Chia sẻ

Mách bạn cách để bài luận gây ấn tượng trong mắt lãnh đạo

  • Thứ Sáu, 06 Tháng 03 2020 09:28
  • Lượt xem: 1.259

Bài luận của bạn chỉ thực sự gây ấn tượng trong mắt lãnh đạo chỉ khi bạn thể hiện kinh nghiệm của chính mình một cách tự nhiên và đi vào lòng người nhất chứ không phải một bài văn “tự mình khen mình”. Dưới đây là chia sẻ của các cựu du học sinh về kinh nghiệm của chính bản thân về cách gây ấn tượng cho hồ sơ du học của mình.

“Em đã thất bại dù nộp hồ sơ học bổng cho 5 chương trình, dù em hồ sơ của em rất hợp với yêu cầu. Em tham gia rất nhiều hoạt động xã hội và điểm của em loại Giỏi, nhưng em không đỗ một học bổng nào, thậm chí còn không qua được đến vòng phỏng vấn. Em không hiểu vì sao?”... Đây có lẽ là thắc mắc không chỉ của không ít ứng viên nộp đơn du học nhưng không thành công.

“Leadership” - kỹ năng lãnh đạo là một trong những tiêu chí không thể thiếu trong xét tuyển ứng viên của hội đồng tuyển sinh các trường đại học Mỹ.

“Leadership quality” (chất lượng lãnh đạo) hay “leadership experience” (kinh nghiệm lãnh đạo) là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong bộ hồ sơ của rất nhiều các học bổng “khủng”.

Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố khó đánh giá hay so sánh, vì không như kết quả học tập, “kinh nghiệm lãnh đạo” không được định lượng cụ thể theo thang điểm như GPA hay IELTS.

Dưới đây là kinh nghiệm của nữ du học sinh Việt - Thạc sĩ Bùi Minh Phương (tốt nghiệp thạc sĩ ngành Khoa học giáo dục & nghiên cứu tiểu học châu Á và hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Turku, Phần Lan) và Thạc sĩ Phan Bảo Trân (hiện giảng dạy Tiếng Anh - trường Đại học Warwick, Anh quốc).

Những chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm trong việc viết một bài luận thuyết phục để thể hiện được kinh nghiệm lãnh đạo được đúc kết từ 20 năm kinh nghiệm apply các loại học bổng chính phủ, chương trình trao đổi thanh niên, quỹ dự án cộng đồng… cùng với kinh nghiệm “chấm” hồ sơ trong quá trình hai nữ du học sinh Việt đã thực hiện các chương trình thanh niên ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Hy vọng chia sẻ này có thể giúp ích được phần nào cho các bạn học sinh, sinh viên trong quá trình xây dựng ý tưởng và hoàn thiện hồ sơ cho chính bản thân mình.

Kết quả hình ảnh cho bài luận du học

Viết cả “tiểu sử cuộc đời” trong một bài văn 1.000 từ

Đây có lẽ lỗi phổ biến nhất mà các ứng viên mắc phải là bệnh “tham” và “kể lể” khi viết bài luận. Vậy thế nào là viết cả “tiểu sử cuộc đời”? Đại loại bài luận của bạn như thế này:

Từ cấp 1 em đã mơ ước được đi du học, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên em không được đi du học ngay. Nhưng em không từ bỏ ước mơ đó, và phấn đấu học thật giỏi để được đi thi học sinh giỏi cấp Quận và đoạt giải Ba.

Dù chỉ đạt giải Ba nhưng em rất tự hào vì em là học sinh duy nhất trong lớp được danh hiệu Học sinh Giỏi, chưa kể em còn là lớp Phó văn thể mỹ nên em cũng rất tích cực tham gia hoạt động văn nghệ ở trường.

Giữ vững tinh thần đó, lên cấp 2 em tiếp tục làm lớp trưởng và tham gia các hoạt động ngoại khoá của lớp. Suốt cấp 2, dù bận bịu với việc học nhưng không năm nào em không cùng tập thể lớp tổ chức các hoạt động như: cắm trại, làm báo tường...

