Du học New Zealand

catFlag
 

New Zealand được biết đến nhiều vì vị trí biệt lập về mặt địa lý của quốc gia này: lãnh thổ của New Zealand nằm cách phía Tây Nam nước Úc khoảng 2.000 kilomet (1.200 dặm) băng qua biển Tasman. Các quốc gia gần New Zealand nhất là Nouvelle Calédonie về phía bắc tây-bắc, Fiji vè phía bắc và Tonga về phía bắc đông-bắc. Trong khoảng thời gian biệt lập lâu dài, tại New Zealand đã phát triển một hệ động thực vật đặc thù riêng chiếm ưu thế bởi các loài chim. Nhiều loài này đã tuyệt chủng kể từ khi con người di cư đến nơi này và mang theo các loài hữu nhũ xâm lấn.

New Zealand cũng là một điểm đến tuyệt vời cho những sinh viên có ý định du học với những trường đại học nổi tiếng và hệ thống giáo dục tốt.

  • Tên quốc gia: New Zealand
  • Thủ đô: Wellington
  • Diện tích: 268.680 km²
  • Dân số: 4.143.279 (2006)
  • Tiền tệ: Dollar New Zealand (NZD)
  • Múi giờ: NZST (UTC+12) - Mùa hè: NZDT (UTC+13)
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Maori, ngôn ngữ ký hiệu New Zealand.

Vị trí địa lý, khí hậu

Là quốc gia ở châu Đại Dương; gồm một quần đảo trải dài 1.550 km, cách Úc 2.000 km về hướng Đông Nam. Lãnh thổ gồm hai đảo chính tách rời nhau bởi eo biển Cook, đảo Bắc là đảo núi lửa (Ruhapehu, 2.797 m; Egomont, 2.518 m), 75% dân cư tập trung ở vùng đồng bằng ven biển; đảo Nam phần lớn là núi và cao nguyên (đỉnh Cook, 3.764 m; dãy Kaikura ở phía Đông Bắc; ngọn núi Eyre ở phía Tây Nam).

  • Mùa thu: Tháng 3 - 5.
  • Mùa hè: Tháng 12 - 2.
  • Mùa xuân: Tháng 9 - 11.
  • Mùa đông: Tháng 6 - 8 - Vào thời điểm này môn thể thao được ưa chuộng nhất là trượt tuyết và leo núi.

Các mùa ở đây ngược với các mùa ở Bắc bán cầu. Tháng nóng nhất là tháng giêng, nhiệt độ trung bình cao nhất là 26oC ở cực Bắc và19oC ở cực Nam. Tháng 7 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình ban ngày thay đổi từ 10oC đến 15oC.

Các thành phố lớn

Wellington - thủ đô của New Zealand, là vùng đô thị lớn thứ 2 và là thủ đô đông dân nhất châu Đại Dương. Thành phố nằm trong khu vực Wellington tại mỏm phía Nam của Đảo Bắc (New Zealand), gần trung tâm địa lý của quốc gia này. Giống nhiều thành phố khác, vùng đô thị của Wellington trải rộng ra khỏi biên giới hành chính của mình. Vùng đô thị Đại Wellington hoặc Vùng Wellington bao gồm các thành phố và Bờ biển Kapiti, dọc theo Dãy Rimutaka đến Wairarapa. Thành phố có diện tích: 28.990 hecta, dân số: 445.400 (2002). Wellington có những trường đại học nổi tiếng, cùng với Auckland và Dunedin, Wellington là điểm đến tuyệt vời cho những sinh viên có ý định đi du học.

Auckland - là một thẩm quyền lãnh thổ nằm trên eo đất Auckland và các đảo của vịnh Hauraki. Vùng đô thị Auckland bao gồm các vùng đô thị của thành phố này và các thành phố lân cận, đó là North Shore, Waitakere và Manukau, cùng với các phần của Papakura, Rodney, Franklin District gần đó. Thành phố Auckland là thành phố lớn nhất ở New Zealand, với dân số ước tính sơ bộ khoảng 425.400 vào 20 tháng 6 năm 2005. Thành phố nằm ở Khu vực Auckland. Hội đồng khu vực Auckland cũng nằm ở Thành phố Auckland. Auckland cũng rất nổi tiếng với các trường đại học có chất lượng hàng đầu thế giới.

