Du học Pháp

Tổng quan du học Pháp

  • Thứ Năm, 15 Tháng 08 2024 09:41
  • Lượt xem: 14.588

Pháp được biết đến là nền giáo dục TOP 5 toàn cầu với hàng loạt chương trình đào tạo chất lượng và tiềm năng với rất nhiều cơ sở đào tạo phân bố rộng khắp trên lãnh thổ. Pháp dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các bạn sinh viên trên khắp thế giới, hãy cùng Megastudy tìm hiểu về đất nước được coi là cái nôi của nền văn hóa Châu Âu nhé!

I. PHÁP - CÁI NÔI CỦA NỀN VĂN HÓA CHÂU ÂU

1. Thông tin cần biết

- Tên quốc gia: Cộng hòa Pháp 

- Thủ đô: Paris 

- Diện tích: 643.801km²

- Dân số: 65,5 triệu người (năm 2022)

- Tiền tệ: Euro (EUR) và Franc CFP (XPF)

- Múi giờ: GMT (UTC+1); Mùa hè (DST): UTC+2

- Ngôn ngữ: Tiếng Pháp 

Tháp Effel, Paris

Pháp là cường quốc kinh tế lớn thứ 4 và là nước xuất khẩu dịch vụ lớn thứ 2 trên thế giới. Nền giáo dục đại học Pháp đào tạo nên những nhân tố xây dựng Pháp thành một quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học, quản lý và văn hóa.

Ngày nay, có khoảng 220.000 sinh viên quốc tế (chiếm 10 % tổng số sinh viên tại Pháp) trong đó có 2.500 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Pháp.

2. Văn hóa

Pháp và Italia từng là những trung tâm phát triển văn hoá phương Tây trong nhiều thế kỷ. Nhiều nghệ sĩ Pháp nằm vào hàng có danh tiếng nhất trong thời kỳ của họ, và Pháp vẫn được thế giới công nhận về truyền thống văn hóa phong phú. Các chế độ chính trị kế tiếp nhau đã luôn thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật, và việc lập Bộ Văn hoá vào năm 1959 giúp bảo tồn di sản văn hoá của quốc gia, và khiến chúng có giá trị đối với công chúng. Bộ Văn hoá luôn hoạt động tích cực, có trợ cấp cho các nghệ sĩ, xúc tiến văn hoá Pháp trên thế giới, hỗ trợ các lễ hội và sự kiện văn hoá, bảo vệ các công trình kỷ niệm lịch sử. Chính phủ Pháp cũng thành công trong duy trì ngoại lệ văn hoá (trong đàm phán các hiệp định) nhằm bảo vệ các sản phẩm nghe nhìn trong nước.

Thành Chenonceau tại Thung lũng Loire

Pháp tiếp nhận lượng du khách đông đảo nhất thế giới mỗi năm, phần lớn là nhờ có nhiều cơ sở văn hoá và công trình kiến trúc lịch sử trải khắp lãnh thổ. Pháp có khoảng 1.200 bảo tàng, đón tiếp trên 50 triệu khách mỗi năm. Các địa điểm văn hoá quan trọng nhất do chính phủ điều hành, chẳng hạn như thông qua cơ quan công cộng Trung tâm Công trình kỷ niệm Quốc gia (CMN), là nơi chịu trách nhiệm đối với khoảng 85 công trình kỷ niệm lịch sử cấp quốc gia.

Năm 2024, Pháp còn là quốc gia đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic mùa hè tại Paris. 

Thế vận hội mùa hè Paris 2024

3. Kinh tế

Pháp là một thành viên của nhóm các quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu G7, vào năm 2014 kinh tế Pháp được xếp hạng lớn thứ chín thế giới và thứ nhì Liên minh châu Âu theo GDP ngang giá sức mua. Pháp có 31 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới vào năm 2015, xếp hạng tư thế giới và đứng trên Đức lẫn Anh.Pháp cùng 11 thành viên Liên minh châu Âu khác bắt đầu cho lưu hành đồng euro vào năm 1999, nó hoàn toàn thay thế franc Pháp vào năm 2002.