Dù trong nhiệm vụ nào em cũng hoàn thành trọn vẹn và vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Cấp 3 em đã xuất sắc đỗ vào lớp chọn, và phải học cùng với rất nhiều các bạn giỏi giang khác khiến em rất áp lực…”.

Đọc đến đây có lẽ bạn đã hiểu được thế nào là “gói cả cuộc đời” vào một bài luận rồi nhỉ. Việc này không chỉ khiến cho bài viết của bạn dàn trải, dài dòng, không đi đúng vào trọng tâm nội dung chủ đề yêu cầu... mà thực sự không để lại chút nào ấn tượng cho người đọc.

Lý do vì “tiểu sử” của bạn thực ra không khác gì cuộc đời của đa số các bạn ứng viên khác khi được viết một cách chung chung như vậy: bạn nào cũng muốn thể hiện là mình chăm học, tích cực tham gia hoạt động ngoại khoá, ước mơ khám phá thế giới, giữ các vị trí “lãnh đạo” trong tập thể.

Hãy dành thời gian suy nghĩ thật kỹ về chủ đề của bài luận và kinh nghiệm của bản thân. Dành thời gian tìm hiểu kỹ càng về chương trình của trường: yêu cầu là gì, các ứng viên trúng tuyển các năm trước có kinh nghiệm như thế nào, mục tiêu của bạn là gì, tại sao chương trình học bổng này lại phù hợp với bạn…

Hãy chọn lọc 1 hoặc 2 “câu chuyện” của chính bạn để chia sẻ với hội đồng và đi thẳng vào trọng tâm, không nên dài dòng kể lể; hãy suy nghĩ thực tế hơn đó là bạn đang “cạnh tranh” với các ứng viên khác một gói học bổng trị giá vài trăm triệu, thậm chí cả vài tỉ đồng… bạn có muốn “câu chuyện” của mình là một câu chuyện đại trà dễ quên không?

Dập khuôn theo “Văn mẫu”

Lỗi phổ biến thứ hai đó là khá nhiều bạn áp dụng “chiến thuật” văn mẫu… trên mạng, hoặc từ các mẫu bài luận - công thức mẫu được truyền tay nhau từ các lớp học tiếng Anh.

Có lẽ bạn được ai đó giới thiệu một vài bài luận mẫu khi học tiếng Anh, và bạn cứ theo đó mà viết. Bài văn mẫu nào càng “hay” thì càng “nổi tiếng” và càng được các bạn ứng viên dập khuôn theo triệt để.

Khi chủ đề bài viết về kinh nghiệm “lãnh đạo”, hầu hết các bài viết đều về kinh nghiệm chung chung như khi làm cán sự lớp hoặc trưởng các câu lạc bộ ở trường. Tuy nhiên, chỉ một số rất ít khai thác và làm nổi bật được yếu tố cá nhân khi lựa chọn viết về chủ đề này.

Một kiểu văn “mẫu” dễ thấy đó là công thức:“Xuất phát tuổi thơ nghèo khó + nỗ lực / thành tích học tập + một vài kinh nghiệm đi tình nguyện / từ thiện + mong muốn quay trở về đóng góp cho quê hương = Bài luận”.

Làm sao thể hiện được kinh nghiệm lãnh đạo trong bài luận? - 1

Thạc sĩ Minh Phương (trái) hiện đang học tập ở Phần Lan và Thạc sĩ Bảo Trân hiện đang làm việc tại Mỹ.

Bản thân mẫu này không có gì sai, thực tế, đa số các học bổng phát triển và lãnh đạo đều tìm kiếm các ứng viên có mong muốn quay trở về để phát triển và đóng góp cho địa phương. Vậy vấn đề là ở đâu?

Vấn đề là khi áp dụng “công thức” này, các bạn thường có xu hướng đi sâu quá vào chi tiết “tuổi thơ nghèo khó”, với mục đích làm nổi bật nỗ lực hay thành tích học tập của bản thân.

