Chia sẻ

Các bước chọn ngành và chọn trường.

  • Thứ Bảy, 08 Tháng 10 2016 10:10
  • Lượt xem: 1.750

Bài viết được cô Phoenix Ho - chuyên viên tư vấn hướng nghiệp của trường ĐH Quốc tế RMIT, TPHCM chia sẻ trong mùa tuyển sinh năm 2015 nhưng vẫn vô cùng hữu ích để có thể áp dụng được vào mùa tuyển sinh năm nay. Các bạn học sinh hãy đọc kĩ để xác định hướng đi của mình cho chắc chắn nhé.

Phoenix mới viết lại bản này để chia sẻ trong mùa tuyển sinh năm 2015. Đến bây giờ các tiêu chí và luật lệ về tuyển sinh vẫn chưa rõ ràng, do đó các em nên cập nhật tin tức hàng ngày ở trang nhà của Bộ Giáo Dục nhé. Đừng chỉ nghe bạn bè, hãy đọc để hiểu rõ thông tin.

Các bước chọn ngành và chọn trường

Chú ý: đây là bài viết hoàn toàn phi lợi nhuận, dành cho học sinh lớp 12 mà tôi đã có dịp gặp trong những năm qua. Các link trong này tôi dùng vì thấy có hiệu quả, thông tin tốt, chứ không có sự liên hệ cá nhân hay lợi ích quảng cáo nào. Các em dùng bài này làm tham khảo, và nhớ gặp giáo viên chủ nhiệm hay thầy/cô hiệu phó lo về hướng nghiệp để xin tư vấn thêm nhé.

Các em lớp 12 thân mến, 

Tháng 4 thường là hạn chót để nộp đơn cho kỳ thi tuyển cao đẳng và đại học hàng năm. Mỗi năm vào thời điểm này rất nhiều em gửi thư riêng cho cô hỏi về việc chọn ngành và chọn nghề, mà cô không có giờ để trả lời riêng cho từng bạn. Nên cô viết bài này với hy vọng giúp các em trong quyết định  lần này. Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất là tìm hiểu kỹ, nhưng đừng để việc quá nhiều thông tin làm các em bị loạn, rồi không quyết định được. Hãy nhớ rằng các em là người phải sống với quyết định của mình mỗi ngày. Các em là người sẽ học ngành mình chọn, tới trường mình chọn, do đó, hãy đọc thật kỹ bài viết của cô, làm theo từng bước, và quyết định với sự rõ ràng, có mục tiêu, và nhớ thảo luận với ba mẹ không phải để theo ý ba mẹ cho khoẻ, mà để ba mẹ hiểu quá trình của quyết định các em làm. Cuối cùng, nếu chọn lựa không được 100% như mình muốn thì cũng không sao cả các em nhé vì hướng nghiệp là một cuộc hành trình mà rất nhiều lúc em chỉ biết được phía trước nếu tập trung cao độ vào thời điểm hiện tại. Hãy làm thật tốt những việc em có thể làm ở thời điểm hiện tại, rồi tương lai sẽ ổn thôi các em nhé.

Bước 1: Tìm hiểu bản thân

a. Sở thích và khả năng

Hiểu rõ sở thích và khả năng liên quan đến nghề nghiệp của mình. Làm trắc nghiệm sau đây để biết mình thuộc nhóm nào. Nhớ là phải làm từng bước nhé. Không hiểu thì vào đây hỏi, đừng inbox, cô mỗi tuần mới check inbox một lần nhé. Link trắc nghiệm ở đây nè:

Sau khi đã làm trắc nghiệm rồi, các em nhìn vào phần ‘Kết quả’ ở trang 3 để biết mình thuộc nhóm nào (1 hay 2 nhóm cao nhất), sau đó đối chiếu xem thử mình thích ngành nghề nào nhé. Có khi mình có cả hai nhóm, thì sẽ có ngành phù hợp với cả hai nhóm đặc điểm. Các em đọc tiếp ở phần sau của bài này, cô sẽ chỉ cách tìm hiểu thêm nghen.

