Chia sẻ

Lựa chọn học bậc phổ thông tại New Zealand có lợi thế gì?

  • Thứ Năm, 17 Tháng 11 2016 15:43
  • Lượt xem: 2.129

 Như chúng ta đã biết, New Zealand vốn là nơi có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới. Riêng với bậc phổ thông, giáo viên New Zealand được xếp vào Top 4 trên thế giới về sự chuyên nghiệp và tận tình giảng dạy. Nhờ có định hướng đúng đắn của giáo viên, nhiều sinh viên quốc tế theo học tại đây đã tìm ra được đam mê nghề nghiệp đích thực cho mình từ rất sớm.

 Vào những năm cấp 3, rất nhiều học sinh Việt Nam chưa thể tự định hướng được nghề nghiệp cho bản thân mình . Lý do cũng bởi ở lứa tuổi này, các bạn đều chưa có kinh nghiệm, chưa thể tự hình dung về định hướng nghề nghiệp mà cần nhiều đến sự định hướng của gia đình, thầy cô. Các bạn thường lấy bố mẹ hay anh chị trong gia đình để làm hình mẫu lý tưởng của mình trong tương lai mà không biết bản thân thực sự thích gì, khả năng, thiên hướng của bản thân ra làm sao.

I. Từ câu chuyện của Quỳnh Anh 

 Quỳnh Anh (1998) đến với New Zealand từ lúc tròn 13 tuổi. Hiện tại, Quỳnh Anh đang là sinh viên chuyên ngành lập trình của Đại học Waikato sau khi tốt nghiệp trường Hillcrest Highschool với kết quả xuất sắc. Quỳnh Anh đã nhận được nhiều học bổng để hỗ trợ cho quá trình học tập như học bổng Waikato Education International, học bổng Junior Anita Borg của Google. Nhiệt tình tham gia nhiều cuộc thi lập trình từ trung học, làm việc part-time từ khi còn là sinh viên tại công ty cung cấp giải pháp công nghệ toàn cầu Gallagher Engineering, Quỳnh Anh mơ ước được đầu quân cho Google trong tương lai. Thế nhưng ít ai biết rằng trước đây Quỳnh Anh đã từng định hướng theo ngành kế toán vì đơn giản chị của cô bé làm việc trong lĩnh vực kế toán.

 Quỳnh Anh sớm nhận thấy mình có khả năng trong môn Toán, hơn nữa vì chị gái cũng là một kế toán xuất sắc nên cô bé đã định hình cho mình việc theo đuổi ngành học này một cách rất tự nhiên. Bước ngoặt của Quỳnh Anh là vào năm 15 tuổi khi chuyển đến học ở trường Trung học Hillcrest (Hamilton, New Zealand) cho chương trình Lớp 11. Khi bắt đầu vào học, các thầy cô giáo ở Hillcrest thường xuyên trao đổi với học sinh về tiến trình học tập, yêu cầu chất lượng, điểm mạnh yếu của từng em và cho những lời khuyên hợp lý. “Tại đây em được học nhiều môn chuyên sâu, có nhiều lựa chọn hơn để khám phá môn học phù hợp với cá tính”, Quỳnh Anh kể lại, “em rất thích sáng tạo những sản phẩm công nghệ mới, vừa phát huy trí tưởng tượng, vừa suy nghĩ logic”.

II. Định hướng ngành học tận tình và hiệu quả

Khi quyết định chọn học môn Programming Quỳnh Anh đã muộn một năm rưỡi so với bạn bè cùng học môn này, hơn nữa vì đây là một ngành mới mẻ nên năm đầu tiên Quỳnh Anh gặp không ít khó khăn. Người đã đồng hành cùng em để nuôi dưỡng đam mê, phát triển năng khiếu là cô Bakers, giáo viên môn Programming tại trường Hillcrest. “Giáo viên New Zealand đặc biệt quan tâm chăm sóc học sinh quốc tế vì người mới sang hay gặp nhiều khó khăn trong ngôn ngữ và học tập. Cô Bakers luôn nhiệt tình hướng dẫn, sẵn sàng hỗ trợ sau giờ học, nhờ vậy mà sau một năm em đã theo kịp các bạn trong lớp. Điều quan trọng nhất là cô Bakers đã giúp em từ chỗ không biết được mình thích gì đã nhận ra ước mơ thật sự là trở thành một lập trình viên trong tương lai”, Quỳnh Anh nói về người giáo viên đã truyền cảm hứng cho những năm trung học của em và giúp em định hướng nghề nghiệp.

Ngoài sự hỗ trợ của cô Bakers, Quỳnh Anh còn thường xuyên đến Career Office – văn phòng hỗ trợ việc định hướng tương lai nghề nghiệp cho học sinh trong trường. “Các giáo viên luôn sẵn sàng hỗ trợ để giúp học sinh chọn lựa môn học và định hướng ngành cho Đại học phù hợp với khả năng và ý thích”, Quỳnh Anh kể. “Trường cũng thường xuyên mời các trường ĐH đến để tư vấn cho học sinh”.


