Chia sẻ

Du học Mỹ: Những trường đại học áp lực nhất

  • Thứ Bảy, 17 Tháng 06 2017 10:42
  • Lượt xem: 2.879

Theo các chuyên gia đầu ngành của Mỹ, căng thẳng, áp lực học hành, nhiều kỳ vọng và mặt trái của phương tiện truyền thông xã hội là những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) Mỹ gặp áp lực cao, thậm chí ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe của họ. 

1, Tại sao sinh viên Mỹ phải chịu áp lực cao?

Trong cuộc đánh giá sức khoẻ SV các trường đại học trên toàn nước Mỹ năm 2014, có tới 33% SV được khảo sát cho biết, họ cảm thấy chán nản trong vòng 12 tháng trước. Gần 55% nói rằng luôn cảm thấy lo lắng, trong khi 87% luôn cảm thấy bị choáng ngợp bởi quá nhiều trách nhiệm. Gần 9% nghĩ đến việc tự tử trong năm qua.

Một cuộc điều tra năm 2015 của Trung tâm Sức khỏe tâm thần đại học thuộc Đại học Penn State cho thấy, 20% SV tìm kiếm việc điều trị sức khoẻ tâm thần, chiếm một nửa số cuộc hẹn tại các trung tâm tư vấn tại trường.

Theo TS Gregg Henriques, giáo sư tâm lý học tại Đại học James Madison (Mỹ), kết quả điều tra sức khoẻ tâm thần từ giữa những năm 1980 cho thấy, 10-15% thanh thiếu niên có vấn đề đáng kể về sức khoẻ tâm thần. Tỷ lệ này hiện nay là 33-40%.

Jason Selby, Đại học Oregon, nói: “Áp lực thành công trong suốt thời gian học là rất lớn. Thực tế, SV dành phần lớn thời gian để lo lắng về việc làm thế nào để bổ sung vào bản lý lịch của họ sao cho đẹp, cho sau này dễ xin việc, thay vì lo lắng về cách hoàn thiện bản thân”.

Các triệu chứng của bệnh tâm thần gồm chán nản, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa và đỉnh điểm là muốn tự tử. Tự sát là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong số SV đại học tại Mỹ. Trong một báo cáo năm 2011 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh của Mỹ, 39.518 vụ tự tử được ghi nhận tại nước này.

Thống kê cho thấy, 10% SV đại học đã nghĩ đến hoặc có kế hoạch tự sát. Theo báo cáo của Đại học Emory, có hơn 1.000 trường hợp tử vong do tự sát tại các trường đại học ở Mỹ mỗi năm. Điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết SV tự tử đều bị trầm cảm hoặc mắc các bệnh tâm thần khác.

2. Top 10 trường đại học áp lực nhất Mỹ

#1. Đại học Harvard: Harvard, đại học hàng đầu thế giới, xếp số một danh sách những trường gây căng thẳng cho sinh viên. Với tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 5,9%, năm 2014, trường có thêm 2.000 sinh viên. "Thần dân Harvard" luôn học tập chăm chỉ nhưng cũng thường xuyên rơi vào trạng thái trầm cảm. Thậm chí, hơn 30% sinh viên cho biết, họ cảm thấy áp lực nặng nề khoảng 10 lần trong năm.

#2. Đại học Stanford : Nằm ở bang California, Đại học Stanford nổi tiếng với khung cảnh đẹp. Tuy nhiên, cảnh đẹp không giúp sinh viên thoát khỏi áp lực học tập. Theo Stanford Daily, năm 2014, 23% sinh viên của trường có ý định tự tử. Ngoài ra, họ thường xuyên cảm thấy căng thẳng và dễ mắc chứng trầm cảm vì chương trình học quá nặng

#3. Đại học Tulane : Với tỷ lệ trúng tuyển 26%, Đại học Tulane ở New Orleans nổi tiếng là trường chọn lọc khắt khe và luôn đảm bảo mỗi ứng viên phải cống hiến cho trường. Tỷ lệ giáo viên trên học sinh ở mức thấp, 1/9. Những yếu tố này tạo nên môi trường học tập lý tưởng, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt. Phần lớn sinh viên cảm thấy chương trình học cùng sự kỳ vọng từ phía trường biến họ thành "thú cưng" của các vị giáo sư.

