Chia sẻ

Kinh nghiệm xin thư giới thiệu và viết bài luận xin học bổng du học

  • Thứ Năm, 11 Tháng 04 2019 17:07
  • Lượt xem: 36.613

Thư giới thiệu và bài luận là những yêu cầu không thể thiếu trong hồ sơ xin học bổng du học. Một số lời khuyên dưới đây sẽ góp phần giúp bạn có một lá thư giới thiệu phù hợp và bài luận ấn tượng. 

1.      Thư giới thiệu

Thư giới thiệu là một lá thư từ một người nào đó đủ điều kiện để chứng thực khả năng học tập và tiềm năng của bạn có thể phát huy tốt trong khóa học sắp tới. Thư giới thiệu đóng vai trò rất quan trọng vì nó  là một cách để đánh giá về bạn ngoài những điểm số bạn cung cấp. Vậy làm sao để có được một lá thư giới thiệu có tính tin cậy cao và thuyết phục được trường đại học bạn đăng ký.

Mỗi trường đại học có một yêu cầu khác nhau đối với thư giới thiệu. Một số trường chỉ đánh giá cao thư giới thiệu từ những giảng viên, nhà nghiên cứu có uy tín, một số khác lại mong muốn nhận được thư giới thiệu từ những công ty mà bạn đã làm việc trước đó

Điểm thiết yếu trong một lá thư giới thiệu để có thể gây ấn tượng với các nhà tuyển sinh đó là người mà bạn xin bức thư giới thiệu. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ càng khi trong việc chọn người viết thư. Người đó nên hiểu rõ về bạn và có những cái nhìn và ý kiến sâu rộng. Nếu một giáo viên hiểu rõ về bạn cũng như năng lực học tập của bạn, lá thư giới thiệu sẽ có tính sát thực và đáng tin cậy hơn. Người giới thiệu có học hàm cao và có tên tuổi cũng sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc đánh giá thư giới thiệu.  

Bạn nên nói chuyện với người viết thư giới thiệu cho bạn, giải thích về mong muốn của mình khi đăng ký học, tại sao bạn lại muốn học chương trình này? ngôi trường này? Nếu bạn đã có trường đại học nhất định muốn đăng ký vào bạn có thể nói về những thế mạnh của mình, tại sao bạn là một ứng viên sáng giá cho trường? Điều này sẽ giúp người viết thư giới thiệu có cái nhìn cụ thể hơn về bạn cũng như hiểu được nguyện vọng của bạn thông qua bức thư đó. Hơn nữa vì các bạn sinh viên thường chọn những giáo sư, giảng viên uy tín hay những người có kinh nghiệm nghề nghiệp cao để viết thư giới thiệu. Vì thế bạn cũng có thể xin những lời khuyên và tư vấn về lựa chọn của bạn.

Đừng quyên cung cấp cho người viết thư giới thiệu của bạn danh sách những thành tích mà bạn đã đạt được cũng như tất cả những thông tin mà bạn nghĩ nên được đề cập trong thư giới thiệu.

Bạn cũng nên dành cho người viết một khoảng thời gian nhất định để cân nhắc, suy nghĩ để viết thư. Cùng với đó là tất cả những tài liệu mà bạn nghĩ có thể giúp người viết tham khảo.

Và cuối cùng, khi bạn nhận được thư mời nhập học từ trường đại học bạn đăng ký đừng quên thông báo đến người viết thư giới thiệu cũng như viết thư, email cảm ơn đến người viết thư giới thiệu ngay khi nhận được thư.

2.   Viết bài luận

Hàng năm, ngày càng nhiều sinh viên tài năng đua tranh nhau để có được một chỗ trong các trường Đại học. Điểm học cao, tham gia các hoạt động ngoại khóa sôi nổi cũng chưa đủ để làm mình nổi bật, đặc biệt ở những trường lớn hàng ngàn sinh viên cùng đạt điểm học lực giỏi,… Vậy các trường Đại học lấy tiêu chí nào để chọn ra những ứng cử viên ưu tú nhất trong những sinh viên gần giống hệt nhau như vậy? Một trong những công cụ mà họ dựa vào chính là bài tự luận hoặc bài luận xin học.