Quỳnh Anh cùng thầy Hiệu trưởng Hillcrest Highschool, thầy Kelvin Whiting

Quỳnh Anh cùng thầy Hiệu trưởng Hillcrest Highschool, thầy Kelvin Whiting

Nhiều lần được trao học bổng, tốt nghiệp Hillcrest Highschool với thành tích xuất sắc, nay Quỳnh Anh đã trở thành sinh viên chuyên ngành Computer ScienceĐại học Waikato. Không chỉ giúp Quỳnh Anh tìm ra đam mê, cuộc phiêu lưu đến New Zealand còn mang đến cho cô bé những mối quan hệ đáng quý, và quan trọng nhất là khơi nguồn cho tư duy đổi mới, sáng tạo – điều giáo dục New Zealand hướng đến cho mọi học sinh. “Học sinh luôn được khuyến khích suy nghĩ sang tạo, thoát khỏi lối mòn, được tạo điều kiện để tiếp cận nhiều môn học khác nhau nhằm tìm ra ngành nghề phù hợp với mình. Dù học sinh được khuyến khích tự lập, nhưng giáo viên vẫn luôn đóng vai trò hướng dẫn và cập nhật kiến thức mới nhất để trả lời thắc mắc của học sinh, đó là những điều em thích nhất ở giáo dục New Zealand”, Quỳnh Anh chia sẻ.

Sau hai năm tại Hillcrest Highschool, Quỳnh Anh tiếp tục phát triển đam mê với ngành lập trình ở ĐH Waikato
Sau hai năm tại Hillcrest Highschool, Quỳnh Anh tiếp tục phát triển đam mê với ngành lập trình ở ĐH Waikato

 Những năm tháng trung học của Quỳnh Anh còn đáng nhớ nhờ cân bằng giữa học tập và vui chơi, trải nghiệm. Cô bé vui vẻ cho biết, cô là một thành viên của đội tuyển bóng bàn và cricket ở trường Hillcrest cũng như thường xuyên tham gia những hoạt động ngoại khóa cho giới trẻ. “Rời xa gia đình và bạn bè, rời xa mọi điều quen thuộc để đến New Zealand, học cách chia sẻ, giao tiếp bằng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ là những khó khăn chung mà ai cũng gặp phải. Nhưng khi bạn làm được, bạn sẽ nhận được nhiều điều rất tuyệt vời”, Quỳnh Anh kết lại về dành trình du học tại xứ sở Kiwi của mình.

III. Nên hay không nên du học bậc THPT tại New Zealand?

 Từ câu chuyện của Quỳnh Anh, chúng ta nhận thấy rằng không chỉ riêng Quỳnh Anh mà còn rất nhiều bạn học sinh Việt Nam định hướng sai về nghề nghiệp tương lai của mình.Việc định hướng sai sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy vô cùng to lớn:

- Các bạn không có niềm đam mê trong nghành học của mình, dẫn tới học hành kém, không có hứng thú.

- Kết quả kém cùng thiếu đam mê sẽ dẫn tới ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp.

-  Đối với những bạn trong quá trình học đã bắt đầu có định hướng : 

 + Nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến tương lai

 + Nếu bắt đầu lại sẽ rất mất thời gian và tiền bạc

Câu hỏi được đặt ra là "Nên hay không nên du học từ bậc THPT tại New Zealand", mời quý vị phụ huynh và các bạn cùng tìm hiểu thêm tại: >>> Có nên du học bậc THPT tại New Zealand?

Nguồn: Dân trí

 Tổng quan new zealand

 Hệ thống giáo dục ở new zealand

 Các trường đại học, cao đẳng tại new zealand

 Kinh nghiệm du học new zealand

 Giải đáp thắc mắc du học new zealand

 Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

 Xem thêm thông tin Du học Tây Ban Nha TẠI ĐÂY

 Chương trình hỗ trợ phí và quà tặng Du học 2016 từ Megastudy

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY 

Văn Phòng Hà Nội
Tầng 9, tòa nhà Phan Anh, 27 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.39727100
Email: info@megastudy.edu.vn 

Hotline:  0904 683 036 (Ms Phương)

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-t-tuyet-t_du-lich-uc
    Nguyễn T Tuyết T_du lịch Úc
  • le-nam-t_visa-du-lich-uc
    Lê Nam T_visa du lịch Úc
  • mai-nguyen-ta_du-hoc-new-zealand
    Mai Nguyễn TA_du học New Zealand
  • ly-q-p_-du-hoc-new-zealand
    Lý Q.P_ du học New Zealand