#4. Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đứng thứ tư trong danh sách không phải vì chương trình học nặng, mà chủ yếu do tình trạng tội phạm tràn lan trong trường. Năm 2013, 23 vụ cưỡng hiếp và 520 vụ cướp xảy ra trong khuôn viên trường. Năm 2010, trong bảng xếp hạng những trường kém an toàn nhất của Daily Beast, MIT đứng thứ 13. Việc phải học tập với lượng bài tập khổng lồ trong môi trường nguy hiểm khiến sinh viên thường xuyên căng thẳng.

#5. Đại học Wake Forest cũng xuất hiện trên bảng xếp hạng khi sinh viên trường này hầu như không được nghỉ ngơi đầy đủ. Họ cần bảng điểm hoàn hảo để có thể trúng tuyển nên phải đối mặt "núi bài tập" trong quá trình học. Trường nổi tiếng với những bài tiểu luận bổ sung mang tính đánh đố học sinh, đề yêu cầu miêu tả bản thân bằng 140 ký tự là một trong số đó.

#6. Đại học New York (NYU) : Học tập tại "thành phố không bao giờ ngủ", sinh viên Đại học New York (NYU) thường xuyên thức thâu đêm để giải quyết đống bài tập. Không chỉ tỷ lệ trúng tuyển thấp, tỷ lệ tốt nghiệp của NYU cũng không cao, chỉ ở mức 77%. Vì thế, sinh viên phải học kỳ phụ là chuyện bình thường tại đây.

#7. Đại học Cornell : Tại ngôi trường hàng đầu thế giới, sinh viên Cornell phải đối mặt môi trường học tập cạnh tranh căng thẳng. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Cornell được mệnh danh "đại học tự tử". Trường thậm chí từng phải thuê bảo vệ canh gác những cây cầu xung quanh hẻm núi Cornell để đề phòng sinh viên tự tử. Nguyên nhân chính là áp lực học tập quá lớn cùng kết quả thi cử không như mong muốn.

#8. Đại học Washington : Học phí cao, 44.100 USD một năm, cùng với việc nằm trong một trong những thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ, St. Louis, Đại học Washington đứng thứ tám trên bảng xếp hạng. Để đạt điểm A, sinh viên phải dành 90% thời gian trong thư viện, tham gia hoạt động thể thao và biết chơi ít nhất một loại nhạc cụ. "Nếu không có tất cả những phẩm chất này, bạn hoàn toàn không thể cạnh tranh với người khác", một sinh viên cho hay.

#9. Đại học Northwestern là trường hàng đầu nước Mỹ về chuyên ngành Kinh tế và Báo chí. Tuy nhiên, đây cũng là trường đứng đầu về độ căng thẳng và số vụ tự tử vì áp lực học tập.

#10. Đại học Pennsylvania đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng. Mức học phí 43.838 một năm khiến không ít sinh viên gặp khó khăn, đặc biệt đối với 57% sinh viên không nhận được trợ cấp tài chính. Thậm chí, dù hoàn cảnh kinh tế đủ tốt để họ không phải bận tâm đến vấn đề tiền bạc, Pennsylvania cũng khiến sinh viên phải đau đầu, vì lượng bài tập khổng lồ, tiểu luận, sự đánh giá từ giảng viên cùng các buổi phỏng vấn, tư vấn.

3. Làm thế nào để giảm áp lực khi học tập ở Mỹ?

 - Các trung tâm tư vấn hỗ trợ sinh viên: Trung tâm hỗ trợ sinh viên có ở hầu hết các trường đại học tại Mỹ. Họ sẽ giúp du học sinh hai khó khăn chính: về học lực và các thủ tục giấy tờ. Nếu bạn khó khăn để theo kịp một môn nào đó bạn sẽ có các sinh viên giỏi được đào tạo các kỹ năng sư phạm giải thích để bạn hiểu được bản chất vấn đề. Bạn sẽ theo học các buổi học kèm cho đến khi bạn bắt nhịp được các buổi học trên lớp.