Dunedin - Thành phố của sinh viên. Dunedin là thành phố lớn thứ hai ở Đảo Nam của New Zealand, và là thành phố chính của vùng Otago. Thành phố có dân số 123.700 (ước tính tại thời điểm tháng 6 năm 2009), là khu vực đô thị lớn thứ bảy ở New Zealand, và là thành phố lớn nhất theo diện tích đất lãnh thổ (mặc dù nó sẽ bị Auckland soán ngôi theo tiêu chí này khi Hội đồng Auckland được lập trong tháng 11 năm 2010). Khu vực đô thị Dunedin nằm trên bờ biển miền đông trung bộ của vùng Otago, xung quanh bến cảng Otago. Bến cảng và các ngọn đồi xung quanh Dunedin là những tàn tích của một núi lửa đã ngừng phun. Các khu vực nội thành mở rộng ra thành các thung lũng và đồi xung quanh, vào eo đất của bán đảo Otago, và dọc theo bờ biển của Harbour Otago và Thái Bình Dương.

Kinh tế

New Zealand có cơ sở kinh tế nông-công nghiệp phát triển, trong đó chăn nuôi giữ vai trò quan trọng; cơ cấu kinh tế: nông nghiệp (4,4%), công nghiệp (26%), dịch vụ (69,6%); 3/4 sản phẩm nông nghiệp hàng năm dùng để xuất khẩu. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 28,000 [[USD] (2008-PPP). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 2%. Riêng năm 2008 GDP tăng 0,1% do bị tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Quý 2 năm 2009 là (-2,1%). Nền kinh tế New Zealand chủ yếu dựa vào thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá. New Zealand buôn bán với hầu hết các nước trên thế giới, trong đó các bạn hàng lớn nhất là Úc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm sữa, thịt gia súc, gỗ, cá, thiết bị máy móc, rau và hoa quả. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phương tiện giao thông, máy móc, nhiên liệu, chất dẻo, thiết bị y tế...

Đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào New Zealand chủ yếu đến từ Úc, Nhật Bản, Singapore, Anh, Mỹ, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng và du lịch.

New Zealand được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng cao về khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, kinh tế New Zealand hiện cũng chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên 4,6% (cao nhất từ năm 2003) và giá nhà đất giảm xuống mức kỷ lục (10-15%).

Văn hóa, ẩm thực, tôn giáo

Nền văn hóa của New Zealand rất phong phú và đa dạng do sự hòa trộn của văn hóa Polynesia và văn hóa châu Âu. Những ảnh hưởng của các nền văn hóa Maori, đảo Pacific, Âu châu và Á châu đã làm cho New Zealand trở thành một mảnh đất nhiều màu sắc và đầy sức sống với nhiều phong tục tập quán và các món ăn để thưởng thức.

New Zealand nổi tiếng thế giới với những thứ như bóng bầu dục, nhảy bungy, trái kiwi, cừu và các thắng cảnh. Biểu tượng của quốc gia này là chim kiwi, cũng là một từ dùng để chỉ người New Zealand. Người New Zealand thích bóng bầu dục, du thuyền, khung cảnh ngoài trời, cà phê và nghệ thuật. Với một đất nước nhỏ, nhưng người New Zealand lại có một tư thế lớn: Các Kiwi tin rằng họ có thể làm được mọi thứ và thích thử thách để chứng tỏ họ. Cái tư thế 'có thể làm' đó đã giúp họ xuất sắc trong nhiều lĩnh vực - trong đó có cả thành tích chiến thắng trong môn du thuyền gần đây với cúp châu Mỹ. New Zealand cũng có những nhân vật nổi tiếng như Edmund Hillary và Ernest Rutherford.

Các món ăn của New Zealand là sự pha trộn giữa các món Âu, Á và Polynesia. Những ảnh hướng tổng hợp này đã tạo thành những nét quyến rũ về hương vị trong các món ăn của đất nước này. Những món ăn có phong cách riêng của New Zealand bao gồm các món cừu, thịt heo, thịt rừng, cá hồi, tôm, hàu, bào ngư, trai, sò, khoai lang, trái kiwi, và bánh xốp phủ kem - một loại thức ăn tráng miệng của New Zealand.