Đúng như cái tên của nó, bài tự luận về cơ bản là bài luận viết về chính bản thân bạn. Trường Đại học có thể đưa ra chủ để cho bạn viết như tại sao trường nên nhận bạn vào học, hoặc lý do tại sao bạn xin vào học tại trường hoặc lý do tại sao bạn chọn học ngành này hoặc viết về những kinh nghiệm và thành công mà bạn đã đạt được, nhưng không hề được nhắc tới trong đơn xin học. Thường bài tự luận chỉ giới hạn khoảng 500 từ.

Luyện tập là điều kiện tiên quyết. Nếu bạn đã viết được một vài bài luận, bạn sẽ có kinh nghiệm và cảm thấy tự tin hơn khi bắt tay vào viết bài luận chính thức của mình. Sau khi đã chọn được chủ đề, bạn hãy lập dàn ý đại cương. Bạn không cần viết cả câu hoàn chỉnh, chỉ cần viết để hiểu là được như liệt kê, vẽ hình, lập bảng biểu…

Viết ngắn gọn. Hầu hết các bài luận chỉ giới hạn khoảng 300 – 600 từ. Giới hạn đó không phải là nhiều để bạn có thể chuyển tải được thông điệp của mình đến hội đồng tuyển sinh. Tránh sử dụng những từ hoặc cụm từ thừa, rườm rà, không cần thiết.

Không lạc đề. Luôn đảm bảo rằng bài luận của bạn trả lời vấn đề đặt ra trong chủ đề - lạc đề là điều rất dễ xảy ra. Ví dụ, nếu bạn đang phải viết một bài luận về “Lợi ích của việc đi du học” thì bạn cần đưa ra các lợi ích đạt được trong quá trình đi học và sau khi tốt nghiệp.

Tránh lối viết nhàm chán. Hãy đặt vị trí của mình vào vị trí của hội đồng xét tuyển. Một người trong hội đồng một ngày có thể phải xem xét hàng trăm bộ hồ sơ và bài luận và rất nhiều bài luận trong số đó na ná như nhau. Hãy nhớ rằng bài luận giúp hội đồng tuyển sinh hiểu rõ về bạn hơn – hãy cho họ thấy rằng bạn không phải là một thí sinh nhàm chán và mờ nhạt trong nhóm đông sinh viên khác. Đừng ngại thể hiện tính cách của mình.

Đừng lặp lại quá nhiều. Hội đồng tuyển sinh sẽ biết về điểm thi hay việc bạn đạt giải piano thông qua đơn xin học của bạn. Do đó, không cần thiết phải liệt kê lại những thành tích đó trong bài luận; trừ trường hợp ngoại lệ là khi bạn chọn một thành tích và viết sâu về nó (ví dụ như miêu tả một kinh nghiệm hay trở ngại đáng nhớ mà bạn phải vượt qua để đạt được thành tích đó).

Hãy thật cụ thể. Đừng viết một cách đại khái, sử dụng một dẫn chứng cụ thể có thật sẽ hay hơn rất nhiều so với một dẫn chứng chung chung.

Tránh sử dụng ngôn từ quá hoa mĩ: Nhiều người có xu hướng sử dụng từ điển hay từ điển đồng nghĩa khi viết bài tự luận và bài luận xin học. Tránh sử dụng những từ ngữ phức tạp mà bạn ít khi dùng - hội đồng tuyển sinh đọc hàng ngàn bài luận và họ sẽ rất không thích nếu phong cách viết của bạn khoa trương hay gò bó. Hãy để bài viết của bạn thật tự nhiên và trôi chảy.

Hãy sáng tạo - thể hiện các ý tưởng bằng từ ngữ của chính mình.

Viết đoạn kết luận thật ấn tượng. Trong khi phần mở đầu là phần đáng chú ý nhất của bài luận thì phần kết luận cũng không kém phần quan trọng. Một đoạn kết luận không phải là tổng kết lại 400 từ mình đã viết trước đó. Đoạn kết phải như một sợi dây gắn kết các ý thật chặt chẽ với nhau.

Nên viết đi viết lại vài lần: Hãy thong thả khi viết bài luận. Đó không phải là một bài thi, không có luật nào bắt buộc bạn phải viết bài luận đúng một lần. Bạn viết nháp một lần, vài ngày sau xem lại, bạn sẽ phát hiện thấy một vài điều mới cần sửa hoặc bổ sung mà trước đó bạn đã không để ý.

