Du học Úc

Du học Úc: hình thức nhà ở nào phù hợp cho du học sinh quốc tế?

  • Thứ Ba, 26 Tháng 09 2023 03:30
  • Lượt xem: 3.271

Có rất nhiều lựa chọn về nhà ở cho du học sinh quốc tế tại Úc nhưng thật không dễ để đưa ra quyết định khi bạn không được trực tiếp tới tham quan chỗ ở hay hiểu về văn hóa bản xứ. Trước khi đặt chân đến nước Úc, hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm được những điều sau đây.

Các hình thức thuê nhà cho du học sinh tại Úc

Luôn có một phương án nhà ở thích đáng cho du học sinh quốc tế khi đến Úc. Các cơ sở giáo dục tại đây thường có các dịch vụ hỗ trợ thông tin, lời khuyên hữu ích cho sinh viên Tùy với túi tiền và nhu cầu bản thân, bạn có thể chọn thuê phòng kí túc xá của trường Đại học, chia căn hộ với bạn bè nước ngoài, thuê căn hộ riêng hay chọn ở trong nhà của người bản địa. 

1.     Ở trọ ngay tại trường (Boarding school):

Nhiều trường trung học tư thục có dịch vụ trọn gói cho sinh viên vừa mới “chân ướt chân ráo” tới Úc, chẳng hạn như chuyện ăn uống, ngay cả chuyện giặt sấy cũng được bao gồm trong chi phí. Sinh viên có thể sử dụng các tiện ích học tập và hoạt động Xã hội do nhà trường tổ chức. Bạn có thể chọn ở riêng một mình hay thuê phòng với người khác. Thông thường khoản phí ăn ở này không bao gồm trong tiền học phí và mức phí ở trọ này dao động từ 10.000 đến 20.000 AUD/năm.

 2.     Ở nhà của người bản địa (Homestay):

Việc sống với gia đình bản địa sẽ mang lại cho bạn cơ hội hòa nhập nhanh chóng với văn hóa bản xứ. Bạn có thể chọn ở phòng riêng hoặc chung với giá cả từ 110 đến 270 AUD/tuần. Các bữa ăn thường được bao gồm trong chi phí thuê nhà. Hình thức trọ học này rất phổ biến trong giới học sinh bậc Trung học phổ thông hay những người tham gia các khóa học tiếng Anh ngắn hạn. Hầu hết các trường tại Úc đều có danh sách những gia đình host uy tín, bạn nên tìm tới những ban tư vấn này để xin thông tin.

 3.     Kí túc xá Đại học (University accommodation):

Giá cả và các loại phòng thuê giữa các trường Đại học, Cao đẳng thường có sự chênh lệch, vì vậy bạn cần liên hệ trường sớm để có thông tin chi tiết. Trung bình, việc thuê phòng ở khu học xá Đại học sẽ tốn của bạn khoảng 80-250 AUD/tuần.

4.     Nhà riêng cho sinh viên (Residential colleges):

Hình thức này thường rất đắt vì nó được đi kèm với các tiện ích ngoài nhà ở như bữa ăn, dịch vụ giặt ủi hay các hỗ trợ cho học tập và đời sống Xã hội.

 5.     Nhà ở (halls of residence):

Hình thức này cũng hỗ trợ nhà ở nhưng với ít tiện ích và dịch vụ đi kèm hơn là nhà riêng cho sinh viên. Chi phí vì vậy cũng ít hơn.

 6.     Căn hộ trong khu ký túc:

Nhiều trường Đại học cho thuê căn hộ gần hoặc ngay trên khu học xá nhằm đảm bảo anh ninh cho sinh viên (mà không khiến họ có cảm giác bị bó buộc vì họ vẫn hoàn toàn được tự chủ về chuyện giờ giấc, đi lại của bản thân). Hình thức này được nhiều sinh viên năm cuối lựa chọn.

 7.     Nhà ký túc (nhà tập thể):

Chọn hostel hay guesthouse, bạn thường phải dùng chung phòng bếp và phòng tắm với những người trọ khác và sẽ có người nấu ăn cho bạn. Hình thức này rẻ hơn các phương án thuê nhà của trường Đại học vì giá chỉ khoảng 80 đến 135 AUD/tuần.