Tôn giáo ở New Zealand: Anh Quốc giáo (24%), Giáo hội Scotland (18%), Thiên Chúa giáo La Mã (15%), Hội Giám lý (5%), Đạo Tin lành (3%).

Thể thao, du lịch

Abel Tasman

Nằm tại khu vực nhiều nắng nhất New Zealand ở phía trên cùng Đảo Nam, Vườn Quốc gia Abel Tasman là một nơi lý tưởng kết hợp cả các hoạt động và nghỉ ngơi thư giãn. Tham gia chuyến đi bộ dọc bờ biển tuyệt đẹp trong các chuyến du ngoạn có tên gọi chính thức là ‘Các chuyến du ngoạn tuyệt vời’ của New Zealand.

Kaikoura

Ngôi làng tuyệt đẹp Kaikoura nằm giữa Dãy núi Seaward Kaikoura và Biển Thái Bình Dương và các đỉnh núi phủ trắng tuyết vào mùa đông khiến cảnh núi non nơi đây càng hùng vĩ hơn bao giờ hết.Kaikoura cũng nổi tiếng với các loài động vật có vú đại dương – cá voi, hải cẩu lông và cá heo bơi lội ngoài biển và bạn có thể ngắm cận cảnh những con vật thân thiện này bằng cách tham gia vào một trong các chuyến đi thuyền kayak ngắm cá voi hoặc hải cẩu, có một vài chuyến đi như vậy trong ngày. Kaikoura cũng là một nơi có các mónvới tôm tuyệt ngon. Đây là nơi tốt nhất để bạn ăn tôm trên một trong các con tàu nhỏ trên biển và nếu may mắn, bạn sẽ được giải trí với cảnh những con hải cẩu lông đang chơi đùa trên bãi đá.

Wellington

Wellington là thủ phủ nghệ thuật và văn hóa của New Zealand. Nhiều tòa nhà di sản, bảo tàng, phòng tranh nghệ thuật, khu mua sắm và các quán cà phê thú vị sẽ khiến bạn bận rộn cả ngày, trong khi các khu ăn uống tuyệt vời, các quán bar sôi động và khung cảnh nhạc sống sôi động sẽ khiến bạn phải thức cả đêm. Wellington là nơi tổ chức sự kiện văn hóa lớn nhất nước, Lễ hội Nghệ thuật Quốc tế New Zealand, với sự biểu diễn các vở hài kịch, tài năng âm nhạc và nghệ thuật hay nhất New Zealand. Thành phố cũng vô cùng tuyệt đẹp. Thành phố nằm giữa một hải cảng kỳ diệu và các ngọn đồi với cây rừng xanh mát và vô số khu bảo tồn động vật hoang dã, các hòn đảo, các ngôi làng ven biển, các bãi tắm và công viên khiến nơi đây trở thành thiên đường của các hoạt động vui chơi ngoài trời.

Marlborough

Khu vực sản xuất rượu vang nổi tiếng nhất New Zealand là quê hương của một số loại nho Sauvignon Blancs ngon nhất thế giới. Hãy đạp xe trong vườn nho và khám phá những vườn nho nổi tiếng nhất thế giới. Picton gần đó là một nơi tuyệt vời để khám phá các vườn nho hoặc ngắm nhìn vùng Marlborough Sounds xinh đẹp bằng thuyền kayak trên biển hoặc trong một trong những chuyến đi bộ dọc theo bờ biển tuyệt đẹp.

Vịnh Các hòn đảo

Các bãi biển dài như vô tận, các vùng biển ấm áp trong như pha lê, và hơn 144 hòn đảo tạo nên Vịnh Các hòn đảo xứng đáng với tên gọi ấy. Bạn có thể hoàn toàn thư giãn ở đây, bơi lội, tắm biển và nếu bạn thích, bạn có thể đi câu cá hoặc lặn có bình oxy. Thành phố Waitangi có ý nghĩa lịch sử quan trọng, vì ở đây đã ký hiệp định trao cho người Maori quyền của thần dân UK.

