1. Những khó khăn ban đầu khi lựa chọn ở homestay
Dù homestay là cơ hội tuyệt vời để tiếp cận với văn hóa bản địa và thích nghi trong môi trường thực tế, nhưng giai đoạn đầu chắc chắn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Rất nhiều du học sinh đã từng trải qua những cảm giác lạc lõng, bối rối và áp lực khi mới chuyển đến sống cùng một gia đình hoàn toàn xa lạ. Dưới đây là một số khó khăn phổ biến:
- Rào cản ngôn ngữ và giọng địa phương: Ngay cả khi đã có nền tảng Tiếng Anh tốt, nhiều bạn vẫn gặp khó khăn khi hiểu người bản xứ nói chuyện hàng ngày. Đặc biệt là giọng Kiwi - đặc trưng của người New Zealand, với tốc độ nói nhanh và cách phát âm hơi khác so với Anh - Mỹ truyền thống.
- Khác biệt trong văn hóa và lối sống: Từ những điều nhỏ như cách dùng dao nĩa, phong cách ăn uống, giờ giấc sinh hoạt, đến những khác biệt lớn hơn như quan niệm về sự riêng tư, sự thẳng thắn trong giao tiếp, tất cả đôi khi có thể khiến du học sinh cảm thấy trái ngược hoàn toàn với những gì mình từng quen thuộc.
- Khó kết nối: Không phải gia đinh host nào cũng có sự gắn bó thân thiết với du học sinh. Có những nơi host rất bận rộn, ít giao tiếp, hoặc chỉ làm đúng trách nhiệm cung cấp chỗ ở và bữa ăn, điều này làm du học sinh cảm thấy lạc lõng, khó kết nối.
- Khác biệt trong quan điểm giáo dục và ứng xử: Những bất đồng trong quan điểm đôi khi sẽ trở thành những mâu thuẫn nếu không được trao đổi rõ ràng từ đầu.
2. Những lợi ích lâu dài khi ở homestay
- Môi trường lý tưởng để cải thiện tiếng Anh hàng ngày: Ở cùng người bản xứ giúp du học sinh tiếp xúc với tiếng Anh thật - không chỉ trong môi trường học thuật mà còn trong các tình huống đời sống hàng ngày. Đây là cách tuyệt vời để cải thiện kỹ năng nghe, nói, học thêm từ vựng thực tế và dần quen với giọng Kiwi
- Có người hỗ trợ, hướng dẫn trong thời gian đầu: Đối với những bạn lần đầu sống xa nhà, gia đình host sẽ giúp bạn dần thích nghi, hòa nhập với cuộc sống nơi đây.
- Hiểu rõ hơn về văn hóa và lối sống địa phương: Homestay mở ra cơ hội để trải nghiệm văn hóa New Zealand như cách tổ chức các ngày lễ (Giáng sinh, Easter,...), thói quen sinh hoạt hàng ngày, cách ứng xử trong giao tiếp, và những giá trị quan trọng của người dân nơi đây.
- Học kỹ năng sống và tính tự lập: Dù được hỗ trợ nhưng bạn vẫn cần biết cách giữ gìn vệ sinh, đúng giờ ăn uống, sắp xếp đồ đạc, tự quản lý thời gian… Điều này giúp bạn trưởng thành và quen dần với lối sống độc lập
3. Lời khuyên để hòa nhập tốt khi ở homestay
- Chủ động giao tiếp và hòa nhập để có trải nghiệm tốt: Hãy chủ động bắt chuyện, hỏi thăm và tham gia vào các hoạt động chung nhằm kết nối, xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người.
- Tôn trọng quy tắc và thói quen của gia đình: Mỗi nhà host sẽ có những quy định riêng như giờ giấc sinh hoạt, việc dọn dẹp, cách sử dụng nhà tắm hay bếp. Tôn trọng những điều này không chỉ giúp bạn được yêu mến mà còn giúp tạo được sự thoải mái cho cả hai bên.
- Giao tiếp khi có điều không thoải mái: Nếu có điều gì khiến bạn chưa thoải mái, hãy tìm cách nói chuyện một cách lịch sự và chân thành.
- Tìm hiểu trước khi chọn homestay: Nên trao đổi kỹ với trường hoặc tổ chức sắp xếp homestay để chọn gia đình phù hợp với tính cách và nhu cầu của mình. Một môi trường phù hợp sẽ giúp bạn dễ hòa nhập hơn rất nhiều.
Ở homestay tại New Zealand là một trải nghiệm quý giá giúp du học sinh trưởng thành hơn, mở rộng thế giới quan và rèn luyện khả năng thích nghi. Dù đôi lúc có thể khó khăn, nhưng nếu bạn đủ cởi mở và kiên nhẫn thì sẽ rất dễ hòa nhập với cuộc sống nơi đây.
Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn hình thức lưu trú nào khi du học, hoặc cần hỗ trợ cho việc du học tại New Zealand, đừng ngần ngại liên hệ với MegaStudy để được tư vấn và định hướng chi tiết.
>>Các hình thức nhà ở cho du học sinh tại New Zealand
>> Du học New Zealand: Những thuận lợi và khó khăn khi ở homestay (gia đình bản xứ)
>>Du học New Zealand có dễ xin việc và định cư như lời đồn?
Xem thêm thông tin Du học New Zealand TẠI ĐÂY
CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY
Hotline: 0904 683 036