b. Học lực

 Các em học trường điểm hay trường thường, thuộc loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, hay yếu? Phải biết rõ mình đang ở mức nào. Đây không phải là lúc xấu hổ. Học yếu chẳng có gì xấu hổ cả. Nhưng học yếu mà cứ dấu đi, không đối diện với bản thân, rồi chọn đại một trường có tên tuổi thi cho oai thì sẽ tốn tiền và thời gian của mình, cha mẹ, và xã hội. Hệ thống giáo dục các em đang học không khuyến khích những môn sáng tạo như nhạc, hoạ hay kỹ thuật như thể thao, sữa chữa, hoặc các môn kinh tế như marketing, kế toán, ... do đó em học yếu văn hoá không có nghĩa là em không có khả năng gì cả. Vậy, hãy tự đối diện với mình xem trình độ học của mình tới đâu. Đây là điểm quan trọng trong việc chọn trường thi.

c. Yếu tố gia đình, xã hội, kinh tế

 Gia đình em có cho em quyền quyết định hay không? Ai ảnh hưởng em nhất trong nhà? Kinh tế gia đình em cho phép em học tới đâu, ở nơi nào? Em phải rõ những điều này để có quyết định phù hợp. Đôi khi em ngành em chọn là ngành em thích thứ 2, nhưng cha mẹ em muốn em theo, nên khi chọn nó em sẽ dễ chịu hơn (gia đình yên tĩnh, bình an không áp lực). Vậy thì em sẽ làm gì với ngành 1 của em? Hoàn toàn bỏ nó chăng. Thật ra, không học được cái mình thích không sao, vì trong lúc ở đại học, ngoài giờ học em có thể tham gia các hoạt động ngoài giờ, từ thiện, làm thêm, câu lạc bộ, vv. để theo đuổi thứ mình thích. Như vậy em sẽ tăng thêm kỹ năng, kiến thức, và cũng tạo thêm nhiều mối quan hệ cho cơ hội việc làm sau này.

Bước 2. Tìm hiểu thị trường đào tạo

 Bây giờ em đã biết em nhóm gì rồi, học lực ra sao rồi, hoàn cảnh bản thân rồi, vậy em phải tìm hiểu thị trường đào tạo. Đầu tiên là ngành, sau đó là trường.

a. Ngành đào tạo:

 Thông thường ngành đào tạo sẽ có sự liên hệ rất chặt chẽ với nhóm sở thích và khả năng (trắc nghiệm ở trên đây, bước 1). Sau khi đã có kết quả trắc nghiệm, khi đọc các tên ngành, sau đó đọc các môn học trong ngành, thông thường các em sẽ 'cảm' được mình hợp với ngành nào (hay nhóm ngành nào hơn). Đây là bước đầu. Nhưng 'cảm' không chưa đủ, các em phải dùng thêm 'lý trí' để chắc chắn rằng quyết định của mình khoa học và dựa trên sự tìm hiểu, nghiên cứu nhé.

Các em vào trang http://www.thongtintuyensinh.vn/Default.htm 

Vào phần chương trình đào tạo: http://www.thongtintuyensinh.vn/Chuong-trinh-dao-tao_C43.htm

 Ở đây, nếu các em tự tin thi vào đại học (nhóm học lực giỏi và xuất sắc ở trên), các em xem các ngành đào tạo của đại học 

http://www.thongtintuyensinh.vn/Thong-tin-tuyen-sinh_C182_D4005.htm#.VOwgUYXOtDk

Kéo chuột xuống, đọc thật kỹ danh sách, rồi chọn ra 3 tên ngành mình thích. Sau đó đọc kỹ chi tiết về các ngành, các môn học trong các ngành ấy đối chiếu với bản thân, tự hỏi xem 'mình có thích học ngành này không - đủ thích để học 3 năm tới mỗi ngày hay không?', rồi hỏi 'mình có khả năng để học tốt ngành này không'.  Sau đó chọn ra 1 hoặc 2 ngành. 