Hệ thống giáo dục

New Zealand có một nền giáo dục chất lượng cao, hệ thống giáo dục tiên tiến với trang thiết bị hiện đại. Học sinh quốc tế tại New Zealand được hỗ trợ tốt, và có nhiều cơ hội học tập. Các khóa học đa dạng được giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề, viện kỹ thuật...

Giáo dục Mẫu giáo

Nhiều cha mẹ học sinh muốn cho con mình chơi và học với các trẻ em khác trongc ộng đồng của mình trước khi bắt đầu tiểu học. Các lựa chọn về giáo dụcmẫu giáo tùy thuộc vào nhu cầu của cha mẹ và đứa trẻ. Nhà trẻ thườngphục vụ các em 2 hoặc 4 tuổi.

Trường tiểu học

Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc đối với trẻ lên 6 tuổi. Nhưng hầu hết các trẻ em New Zealand bắt đầu học tiểu học từ 5 tuổi. Trẻ em học 2 nămtrong các lớp ấu nhi (hay trường ấu nhi). Sau đó các em tiến lên từ mức 1 đến mức 4 và, trong một vài trường, lớp 1 và lớp 2. Một số học sinh sẽ được học một trường chuyển tiếp riêng sau khi hết mức 4 tại trường tiểu học. Chương trình học gồm tiếng Anh (kể cả tập viết, học nói vàviết, tập đọc và đánh vần), nghệ thuật, y tế, toán, nhạc, rèn luyệnthân thể, khoa học và các môn học xã hội. Có 38 trường Kura KaupapaMaori được nhà nước tài trợ, dùng phương pháp dạy tất cả các môn bằngtiếng Maori.

Các trường chuyển tiếp

Trong một số vùng trẻ em tuổi từ 11 đến 13 học một trường chuyển tiếp trong 2 năm, lớp 1 và lớp 2, nối liền giáo dục tiểu học với giáo dục trung học. Nếu không có trường chuyển tiếp trong vùng thì việc giáo dục được tiếp tục ở lớp 1 và lớp 2 tại trường tiểu học.

Trường trung học

Khoảng 13 tuổi trẻ em vào một trong 350 trường trung học, thường gọi làcollege hay là High School. Một số nhỏ các trường công lập có nội trú. Có 2 kỳ thi quốc gia cho các học sinh trung học tư và công: Phần lớncác học sinh đều dự thi school certificate sau 3 năm trung học. Mỗi họcs inh có thể dự thi tối đa 6 môn, và nhận được hạng điểm cho từng môn. Vào năm thứ năm trung học, tức lớp 7, các học sinh thi UniversityBursaries và Entrance Scholarship Examination có thể được thêm các họcbổng để học tại đại học. ở lớp 9 và 10, học sinh học các môn căn bảnnhư Anh ngữ, Xã hội học, khoa học thường thức, Toán, âm nhạc, nghệthuật, thủ công và thể dục. Lên lớp 11, học sinh bắt đầu học phân bannhưng Toán, tiếng Anh và khoa học vẫn là các môn chính. Các môn khác bao gồm nghệ thuật, thương mại, công nghệ và ngôn ngữ. Học sinh sẽ chọnra các môn để thi lấy chứng chỉ trường học từ các môn học như : Kếtoán, nông nghiệp, nghệ thuật, sinh học, sinh vật, hoá học, quần áo vàvải dệt, kinh tế, tiếng Anh, tiếng Pháp, địa lý, tiếng Đức, đồ hoạ,lịch sử, kinh tế gia đình, nghề làm vườn, sinh học về người, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Latinh, toán, âm nhạc, khoa học tự nhiên,vật lý, khoa học, đánh máy và công nghệ trong phân xưởng.Kết quả trongcác kỳ thi chứng chỉ trường học được dùng như điều kiện vào học lớp 12.Lưu ý là các trường có thể đưa ra sự kết hợp về các môn học khác nhau.ở lớp 12, học sinh có thể học chuyên sâu vào 6 môn học trở lên, thườngbao gồm tiếng Anh, toán, các môn học về nghệ thuật, các môn khoa học vàkinh tế học. Kết quả từ chứng chỉ lớp 12 được dùng để chọn lựa các mônhọc lớp 13. Lớp 13 là lớp cuối cùng của bậc giáo dục phổ thông trunghọc, đây được coi như khoá dự bị đại học. ở lớp 13, học sinh học cácmôn học liên quan đến khoá học dự định tại trường đại học hay các việnđào tạo bậc đại học. Không có môn học bắt buộc và học sinh có quyền lựachọn từ danh sách đa dạng các môn học. Nếu học sinh hoàn tất chươngtrình lớp 12 và 13 của New Zealand thì không cần phải có điều kiệntiếng Anh để vào học đại học nữa.