Pháp có kinh tế hỗn hợp, kết hợp khu vực tư nhân rộng lớn với khu vực nhà nước có quy mô đáng kể và có sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ duy trì ảnh hưởng đáng kể đến các phân đoạn chủ chốt trong lĩnh vực hạ tầng, là chủ sở hữu đa số về đường sắt, điện lực, máy bay, năng lượng hạt nhân và viễn thông.Pháp nới lỏng quyền kiểm soát đối với các lĩnh vực kể trên từ đầu thập niên 1990. Chính phủ Pháp đang dần công ty hoá khu vực nhà nước và bán cổ phần tại France Télécom, Air France, cũng như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng.Pháp có một ngành hàng không vũ trụ quan trọng, dẫn đầu là Airbus, và có sân bay vũ trụ quốc gia riêng tại Guyane.

II. NỀN GIÁO DỤC TOP 5 TOÀN CẦU

1. Nền giáo dục gần gũi và cởi mở

Có rất nhiều cơ sở đào tạo Đại học và phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước Pháp. Bên cạnh những trường ĐH nổi tiếng thế giới như Sorbonne, nước Pháp còn có những trường đào tạo về quản trị và kỹ sư hiện đại, những trường chuyên về nghệ thuật, du lịch, y khoa và các lĩnh vực khác... Rất nhiều cơ sở đào tạo Pháp đã tham gia vào chương trình đào tạo chung của châu Âu.

Bên cạnh chất lượng giáo dục tốt, thì nền giáo dục Pháp cũng sở hữu cơ sở nghiên cứu khoa học tiên tiến. Với rất nhiều giải Nobel về khoa học được trao ở quốc gia này. Pháp còn là quê hương của hơn 60 nhân vật nhận giải Nobel chẳng hạn như:

  • Jean-Pierre Sauvage – giải Nobel Hóa học (2016)

  • Françoise Barré Sinoussi – giải Nobel Y học (2008).


Jean-Pierre Sauvage cùng Sir J. Fraser Stoddart và Bernard L. Feringa nhận giải Nobel Hóa học năm 2016

Bằng cấp của các trường Đại học Pháp phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu. Bạn cũng có thể tiếp cận nhiều chương trình đào tạo và nhiều bằng cấp khác nhau.

Như bằng Kỹ thuật viên cao cấp (BTS) hay bằng Đại học công nghệ (DUT) là các chương trình đào tạo ngắn hạn. Chuẩn bị cho bạn những kiến thức cần thiết trước khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Hầu hết du học sinh học tại Pháp sẽ học bằng tiếng Pháp. Nhưng để đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa bạn cũng có thể tìm kiếm hơn 1.100 khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh tại quốc gia này.

Nhà nước Pháp cũng rất quan tâm đến giáo dục: 20% ngân sách nhà nước được dành cho giáo dục. Mỗi sinh viên đại học sẽ được nhận một khoản học bổng là 6.000 euro/năm.

Mặc dù hầu hết các chương trình tại Pháp được giảng dạy bằng tiếng Pháp (ngôn ngữ của hơn 200 triệu người nói tiếng Pháp ở khoảng 50 quốc gia trên thế giới), các bạn vẫn có thể học bằng một ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Anh với các chương trình đào tạo cao học về quản trị và đào tạo kỹ sư. Tại Pháp cũng có nhiều chương trình giảng dạy toàn phần hoặc bán phần bằng tiếng Anh (có 290 chương trình đào tạo bằng tiếng Anh).

2. Học phí

Học phí thay đổi tùy theo mỗi trường. Phí ghi danh hàng năm cho các chương trình đào tạo các văn bằng quốc gia do Nhà nước quy định. Nhà nước chi trả phần lớn chi phí đào tạo cho sinh viên Pháp cũng như sinh viên nước ngoài.

Kể từ năm học 2018/19, chính sách hỗ trợ du học sinh của chính phủ Pháp quy định mức phí ghi danh vào các cơ sở đào tạo công lập tại Pháp dành cho sinh viên đến từ các quốc gia ngoài EU như sau: 2,850 euro/năm với hệ cử nhân (khoảng 77 triệu VNĐ) 3,879 euro/năm với hệ thạc sỹ (khoảng 105 triệu VNĐ)

Học phí hàng năm của các trường thuộc cơ quan lãnh sự ( do phòng thương mại và công nghiệp quản lý) và các trường tư thục cao hơn học phí các trường công, đôi khi có thể lên tới hàng nghìn euro.