Kiểm tra lại bài viết: Bạn có thể sử dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả trên máy tính để đảm bảo rằng không có lỗi chính tả nào. Bạn có thể nhờ người khác (như bố mẹ hoặc bạn bè) đọc và góp ý cho bài viết của mình.           

Bài luận thường viết về chủ đề gì?

Theo truyền thống, mỗi trường đại học có mẫu đơn xin học riêng và yêu cầu về bài tự luận và bài luận xin học với chủ đề riêng. Một số chủ đề hay gặp như: Bạn hãy viết về một người, có thể là nhân vật lịch sử hay con người đương đại hay một nhân vật hư cấu đã có ảnh hưởng đến bạn và ảnh hưởng như thế nào.

Những mối quan tâm về học hành, quan điểm cá nhân và kinh nghiệm cuộc sống làm cho mục tiêu học tập của bạn đa dạng hơn. Về cá nhân bạn, hãy viết về những gì bạn đã làm để cho môi trường học tập của bạn phong phú hơn…

Bình luận: Kinh nghiệm xin thư giới thiệu và viết bài luận xin học bổng du học

  • Đăng Văn Dũng: MẫuThư giơi thiệu của giáo viên để học sinh xét tuyển học bạ vào trường Đại học bách khoa tphcm
    Vào lúc: 28/05/2021, 09:55:25 - Trả lời

    info@megastudy.edu.vn: Chào bạn, bạn đang cần thông tin gì?
    Vào lúc: 28/05/2021, 17:04:44
  • Ngô kiều diễm: Bạn ơi cho mình hỏi minh hiện tại đã tốt nghiệp được 1 năm và hiện tại đang cần viết thư xin học bổng của công ty du học tại đức nhưng chua biết phải viết kiểu gì bạn có thể tư vấn giúp mình được không
    Vào lúc: 23/08/2019, 12:10:33 - Trả lời

    info@megastudy.edu.vn: Chào bạn, thư xin học bổng bạn nên tự viết sẽ có sự chân thành, tuy nhiên bạn cũng có thể tham khảo 1 số bài từ các anh chị đi trước (trong các nhóm hội trên Groups Facebook) nhé.
    Vào lúc: 16/09/2019, 09:53:28
  • Trần Thi Quỳnh Mai: anh/chị cho em hỏi trường em xin học bổng New Zealand, họ yêu cầu có giấy giới thiệu học của một tổ chức ở nước họ thì phải làm thế nào ạ? em xin cảm ơn!
    Vào lúc: 14/04/2014, 22:39:15 - Trả lời

  • Vu Hue Nga: Cám ơn tác giả bài viết bổ ích này. Tôi muốn hỏi một chút về thư chấp nhận. trong trường hợp tôi apply học bổng endeavour executive (1-4 tháng, khóa học ngắn hạn, đối tượng là cơ quan nhà nước) thì thư giới thiệu tôi phải xin của đơn vị phù hợp với chuyên môn của tôi ở bên úc hay có thể xin được ở trường đại học bên úc có chuyên ngành liên quan đến công việc? Cho hỏi trung tâm mình có hỗ trợ vấn đề này không? Xin trân trọng cảm ơn!
    Vào lúc: 20/01/2014, 07:00:37 - Trả lời

  • Minh Ánh: Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả, đây là một Sự kiện rất hay cần được phát huy
    Vào lúc: 12/01/2013, 23:02:21 - Trả lời

    Megastudy: Dear Minh Ánh, cảm ơn bạn nhé. Trang sự kiện hay của bên bạn cũng có rất nhiều thông tin hữu ích :)
    Vào lúc: 25/01/2013, 09:35:58

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-trong-t-n_visa-du-hoc-uc
    Nguyễn Trọng T.N_visa du học Úc
  • chu-binh-c_visa-du-hoc-canada
    Chu Bình C_visa du học Canada
  • nguyen-t-tuyet-t_du-lich-uc
    Nguyễn T Tuyết T_du lịch Úc
  • le-nam-t_visa-du-lich-uc
    Lê Nam T_visa du lịch Úc