Chia sẻ

Nếu có tiền bạn có đi du học không?

  • Thứ Hai, 12 Tháng 09 2016 11:44
  • Lượt xem: 2.881

Bây giờ, du học đã là một khái niệm không còn mấy xa lạ như cách đây mười mấy năm về trước. Hồi đó, khi nền kinh tế Việt Nam còn chưa phát triển, việc đi du học dường như trở thành một cái gì đó rất xa xỉ và người ta coi việc đi du học là thứ chỉ dành cho con nhà giàu.

co-tien-co-nen-di-du-hoc-khongHình ảnh minh họa: nếu bạn có tiền, bạn có muốn đi du học

Thế nhưng, bây giờ mọi thứ đã khác xưa rất nhiều. Đi du học cũng trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. Khi mà điều kiện kinh tế và tiêu chuẩn sống thì ngày một cao lên, việc đóng tiền để đi du học cũng không còn là chuyện gì quá kinh khủng. Tất nhiên, ngoài việc đóng tiền để đi du học thì bạn vẫn có thể vừa đóng tiền, vừa kiếm học bổng để tiết kiệm chi phí, hoặc giỏi hơn nữa bạn có thể xin học bổng toàn phần để đi. Tuy nhiên, dù là đi bằng hình thức nào đi nữa, thì việc đi du học cũng tạo ra nhiều sự quan tâm, bình luận cũng như chia sẻ ý kiến từ đông đảo giới trẻ hiện giờ.

Chính vì thế, bài viết này xin gửi tới bạn đọc một vài quan điểm và ý kiến về cả những mặt tích cực và tiêu cực của việc đi du học.

Những lợi ích khi đi du học là gì?

1. Du học sẽ cho ta những trải nghiệm mới

Có một điều mà bạn sẽ chắc chắn nhận được khi làm việc và học tập ở nước ngoài, đấy là tầm nhìn và tư duy của bạn sẽ được mở rộng ra đáng kể. Bởi vì tất cả những phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt, và môi trường học tập, làm việc và cả con người bên đó khác xa hoàn toàn với những gì mà bạn đã quen thuộc ở trong nước. Người ta thường nói: “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, thì việc đi du học ở đây đúng là như vậy. Bạn không những sẽ có cơ hội được mở mang về đầu óc, về kiến thức, về ngoại ngữ mà bạn còn được tận mắt chứng kiến sự khác biệt giữa nước ngoài và trong nước. Từ đó đưa các mô hình kinh doanh đã phát triển bên nước ngoài về áp dụng ở Việt Nam. Điều đó vừa giúp ích cho tiền đồ của bạn cũng như nâng cao sự văn minh, tiến bộ của đất nước.

2. Cơ hội tốt để bạn khám phá bản thân

Việc đi đến một đất nước xa xôi, rời xa khỏi sự che chở và bao bọc của bố mẹ và gia đình sẽ khiến bạn phải trải qua rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà bạn có cơ hội được tự mình xoay sở với những điều trước kia bạn chưa bao giờ làm như tự mình đi mua đồ ăn, nấu ăn, tự mình giặt giũ, tự mình đi lại, tự mình trả hóa đơn, điện nước, tiền thuê nhà. Rồi bạn cũng sẽ phải đối mặt với các khó khăn như shock văn hóa, cô đơn, tự lập, hay vấn đề về khác biệt ngôn ngữ. Mặc dù vậy, “bạn sẽ không thể biết được bản thân mình mạnh mẽ như thế nào cho đến khi mạnh mẽ là sự lựa chọn duy nhất”. Chỉ có tự mình trải qua tất cả những khó khăn kiểu như vậy thì bạn mới biết được bản thân mình thực sự có những điểm mạnh gì, và bạn có thể làm được những gì. Một khi bạn đã biết được điều đó, thì chắc chắc cuộc sống tương lai phía trước của bạn sẽ có ý nghĩa hơn nhiều.

3. Bằng cấp “xịn”

Chắc chắn, khi được học tập ở môi trường nước ngoài, thì chất lượng là điều không thể bàn cãi rồi. Tuy nhiên chữ “xịn” mà tôi muốn nói ở đây lại không nằm ở chất lượng tấm bằng mà lại nằm ở việc sính ngoại của người Việt. Không cần biết là bạn học ở trường nào ở bên nước ngoài chỉ cần bạn được gắn cái mác du học sinh thì mọi người sẽ nhìn bạn với một con mắt khác, đặc biệt là các anh chị lớn tuổi hơn bạn. Từ xưa, khi mà nghe con người này đi du học ở đâu đó mà nhất là xin được học bổng đi du học thì chắc chắn sẽ mọi người sẽ phải xuýt xoa trầm trồ, ngưỡng mộ người đó lắm. Khi đó ý kiến của người đó khi phát biểu cũng được tôn trọng nhiều hơn. Tất nhiên, là bằng cấp cũng chỉ là một phần, mọi thứ vẫn phải dựa vào chính năng lực thực sự của bạn. Nếu bạn cứ mở miệng ra nói mà toàn đưa ra ý tưởng linh tinh, thì cho dù bạn có đi du học ở bên Mẽo thì lời nói của bạn cũng vô giá trị.