Với những em muốn thi vào cao đẳng (nhóm khá ở trên), các em xem các ngành đào tạo của cao đẳng 

http://thongtintuyensinh.vn/Thong-tin-tuyen-sinh_C205_D4545.htm#.VOwgMIXOtDk  

Kéo chuột xuống, đọc thật kỹ danh sách, rồi chọn ra 3 tên ngành mình thích. Sau đó đọc kỹ chi tiết về các ngành, các môn học trong các ngành ấy đối chiếu với bản thân, tự hỏi xem 'mình có thích học ngành này không - đủ thích để học 3 năm tới mỗi ngày hay không?', rồi hỏi 'mình có khả năng để học tốt ngành này không'.  Sau đó chọn ra 1 hoặc 2 ngành.

Cho các em còn lại, nên suy nghĩ cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề hay chương trình nghề ở ngoài. Các em vào các link tương ứng nhé. Tương tự như trên, các em đọc thật kỹ danh sách, rồi chọn ra 3 tên ngành mình thích. Sau đó đọc kỹ chi tiết về các ngành, các môn học trong các ngành ấy đối chiếu với bản thân, tự hỏi xem 'mình có thích học ngành này không - đủ thích để học 2 hoặc 3 năm tới mỗi ngày hay không?', rồi hỏi 'mình có khả năng để học tốt ngành này không'.  Sau đó chọn ra 1 ngành.

 b. Trường đào tạo:

Khi đã chọn được 1 hay 2 ngành vừa ý, các em bắt đầu chọn trường. Phần này thì đòi hỏi các em phải biết:

- thích học gần hay xa nhà

- tình trạng kinh tế cho phép học ở đâu

- học lực cho phép thi vào đâu. Nên nhớ rằng các em không đủ sức thi vào đại học vẫn có thể học ngành tương tự ở cao đẳng hay trường nghề. 

Chọn trường thì vào các links:

http://www.thongtintuyensinh.vn/Dai-hoc_C46.htm

http://www.thongtintuyensinh.vn/Cao-dang_C47.htm

http://www.thongtintuyensinh.vn/CD-nghe_C49.htm

http://www.thongtintuyensinh.vn/Trung-cap_C48.htm

http://www.thongtintuyensinh.vn/TC-nghe_C242.htm

Nhớ xem thật kỹ thông tin từng trường các em nhé; quan trọng là chất lượng giảng dạy đấy.

Lưu ý, các em đừng nên chọn một nơi vì đó là 'đại học' nhé. Có rất nhiều trường cao đẳng đào tạo chất lượng rất tốt (ví dụ Cao Thắng hay Sư phạm kỹ thuật), cũng như các trường nghề bên ngoài đào tạo nhân viên ra trường được đánh giá cao (Saigon Tourist). Cũng vậy, không phải trường đại học nào cũng tốt hơn trường cao đẳng. Cũng không phải trường tốt thì ngành đào tạo nào cũng chất lượng. Có trường chỉ nổi bật 1 hay 2 ngành thôi. Để biết được chất lượng, các em chịu khó vào google để tìm diễn đàn trường ấy, đọc xem sinh viên đang học nói gì về trường. Thường sinh viên rất thật thà trong các diễn đàn. Mà cũng phải cẩn thận là không tin hết các em nhé. Đọc để tham khảo thôi vì mạng xã hội thì không đúng 100% đâu. Các em đọc các bài báo về trường, hay xem phim về trường, nếu được tự đến thăm trường luôn. Hãy thật cẩn thận khi tìm hiểu trường, cứ như tìm hiểu bạn bè vậy đó. Bề ngoài hay tên tuổi không nói lên nhiều đâu các em; thực lực đôi khi nằm rất sâu bên trong và cần các em đi thực tế mới hiểu rõ.

Bước 3. Tìm hiểu thị trường lao động (việc làm)

 Thị trường tuyển dụng tại Việt Nam cần người lao động ở các trình độ khác nhau, lĩnh vực khác nhau, tay nghề khác nhau.  Các em vào trang dự báo nhân lực 

http://dubaonhanluchcmc.gov.vn/article/48/DU-BAO-NHU-CAU-NHAN-LUC.aspx#neo_content

đọc để tăng kiến thức cơ bản về thị trường tuyển dụng trong nước. 

