nam.

Theo Vũ Thành Công, học bổng của Chính phủ này rất chú trọng đến mong muốn cống hiến của ứng viên cho quê hương sau khi du học trở về. Do đó, tiêu chí tuyển chọn của NZAS là sinh viên phải có kỹ năng lãnh đạo và khả năng gây ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh, đặc biệt là phải có những đóng góp cụ thể cho cộng đồng. Tất cả những điều này có thể thể hiện thông qua các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội ý nghĩa bạn tham gia. Hoặc trong trường hợp của Công, dù không tham gia nhiều chương trình thiện nguyện nhưng mình đóng góp dưới góc độ nghiên cứu và báo chí. Như vậy, mỗi người khác nhau sẽ có thế mạnh và cách thức cống hiến khác nhau, quan trọng là bạn cần chứng minh được điều này.

Thêm vào đó, những điểm mà ứng viên cần lưu ý khi ứng tuyển theo Hồng Ngọc là phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, đối với sinh viên còn chưa tốt nghiệp ĐH muốn xin học bổng NZAS từ năm nay trở đi thì không cần quá lo lắng về tiêu chí này. Các bạn hoàn toàn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc thông qua các hoạt động từ khi còn là sinh viên. Kinh nghiệm làm việc toàn thời gian hay bán thời gian đều được chấp nhận miễn là nó liên quan đến khóa học và định hướng phát triển trong tương lai của bạn.

Chuẩn bị chu đáo, ôn luyện kỹ càng, nhanh nhẹn và bình tĩnh

Một điểm cần lưu ý khác là trong 3 vòng thi ứng tuyển vào học bổng NZAS có 1 vòng kiểm tra chỉ số thông minh logic (IQ) và thông minh cảm xúc (EQ).

Vũ Thành Công chia sẻ bí quyết: “Đối với chỉ số IQ, bạn sẽ phải làm 12 câu hỏi trong vòng 12 phút. Bạn nên dành nhiều thời gian chuẩn bị phần này. Mình đã làm khoảng 300 câu trước khi làm kiểm tra chính thức. Riêng phần kiểm tra EQ, bạn sẽ phải giải quyết 99 câu hỏi. Dù không giới hạn thời gian nhưng với số lượng câu hỏi quá nhiều, bạn sẽ không nhớ những đáp án mình đã trả lời phía trước. Nếu không có sự mạch lạc và thống nhất thì bạn cũng dễ dàng bị đánh rớt”.

Tự tin khi phỏng vấn

Khi tham gia ứng tuyển học bổng, phần thi mà nhiều ứng viên cảm thấy lo lắng nhất là vòng phỏng vấn. Để chinh phục các vị giám khảo, Hồng Ngọc chia sẻ: “Vòng phỏng vấn mình gặp một 'vấn đề' đó là có quá nhiều ý muốn diễn đạt trong khi thời gian lại có hạn. Vì vậy, trước ngày phỏng vấn, mình dành thời gian đọc lại hồ sơ đã viết. Các ý nào đã đào sâu mình không nhắc lại nữa và chỉ đề cập đến những ý mới.

Mình viết ra giấy câu trả lời, rồi tập trả lời với bạn của mình và thu âm lại bằng điện thoại. Buổi tối trước khi đi ngủ, mình cắm tai nghe để nghe lại nhiều lần đoạn ghi âm đó. Cách này nghe có vẻ hơi 'điên' nhưng thật sự nó đã giúp mình sắp xếp lại các ý một cách hợp lý, bớt rườm rà hơn, ước lượng được thời gian trả lời và chỉnh cả ngữ điệu, phát âm. Tất cả điều này đã giúp mình làm chủ được bản thân và có một buổi phỏng vấn rất thành công”.

 Còn Thành Công chuẩn bị theo cách riêng: “Em dự đoán và viết ra câu trả lời cho tất cả câu hỏi mà giám khảo có thể sẽ hỏi, tổng cộng khoảng 25 trang. Sau đó, luyện phỏng vấn thử 5 buổi với mentor (người hướng dẫn). Dù sự chuẩn bị chỉ hỗ trợ được 50% trong quá trình phỏng vấn nhưng nhờ đó mà mình cảm thấy đỡ lo lắng. Ngoài ra còn có tài liệu để trả lời cho những câu hỏi mà mình không lường trước… “.

Với tỷ lệ “chọi” khá cao, Hồng Ngọc cho rằng ứng viên trượt học bổng không hẳn vì không giỏi, mà vì mục tiêu chưa phù hợp với tiêu chí. Để hiểu được các tiêu chí này, ngoài đọc kỹ thông tin trên website học bổng, một nguồn thông tin vô cùng bổ ích khác là từ những người đã từng ứng tuyển học bổng thành công. Do đó, một bí kíp không thể bỏ qua đó là phải mở rộng mối quan hệ với những đàn anh, đàn chị.

Chủ động và lựa chọn bạn đồng hành thông minh

Ngoài ra, để có thể chuẩn bị kiến thức cũng như kĩ năng dành học bổng nước ngoài, các bạn học sinh cần chủ động tìm hiểu các nguồn thông tin đáng tin cậy trên các trang website của trường, các diễn đàn, nhóm và hội du học sinh trên các trang mạng xã hội. Không ngừng học hỏi từ các anh chị đi trước, những người có kinh nghiệm du học và đặc biệt là những người đã từng có học bổng. Sau khi đã có sự chuẩn bị về mặt thông tin, các em nên tìm đến một địa chỉ tư vấn du học uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và làm hồ sơ du học để nhanh chóng xin visa và có một lộ trình hoàn thiện nhất!

 

Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

 CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

 Hotline 24/7: 0904 683 036 


Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-t-tuyet-t_du-lich-uc
    Nguyễn T Tuyết T_du lịch Úc
  • le-nam-t_visa-du-lich-uc
    Lê Nam T_visa du lịch Úc
  • mai-nguyen-ta_du-hoc-new-zealand
    Mai Nguyễn TA_du học New Zealand
  • ly-q-p_-du-hoc-new-zealand
    Lý Q.P_ du học New Zealand