Ngoài chi phí này, sinh viên cũng cần phải ước tính thêm tiền bảo hiểm y tế, chi phí cho cuộc sống ( tiền nhà, ăn uống …). Ước tính mỗi sinh viên cần phải chuẩn bị ít nhất là 650 euro mỗi tháng cho các khoản chi phí nêu trên để có thể học tập tại Pháp trong những điều kiện tốt nhất.

3. Học bổng

Học bổng của Bộ Ngoại giao Pháp: 

25% số học bổng này được Bộ cấp trực tiếp qua chương trình học bổng Eiffel (dành cho các sinh viên học trình độ Thạc sĩ hay Tiến sĩ) hay chương trình học bổng Major (dành cho những thí sinh xuất sắc trong kì thi tốt nghiệp THPT của các trường trung học Pháp ở nước ngoài). Số còn lại được phụ trách bởi các Đại sứ quán Pháp ở nước ngoài.

Chương trình học bổng của Chính phủ Pháp do Bộ Ngoại giao quản lý và cấp học bổng cho khoảng 22.000 sinh viên mỗi năm. Có 2 loại học bổng :

+ Học bổng nằm trong khuôn khổ của các chương trình hợp tác hàng năm giữa Đại sứ quán Pháp và Chính phủ nước sở tại.

+ Chương trình học bổng ‘Bourses d’excellence’ như chương trình Eiffel, Major.

Học bổng của Bộ Giáo dục Đại học Pháp

Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Pháp cấp học bổng dựa trên tiêu chí xã hội cho sinh viên Pháp và một số bộ phận sinh viên nước ngoài. Để đủ điều kiện xin học bổng, sinh viên phải sống tại Pháp từ ít nhất hai năm trở lên và có gia đình đóng thuế thu nhập cá nhân tại Pháp. Các hợp đồng Tiến sĩ do các Trường Đào tạo tiến sĩ cũng được Bộ Giáo dục chi trả.

Học bổng của vùng và thành phố

Các vùng và thành phố ở Pháp cấp học bổng cho sinh viên nước ngoài đang theo học một chương trình đào tạo trong một trường thuộc vùng đó. Họ dành các khoản trợ cấp cho nghiên cứu sinh hoặc sau Tiến sĩ ở các cơ sở giáo dục Đại học và nghiên cứu. Học bổng của vùng cũng có thể được cấp cho sinh viên nước ngoài trong khuôn khổ những chương trình trao đổi với các cơ sở đào tạo nước ngoài.

4. Lịch đăng ký hồ sơ

Việc liên hệ với các trường phải được tiến hành sớm nhất nếu có thể để hồ sơ của bạn đúng hạn (thông thường hạn cuối nộp hồ sơ là ngày 30/4 hàng năm).

Các trường sẽ trả lời bạn vào khoảng từ 15/6 đến 15/9. Như vậy, đối với một số trường hợp, nếu trường trả lời trễ, bạn chỉ có chưa đến một tháng để chuẩn bị lên đường sang Pháp.

Đối với các khóa học khai giảng vào tháng 1, hồ sơ bắt buộc phải gửi đến trường trước ngày 30/10 của năm trước đó.

Bạn chỉ có thể đăng ký học chính thức khi bạn đã sang đến Pháp. Nhà trường sẽ trao cho bạn giấy nhập học chính thức và thẻ sinh viên. Những giấy tờ này khẳng định bạn đã chính thức trở thành sinh viên của nhà trường.

Năm học đại học ở Pháp khai giảng vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 6.

Sinh viên muốn đăng ký vào học năm thứ nhất đại học ( giai đoạn đại cương hoặc ngành y) phải tuân theo một tiến trình hồ sơ đặc biệt (DAP - yêu cầu chấp nhận trước) tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Pháp.

5. Visa sinh viên

Kể từ ngày 7/4/2021, sinh viên quốc tế có thể nộp đơn xin thị thực trực tuyến trên France-Visas. Dịch vụ mới này dành cho sinh viên nộp đơn xin thị thực dài hạn đang cư trú tại một quốc gia mà việc xin thị thực được thực hiện ở một trung tâm bên ngoài và có thể thực hiện trực tuyến.