Trường học từ xa

Trườnghọc lớn nhất tại New Zealand, trường học từ xa, cung cấp giáo dục từ mẫu giáo trở lên cho các học sinh ở xa. Học sinh ghi tên vì họ ở các vùnghay cơ sở hẻo lánh, hoặc không đến trường được vì các lý do sức khỏe hay khác nữa.Trẻ em New Zealand sống ở nước ngoài hoặc đi xa có thể theo kịp các trẻ em cùng lứa tuổi và cập nhật với việc học tập khi trở về nước. Các bài học hàng ngày dưới dạng in, băng phát thanh theo chương trình học của New Zealand, và các thầy cô viếng thăm gia đình một cách đều đặn nếu có thể được.

Trường tư

Trường tư thường dành riêng cho một giới tính, và thường có sự liên kết vớitôn giáo. Các trường này thường theo cùng các tiêu chuẩn như các trườngcông về cơ sở, nhân viên, thiết bị và chương trình học. Có một số học bổng nhưng phần lớn các học sinh trả học phí cho việc học tập của mình.

Nhu cầu giáo dục đặc biệt

Các học sinh có các khó khăn đặc biệt về phát triển và về giáo dục, thí dụtrí tuệ bất lực hay tàn tật thân thể, học các lớp trong các trường thường, các trường đặc biệt, hay các lớp giáo dục đặc biệt trong cáctrường bình thường.

Đại học

Ở New Zealand có 7 trường đại học : Auckland, Canterbury, Lincoln, Massey,Otago, Victoria, Waikato. Tất cả đều dạy các môn văn chương, Khoa họcvà thương mại, nông nghiệp, kiến trúc, nha khoa, kỹ thuật, mỹ thuật, kỹnghệ thực phẩm, kỹ thuật trồng cây, y, thể thao, thú y, luật, kế toán. Tất cả các trường đại học ở New Zealand đều cung cấp chương trình đạihọc 3 năm, thạc sĩ 2 năm full-time, và học vị tiến sĩ thông thường tốithiểu 3 năm. Ngoài ra có rất nhiều chương trình lấy bằng diploma củađại học và sau đại học và chương trình cử nhân danh dự với thời gian học thông thường là thêm một năm sau khi hoàn thành chương trình cửnhân

Trường bách nghệ

Có 25 trường bách nghệ tại New Zealand cung cấp giáo dục cho một loạt các khóa học nghề và lý thuyết về một số các môn học ở các mức độ chuyênmôn khác nhau.Có 18 trường bách nghệ ở đảo Bắc và 7 trường ở đảo Nam. 75% học sinh học tại các trường bách nghệ học bán thời gian và đilàm thêm. Có trên 700 khóa học từ các môn cho bằng cử nhân kinh doanhđến các môn để lấy giấy phép lái máy bay dân dụng cho các phi công. Cáchọc sinh học qua các tài liệu in sẵn, các băng ghi âm và video, học tậpqua điện thoại, các buổi hội thảo chuyên đề trực diện, hệ thống liên kết máy điện toán, các khóa huấn luyện được soạn thảo sẵn, nhóm học tậpvà các khóa học chia thành từng giai đoạn.

Đào tạo giáo viên

Các khóa đào tạo giáo viên mẫu giáo, tiểu học và trung học được cung cấp tại 5 trường đại học sư phạm và trường sư phạm đại học Waikato. Các đạihọc sư phạm có các khóa học để lấy học vị được tổ chức liên kết vớitrường đại học gần nhất.

+

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • t-p_visa-han-quoc
    T.P_visa Hàn Quốc
  • nguyen-v-h_visa-trung-quoc
    Nguyễn V.H_visa Trung Quốc
  • hoang-h_visa-trung-quoc
    Hoàng H_visa Trung quốc
  • duong-k-t_visa-trung-quoc
    Dương K.T_visa Trung Quốc