Ngoài ra, khi gặp khó khăn về các thủ tục giấy tờ, hoặc các thắc mắc về nhà ở, việc làm thêm, phương tiện đi lại; du học sinh có thể tìm đến các trung tâm này để được tư vấn hỗ trợ. Đây là các tiện ích miễn phí mà hệ thống giáo dục Mỹ cung cấp. Sẽ rất tốt nếu bạn tận dụng được các ưu đãi tuyệt vời này.

 - Tập làm quen với môi trường ngôn ngữ mới: Ở những năm đầu du học Mỹ, bạn sẽ vất vả về khả năng nghe của mình. Sinh viên Việt Nam đa số viết khá nhưng nói và nghe không khá lắm. Cũng dễ hiểu vì bạn đang ở Mỹ sẽ nghe nhiều từ chuyên ngành, kiểu cách nói khác nhau, giáo viên người thì nói nhanh, rõ, người thì nói nhỏ, và sinh viên Mỹ thì nói nhanh lướt chữ dùng nhiều từ lóng nên bạn sẽ vất vả đấy. Khi đó quyển sách là người bạn vô cùng thân thiết. Chúng ta nên đọc bài trước nắm được ý chính, vào lớp nghe giáo viên họ giảng chú ý cách phát âm những từ chuyên ngành, dùng từ của họ, do có đọc bài trước nên bạn sẽ có được vốn từ mới trong bài và sẽ hiểu được những ý phát triển mà giáo viên họ giảng. Nếu như vì một lý do nào đó, sinh viên du học Mỹ không đọc trước bài kịp thì ngồi nghe như “vịt nghe sấm” vậy, hoặc hiểu rất ít, thì bạn có thể dùng máy ghi âm ghi lại lời giáo viên nói (trường học họ cho phép).

- Kết thân với sinh viên Mỹ: Khi học một lớp mới, sinh viên du học nên ngồi kế hoặc kết thân với một sinh viên Mỹ, thường thì người lớn tuổi họ hoà đồng hiểu bạn nhiều hơn những sinh viên vừa xong trung học. Vì chơi với họ bạn có lợi nhiều thứ, tiếng Anh bạn khá lên, nhiều khi giáo viên viết tắt hoặc giảng nhanh quá bạn ghi không kịp bạn có thể xem hoặc hỏi người bên cạnh. Nhiều sinh viên Mỹ họ giúp bạn tất cả, ngoại trừ bạn không được copy bài test của họ mà thôi. Nhiều sinh viên Việt Nam có visa du học Mỹ cũng thường học theo nhóm với nhau, giúp nhau hiểu bài và thảo luận rất tốt (nhưng nhớ là theo hướng tích cực nhé).

- Không nản lòng: Khoảng 3 tuần đầu của khóa học, do chưa quen cách dạy của giáo viên, cũng như đọc sách có nhiều từ mới chuyên ngành của một kiến thức mới nên đọc sẽ chậm, vì vậy mà điểm số đầu khóa của bạn thường thấp, nhưng bạn đừng nản lòng, đến tuần thứ 5 trở đi là thời gian chạy nước rút để gỡ điểm (vì lúc này đã quen với cách học). Và nếu mà môn nào bạn không được điểm cao thì cũng chớ có mất ý chí, vì “không phải ngày nào cũng có nắng đẹp cả”, một hai môn hoặc vài cái test bị điểm C hay D có khi là F không đủ sức “phá sản” việc học tập tại Mỹ của bạn. Hãy luôn tự nhủ là sẽ học tốt những môn còn lại để kéo điểm qua.

 

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-trong-l_visa-du-hoc-uc
    Nguyễn Trọng L_visa du học Úc
  • duong-ngoc-han_du-lich-uc
    Dương Ngọc Han_du lịch Úc
  • h-t-kim-hoang_du-lich-vuong-quoc-anh
    H.T. Kim Hoàng_du lịch vương quốc Anh
  • nguyen-thuy-t_du-hoc-uc
    Nguyễn Thủy T_du học Úc