Sinh viên Việt Nam đến Pháp du học phải làm thủ tục xin thị thực dài hạn loại "sinh viên" nếu thời gian học dài hơn 3 tháng. Thời gian xét hồ sơ kể từ khi bạn nộp vào Trung tâm TLSContact của Pháp là từ 7 – 15 ngày hoặc có thể lâu hơn. Phụ thuộc vào:

  • Hồ sơ xin visa của bạn có đầy đủ, rỏ ràng và minh bạch mọi thông tin yêu cầu. Thì thời gian xét duyệt visa của bạn sẽ nhanh hơn.
  • Lượng hồ sơ xin visa của Lãnh Sự Quán. Chẳng hạn như vào mùa du lịch Pháp từ tháng 4 – 9 hàng năm. Lượng hồ sơ thường quá tải nên thời gian duyệt hồ sơ lâu hơn.

Thị thực này sẽ cho phép sinh viên đăng ký thẻ cư trú thường có giá trị một năm học và được phép gia hạn trong suốt quá trình học tập tại Pháp khi sinh viên xuất trình đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

6. Nhà ở

Để tìm một căn phòng sinh viên tại Pháp, nhất là ở Paris, quả thật không phải là một chuyện dễ dàng. Và vì vậy, du học sinh thường có 2 xu hướng lựa chọn nhà ở vừa tiết kiệm vừa phù hợp với nhu cầu

Ký túc xá Đại học: khoảng 250-350 euro/tháng

Ký túc xá là sự lựa chọn tuyệt vời. Trước hết, các ký túc xá đều được đặt gần khuôn viên trường nên rất thuận tiện cho việc lên lớp. Thứ hai, bạn sẽ sống cùng hoặc chia chung một số tiện ích (chẳng hạn phòng bếp hay phòng vệ sinh) với những sinh viên khác, nên đây sẽ là môi trường tuyệt vời để làm quen với mọi người.

Tại Pháp có một mạng lưới các Ký túc xá đại học cung cấp những chỗ ở phù hợp với sinh viên ( phòng đơn, căn hộ một phòng, căn hộ nhiều phòng).

Những website hữu ích để tìm thông tin về ký túc xá gồm: CROUS khu vực Paris (www.crous-paris.fr)  và (www.crous-creteil.fr), CROUS ở Toulouse (www.crous-toulouse.fr), CROUS ở Lyon (www.crous-lyon.fr), CROUS ở Montpellier (www.crous-montpellier.fr) ,CROUS ở Lille: www.crous-lille.fr.

Bạn nên liên hệ với các trung tâm này trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến cuối tháng 4 và chờ câu trả lời để có suất nhà ở khi sang Pháp.

Thuê nhà riêng: khoảng 350-750 euro/tháng

Lợi thế của loại nhà ở này là bạn có cơ hội được sống với những sinh viên Pháp hoặc sinh viên quốc tế (nếu tìm được bạn chia nhà là người nước ngoài) và sẽ biết được ai sẽ ở cùng nhà với bạn trước khi chuyển vào. Sống cùng với sinh viên bản xứ là cách tuyệt vời để bạn đắm mình vào dòng chảy ngôn ngữ và văn hóa.

Tuy phương án ở nhà ngoài đắt hơn so với ký túc xá, nhưng nếu biết tính toán, bạn có thể vẫn “thu xếp” được chi phí thấp và có một không gian sống rộng rãi, tiện nghi (trong khi ở ký túc xá thường bị giới hạn về diện tích).

Để thuê nhà theo loại hình này, bạn thường phải đặt cọc khoảng 1-2 tháng tiền nhà để đặt cọc, và cũng có thể bạn sẽ cần có người bảo lãnh.

Sinh viên khi không đi theo dạng học bổng của chính phủ Pháp khó có thể đăng ký loại hình nhà này. Ngoài ra, tùy theo khả năng tài chính cũng như địa điểm trường học, sinh viên cũng có thể đăng ký vào các ký túc xá tư nhân với chi phí cao hơn ký túc xá đại học. Trong mọi trường hợp, sinh viên nên đăng ký càng sớm càng tốt để có được chỗ ở tại Pháp

Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY 

Hotline: 0904 683 036

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-minh-t_dai-hoc-my
    Nguyễn Minh T_đại học Mỹ
  • le-ho-t-m_dai-hoc-uts-uc
    Lê Hồ T.M_Đại học UTS, Úc
  • minh-t_visa-du-hoc-my
    Minh T_visa du học Mỹ
  • ha-minh-h_visa-du-hoc-uc
    Hà Minh H_visa du học Úc