Mẫu “than thân trách phận” (pitymongering) này nếu dùng không tinh tế thì sẽ rất dễ tạo cho người đọc cảm giác ứng viên là người có thái độ tiêu cực và gián tiếp gây phản tác dụng. Bạn có biết mẫu người “bán than” suốt ngày than thở, dù hoàn cảnh thế nào cũng chỉ nhìn thấy cái mình không có không?

Đọc những bài như thế sẽ tạo cảm giác kiểu vậy. Chưa kể, viết thế sẽ tạo cảm giác là bạn tập trung nhiều vào phần nền tảng (back ground) chứ không phải là ví dụ về kinh nghiệm lãnh đạo hay những đóng góp của bạn trong một chương trình cụ thể.

Như đã nói ở trên, hãy thực sự suy nghĩ và “phản chiếu” lại về những kinh nghiệm và hoạt động của bạn và xây dựng bài viết một cách có chọn lọc và tập trung.

Sử dụng biện pháp nghệ thuật “nói quá”

Đây là lỗi “nhạy cảm” thường gặp đối với các bạn có hồ sơ tương đối đẹp nhưng không hiểu sao apply hoài không đỗ học bổng. Hội đồng tuyển sinh đều là những người nắm bắt khá rõ ràng thế nào là một hồ sơ“đẹp”, và một học sinh cấp 3 (hay sinh viên Đại học) hay tham gia các hoạt động gì, hoặc nếu đã tốt nghiệp thì trong mấy năm học có thể đạt được những thành tích gì và như thế nào.

Tương tự như trong phép giao tiếp thông thường, nếu tiếp xúc với ai đó tạo cho bạn cảm giác họ đang khoe khoang, ba hoa hay nói quá lên về những giải thưởng hay thành tích của họ thì việc đọc một bài luận với các mỹ từ hoàng nhoáng liên tục được sử dụng cũng vậy.

Bên cạnh việc gây ấn tượng không tốt (self-bragging) thì người đọc cũng phần nào hiểu được có lẽ bạn không phải là người biết đánh giá đúng về khả năng của bản thân (low self-awareness) hay thậm chí khá là ảo tưởng!

Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi viết những điều đại loại như “Không có tôi là trưởng nhóm thì dự án đó chắc chắn đã không hoàn thành được như vậy” hay “Tôi có lẽ là học sinh thông minh nhất mà thầy từng hướng dẫn trong suốt sự nghiệp giảng dạy”.

"Chúng mình hy vọng chia sẻ được một chút các chỉ dẫn để các bạn có thể “tút tát” lại bài luận của mình trước khi nhấn nút bấm gửi hồ sơ ứng tuyển vào đại học Mỹ.

Như đã nói ở trên, những kinh nghiệm này được đúc kết từ tổng hợp 20 năm kinh nghiệm apply học bổng, chấm hồ sơ & mentoring các bạn ứng viên…của Trân và Phương.

Lý do đó là mình bắt đầu “sự nghiệp” săn học bổng và thực hiện các dự án cộng đồng từ khi còn đang đi học! Thậm chí, Trân đã tham dự Diễn đàn Thế giới “Children as partners” tại Úc lúc mới 13 tuổi.

Phương thì “khởi động” muộn hơn một chút, nhưng từ năm 2010 đã là thành viên BTC Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam (Vietnam Youth Forum), và đến bây giờ vẫn tiếp tục tham gia đều đặn các chương trình trao đổi quốc tế, như sắp tới đây là Hội nghị Clinton Global Initiative University International Conference tại Đại học Edinburg, Scotland", Minh Phương chia sẻ.

                                                                                                                 Nguồn: Thạc sĩ Minh Phương & Thạc sĩ Bảo Trân

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-v-a_du-lich-uc
    Nguyễn V.A_du lịch Úc
  • duong-h-l_visa-du-lich-my
    Duong H.L_visa du lịch Mỹ
  • t-p_visa-han-quoc
    T.P_visa Hàn Quốc
  • nguyen-v-h_visa-trung-quoc
    Nguyễn V.H_visa Trung Quốc