 Đọc kỹ các em sẽ thấy nhiều công ty cần tay nghề giỏi, không cần phải là bằng đại học hay cao đẳng, nhưng cần kỹ năng chuyên môn giỏi, tay nghề giỏi, nếu có ngoại ngữ thì dễ thăng tiến. Do đó, hãy tự hỏi bản thân, 'mình muốn học đại học vì không biết phải làm gì, hay vì mình có mục tiêu?' Không cần biết em học ở đâu, miễn em có mục tiêu thì em sẽ thành công. 

Để có được việc làm sau khi tốt nghiệp một chương trình đào tạo, các em phải rất năng động trong lúc học. Không chỉ học từ thầy cô trong lớp, mà còn học từ bạn bè và xã hội ngoài lớp học nữa. Phải tham gia công tác đoàn thể, từ thiện, thể thao, câu lạc bộ. Ít chơi game và dùng facebook lại, mà ra ngoài giao lưu và tham gia hoạt động xã hội nhé. Đó là cách tốt nhất để chuẩn bị cho khả năng được tuyển dụng sau này các em nhé.

 Để tìm hiểu thêm xem bản thân mình có thực sự thích ngành nào không, cách tốt nhất là gặp người đang học hay làm nghề ấy để tìm hiểu. 

 Cách thứ hai là qua đọc thông tin. Ví dụ, nếu thích ngành kinh tế tài chính thì đọc báohttp://nhipcaudautu.vn/; nếu đọc mà thấy buồn ngủ thì phải xem lại là mình thích ngành này thật không hay do ai ảnh hưởng. Nếu thích ngành xã hội và thiết kế mà sợ không kiếm ra tiền thì vào trang www.vietnamworks.com và tìm hiểu xem các ngành xã hội và thiết kế ra trường sẽ làm việc ở lĩnh vực nào. Các em sẽ rất ngạc nhiên khi thấy các ngành này không nghèo đâu nhé.

Lời kết

Nói chung, các em đừng chạy theo học các ngành 'hot' mà nên học ngành nào phù hợp với bản thân từ sở thích, khả năng, hoàn cảnh gia đình, để nhu cầu xã hội. Vì nhiều thứ có thể thay đổi, nhưng khả năng và sở thích ta nếu biết rõ thì sẽ vững vàng, và dù nhu cầu của thị trường tuyển dụng có đổi, thì mình vẫn có thể uyển chuyển để đáp ứng với nhu cầu mới sau này - với điều kiện ta phải giỏi chuyên môn một ngành nào đó. Và học một ngành vì người khác muốn mình học, vì ngành đó nổi tiếng, hay vì lý do khác, thì sẽ chẳng cách nào giúp ta học giỏi được trong ngành ấy.

Hướng nghiệp mất thật nhiều thời gian và sự chuẩn bị. Nếu các em đang ở hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An, thì các thầy cô ở sở, phòng, và trường phần lớn đã được tập huấn về hướng nghiệp. Các em hỏi thêm thầy cô nhé. Nếu các em ở nơi khác, thì ráng đọc từng bước và làm theo. 

 Chúc các em vui và bình an.

 Phoenix Ho

Nguồn:  Phoenix Ho

Đọc bài gốc tại đây

Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

Chương trình hỗ trợ phí và quà tặng Du học 2016 từ Megastudy

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

Tầng 9, tòa nhà Phan Anh, 27 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.39727100
Email: info@megastudy.edu.vn

Hotline: 0904 68 30 36 (Ms Phương) 

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • ha-huy-k_du-hoc-uc
    Hà Huy K_du học Úc
  • pham-a-i_visa-du-lich-anh
    Phạm A.I_visa du lịch Anh
  • nguyen-ngoc-h-l_visa-du-lich-anh
    Nguyễn Ngọc H.L_visa du lịch Anh
  • nguyen-h-n_visa-du-lich-anh
    Nguyễn H.N_visa du lịch Anh