 8.     Thuê nhà riêng (private rental):

Nhiều sinh viên chọn thuê nhà riêng và ở chung với các sinh viên, bạn bè của họ. Những nhà riêng này ít khi có đầy đủ đồ đạc nên bạn phải chuẩn bị một khoản cho việc sắm đồ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được yêu cầu đóng tiền thuê nhà và một khoản tiền “cọc” trước.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thông tin trên bảng thông báo của trường, các trang web cho thuê nhà và trên các phương tiện truyền thông đại chúng – báo đài. Trung bình, chi phí thuê nhà riêng rơi vào khoảng 100 đến 400 AUD/tuần còn chi phí chia nhà thì rẻ hơn, chỉ 70 đến 250 AUD/tuần.

Quan trọng nhất, bạn không thể biết trước người bạn chia nhà chung là người như thế nào nên bạn phải thận trọng trong khâu chọn nhà. Ngoài ra, việc ở riêng cũng kéo theo các trách nhiệm của người thuê nhà (nếu có) như ký hợp đồng điện nước, Internet. Để an toàn, bạn nên nghĩ đến chuyện mua bảo hiểm nhà ở hay ít nhất là bảo hiểm cho phòng riêng và đồ đạc cá nhân của mình.

Thêm vào đó, bạn cũng cần liên hệ với hội sinh viên Việt Nam tại Úc hay các nhóm, hội trên Facebook và mạng Xã hội để hỏi thăm tình hình nhà ở của thành phố bạn sắp theo học.

Những vấn đề nên cân nhắc khi lựa chọn hình thức thuê nhà riêng                                 

1.     Chi phí

Chi phí cho thuê của bạn sẽ thay đổi tùy theo loại hình nhà ở, địa điểm (tùy vào thành phố, tiểu bang, thậm chí là cả đường phố) và cả những tiện nghi kèm theo. Có nơi cho thuê với giá đã gồm cả điện, nước, Internet, chi phí cống/rác và những đồ đạc sẵn có trong nhà, nhưng có nơi chỉ giao cho bạn mỗi một căn nhà trống! Giữa một căn hộ một phòng ngủ không có tiện nghi với giá 400 đô la Úc và một căn hộ tương đương 525 đô la Úc đã gồm điện, internet, và nước / cống / rác cũng đã có sự khác biệt rất lớn.

Cho nên, trước khi ký hợp đồng, bạn cần dám chắc rằng đây là một mức cho thuê hợp lý với điều kiện tài chính cá nhân để giảm thiểu chi phí xuống mức thấp nhất. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể “trụ” được tại đây trong một thời gian nhất định. Một số trang web cho thuê nhà cũng đưa lời khuyên về thỏa thuận giữ nhà vào kỳ nghỉ. Hãy thử hỏi xem họ có đồng ý giảm giá (có chủ nhà tốt bụng đã giảm đến ½ tiền thuê nhà cho kỳ nghỉ hè) khi bạn đi du lịch dài ngày không.

2.     Địa điểm

Chỗ trọ cách trường học bao nhiêu cây số? Nếu nó xa đến mức không thể đi bộ hay đạp xe, bạn sẽ phải cộng thêm các khoản chi hàng tháng và mất nhiều thời gian cho vấn đề đi lại. Lưu ý là nếu thuê nhà ở nơi quá xa thì bạn càng gặp trở ngại trong chuyện làm thêm. Kinh nghiệm là thuê nhà càng gần trường học và khu trung tâm, cũng như các địa điểm như trạm xe bus, cửa hàng bách hóa, chợ, phòng khám bác sĩ… thì càng có lợi.