7 câu hỏi dành cho những bạn nào đang phân vân về quyết định du học của mình

Vậy còn những thách thức bạn sẽ gặp phải?

1. Đi du học chi phí sẽ rất đặt đỏ

Nếu bạn chọn hình thức đi du học đóng tiền, thì ước tính gia đình bạn sẽ phải chi ra tầm hơn 28K đô/năm cho học phí tính riêng ở các nước như Đức, Pháp, Mỹ, Anh, Úc. Tất nhiên là học phí giữa các quốc gia này có sự khác biệt rất lớn từ hệ cao đẳng, đại học cho đến các chương trình học cao học, thế nhưng, chúng có cùng một điểm chung là đều đắt gấp đôi, gấp ba lần so với các trường học ở Châu Á mà chất lượng cũng không khác biệt nhau là mấy. Trong trường hợp điều kiện kinh tế của bạn có giới hạn, thì bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách đi du học ở các trường học liên kết trong nước hoặc ở các nước Châu Á lân cận, khi đó học phí sẽ rẻ hơn rất nhiều lần, mà đôi khi bằng cấp là như nhau. Đó là chưa kể tính đến sinh hoạt phí ở bên nước ngoài.

2. Kiến thức khó áp dụng khi về nước.

Có một thực tế rằng, giáo trình học tập của các nước đã phát triển thường thiên về tư duy nghiên cứu và học thuật nhiều hơn là cung cấp kinh nghiệm làm việc thực tế. Hơn nữa, các kiến thức bạn được học ở các trường tư bản phương Tây thường được thiết kế nhằm mục đích phục vụ cho chính bộ máy của các nước đó. Vậy nên, sẽ là rất khác biệt nếu đem những gì bạn học được ở bên nước ngoài và áp dụng ở Việt Nam. Một ví dụ không còn xa lạ gì với các bạn đi du học về mảng kinh tế, đầu tư và tài chính đó là các bạn được dạy về đầu tư ngoại hối, tiền tệ, mua bán, giao dịch trên thị trường phái sinh, nhưng những thứ đó lại bị cấm hoặc chưa được phát triển mạnh ở Việt Nam. Nếu bạn đi du học để học về những thứ không áp dụng được thì sẽ thật là phí phạm.

3. Đi du học về thì lương sẽ cao?

Không ít những người sau khi đi du học về, thường có tư tưởng rằng: lương trả ở trong nước bét nhất cũng phải từ 500 đến 1000 đô nếu không thì không xứng đáng với bằng cấp và những gì đã đầu tư vào việc học ở nước ngoài. Chính vì tư tưởng ấy mà các bạn trẻ sau khi đi du học về thường có xu hướng không cam kết với công việc được lâu dài dẫn đến tình trạng nhảy việc nhiều. Thậm chí, có rất nhiều bạn sinh viên sau khi đi du học về, với sự đòi hỏi về mức lương quá cao dành cho một nhân viên mới trong khi kinh nghiệm và tay nghề là chưa có, điều này đã khiến nhiều nhà tuyển dụng có chút định kiến về đối tượng ứng tuyển này. Và đôi khi việc này còn dẫn đến một hệ quả không tốt cho các du học sinh đó chính là thất nghiệp. Để tránh thất nghiệp, nhiều sinh viên sau khi đi du học về, đã hạ tiêu chuẩn tìm việc của bản thân xuông, sẵn sàng làm ở vị trí thấp với mức lương thấp, thế rồi cũng không được chấp nhận chỉ vì định kiến sợ không gắn bó lâu dài và hay đòi hỏi nhiều. Đó quả là một cú shock cũng như áp lực với nhiều bạn du học sinh.

Tóm lại, bên cạnh những lợi ích và giá trị mà việc đi du học đem lại thì cũng tồn tại những vấn đề và thách thức mà nó sẽ khiến bạn phải đau đầu để giải quyết. Đối với những bạn, muốn trải nghiệm một môi trường mới, thì bạn nên đi sang nước ngoài để tích lũy thêm vốn sống. Nhưng đối với những bạn muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn với mức lương cao thì thay vì bạn đi du học thì bạn nên dùng số tiền để đi du học đó học đầu tư, kinh doanh hay tích lũy kinh nghiệm làm việc nhiều thì sẽ tốt hơn.

Theo 8morning

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • ha-huy-k_du-hoc-uc
    Hà Huy K_du học Úc
  • pham-a-i_visa-du-lich-anh
    Phạm A.I_visa du lịch Anh
  • nguyen-ngoc-h-l_visa-du-lich-anh
    Nguyễn Ngọc H.L_visa du lịch Anh
  • nguyen-h-n_visa-du-lich-anh
    Nguyễn H.N_visa du lịch Anh