 3.     Đồ đạc

Đối với sinh viên quốc tế thì đây là điều cần cân nhắc kỹ. Bạn phải biết mình đang muốn một chỗ thuê có đồ đạc hay là không. Tuy giá thuê những căn trống thường rẻ hơn, nhưng liệu bạn đã nghĩ đến khoản chi dành cho những món đồ mình phải mua để “đắp” vào chưa? Liệu những khoản này có xứng đáng không, khi mà bạn chỉ học ở đây có một năm, và sau khi rời đi thì bạn định sẽ “xử lý” chúng thế nào. Bạn cũng cần lường trước trường hợp hỏng hóc đồ đạc. Có những chủ nhà tốt bụng chịu lãnh trách nhiệm sửa sang đồ đạc hay chi trả cho vấn đề sữa chữa (máy móc, thiết bị, điện, nước…) nhưng cũng có người “bỏ lơ” vấn đề này. Cách tốt nhất là ghi rõ trách nhiệm của hai bên khi có hỏng hóc đồ dùng để dễ bề phân xử.

4.     Những người bạn chia nhà chung

Một vấn đề chung mà không hiếm du học sinh tại Úc gặp phải đó là việc bị sống trong một căn hộ/căn nhà nhồi nhét. Lí do là vì họ đã không hỏi rõ chủ nhà khi ký hợp đồng về số người mà họ sẽ sống cùng. Thậm chí, có người đã vào ở rồi mới biết mình không chỉ chia nhà mà còn phải chia phòng ngủ với một người khác và chia tiện ích (bếp, toilettes, phòng tắm, máy giặt, tủ lạnh) với… gần chục người khác! Quan trọng là không dễ gì khi phải sống chung với những người bạn mà bạn không hề quen biết trước nên có thể sẽ xảy ra những chung động do khác biệt văn hóa.

5. Vấn đề an ninh

 Vì bạn sẽ phải đi học, đi làm thêm liên tục và có thể phải trở về nhà muộn nên cũng cần thận trọng với khâu an ninh. Trước khi dọn vào, hãy lên mạng tìm kiếm thông tin trị an của khu vực đó, liên hệ bạn bè Úc hay nhà trường để có được lời khuyên của dân bản xứ và hay nhất là lân la hỏi thăm những ai sống trong khu vực này. Vấn đề an ninh còn liên quan đến các yếu tố an toàn tư trang (nhà có khóa riêng cho từng thành viên không, hệ thống cửa có chắc chắn không) hay vấn đề phòng cháy chữa cháy (có lối thoát hiểm không, có hệ thống điện an toàn không).

6.     Hợp đồng

Lời khuyên đọc kỹ hợp đồng trước khi ký là không hề thừa. Trước hết, hãy rà lại các thông tin quan trọng như họ tên chủ nhà, thời hạn thuê nhà, thời gian đóng tiền nhà mỗi tháng, số tiền, những khoản bao gồm và không bao gồm trong tiền thuê nhà cũng như khoản tiền đặt cọc và người bảo đảm (trong trường hợp bạn không thể trả tiền nhà đúng hạn). Bản hợp đồng thuê nhà càng chi tiết bao nhiêu, càng thuận tiện hơn cho bạn khi rời đi. Hãy viết ra giấy bất kì điều gì mà bạn nghĩ ra được để tiện “nói có sách mách có chứng”, gồm cả những điều khoản như bạn có được nuôi thú cưng không, chủ nhà có cần bạn mua bảo hiểm nhà ở không, hoặc là những dụng cụ cụ thể nào là thuộc về chủ nhà (bao nhiêu chén, bao nhiêu ghế…)

Có thể bạn cho là hoang đường, nhưng thực tế đã có những du học sinh đồng ý thuê nhà bằng hợp đồng miệng. Đây thật sự là một cách làm dại dột cho chính bạn sau này nên tốt nhất là hãy né xa!

Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

Hotline: 0904 683 036 

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • ha-huy-k_du-hoc-uc
    Hà Huy K_du học Úc
  • pham-a-i_visa-du-lich-anh
    Phạm A.I_visa du lịch Anh
  • nguyen-ngoc-h-l_visa-du-lich-anh
    Nguyễn Ngọc H.L_visa du lịch Anh
  • nguyen-h-n_visa-du-lich-anh
    Nguyễn H.N_visa du lịch Anh