Khi những ngày của hành trình Barcelona dần trôi về phía cũ và Việt Nam chỉ còn cách tôi có 12h bay, tôi nhận ra rằng: chuẩn bị xa nơi nào, trái tim sẽ buồn và nhớ nơi đó.
Cách đây 24 tháng, khi một mình loay hoay với mấy chục kí hành lý ở sân bay El Prat sau chuyến bay dài hơn 16 tiếng đồng hồ, ngồi trên coach trở về trường với hai hàng nước mắt lã chã, cảm giác đầu tiên của tôi khi bước đến nước Tây Ban Nha là… muốn trở về nhà.
Thế mà sau một năm và bốn mùa Barca, Barca từ xa lạ thành thân quen. Đôi chân đã đi suốt dọc chiều dài đất nước. Không còn mong ngày về như đã từng. Không còn mong trở về như đã từng.
Lần đầu tiên tôi thấy người đông như thế ở một thành phố châu Âu. Cứ như đêm 30 ở Bờ Hồ Hà Nội. Con phố La Rambla lát đá và không hề có vỉa hè lúc này như một dòng sông người. Đám người rùng rùng kéo đi, tràn vào các cửa hàng cửa hiệu sáng choang san sát hai bên hè phố rồi lại tràn ra đường, trên tay trên vai lủng củng những túi đồ to nhỏ, lại nhập vào đám đông xem những màn biểu diễn âm nhạc và nhảy múa ngay trên phố, hoặc tạt vào các ngõ nhỏ đầy các quán cà phê, quán bia, cửa hàng ăn uống và các cửa hàng mua sắm đang giờ náo động. Đông đúc người đi bộ thế nhưng La Rambla không phải là phố dành riêng cho người đi bộ. Thỉnh thoảng những chiếc xe hơi vẫn từ từ di chuyển giữa làn sóng người. Kỳ lạ, không một tiếng còi xe, không một tiếng ca thán, đám người đang chen như kiến cỏ cứ tự động giãn ra hai bên, xe từ từ lách vào khoảng trống, xe đi rồi, đám đông lại lấp kín khoảng trống. Đông mà không hỗn loạn. Du khách đeo đầy trang sức và túi xách hàng hiệu mà không thấy cướp giật hay rạch túi. Không biết có ai trong đám đông này khi về lại khách sạn phát hiện ra ví tiền đã không cánh mà bay còn tôi thì đã bắt đầu quên đi ám ảnh về một “thủ đô móc túi”.
Tôi nhớ những ngày đầu tiên đi học chương trình thạc sĩ tại Đại học CEU SAN PABLO, sự háo hức mong chờ của tôi như bị một gáo nước lạnh khi mà tôi gần như không hiểu bất kì một chút gì cả. Tôi nhớ như in những chiều đi học về vừa đi vừa khóc, không biết mình sẽ bắt đầu từ đâu và học như thế nào. Nhớ cảm giác ban đầu mệt mỏi khi ngày ngày phải nghe một thứ ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ. Nhớ những đêm thức trắng làm bài kịp deadline, ôn thi. Nhớ cảm giác rưng rưng khi nộp Dissertation “đứa con tinh thần” suốt ba tháng trời. Barca sau một năm là nhưng đồng tiền làm thêm ít ỏi, là cảm giác nghẹn ngào khi cầm bằng Master trong tay – kết quả củ gần hai năm dài cố gắng. Nhưng những gì Tây Ban Nha cho tôi, Barca cho tôi nhiều hơn gấp vạn lần một tấm bằng.
Cuộc sống du học cho tôi nhận ra ở đâu thì cũng có niềm vui và nỗi buồn, ở đâu cũng cần sự cố gắng. Hóa ra xa nhà cũng là một thử thách! Có những lúc ngồi xe bus nhìn loanh quanh thành phố chợt nghĩ “Sau này khi trở về Việt Nam, mình sẽ nhớ đường phố Barca lắm, nhớ những năm tháng sống một mình ở Tây Ban Nha lắm”.
Nhưng cũng thực sự may mắn cho tôi, khi được theo học tại CEU SAN PABLO Barcelona, để chỉ sau vài tháng “ lơ ngơ”, tôi đã nhanh chóng lấy lại được sự tự tin và hòa mình vào các hoạt động vui nhộn và nhưng cũng cực “chất” của trường. Các câu lạc bộ trao đổi ngôn ngữ, các hoạt động văn hóa, thể thao, tình nguyện, hiến máu… Tôi đặc biệt nhớ hoạt động tình nguyện tại Châu Phi của Liên Chi Đoàn khoa Công Nghệ Thông tin năm ngoái. Để tôi hiểu được rằng, giúp đỡ người khác lại vui và hạnh phúc đến vậy. Tình cảm tôi dành cho nơi này nhiều hơn bởi Hội sinh viên Việt Nam ở đây rất thân thiện và nhiệt tình, mọi người giúp đỡ, đùm bọc nhau bằng tình cảm chân thành của những sinh viên xa xứ. Chính vì thế những dịp lễ tết truyền trống tuy cách gia đình hàng nghìn km nỗi nhớ nhà cũng vơi bớt bởi những mâm cỗ hoành tráng “made by Vietnamese Sotoners”.
Tôi còn bị ấn tượng với cơ sở hạ tầng thực sự tuyệt vời của CEU, nơi mà trang thiết bị tối tân hiện đại bậc nhất là “yêu cầu bắt buộc phải sử dụng” trong các giờ đứng lớp của sinh viên.
CEU còn tự hào là trường có hệ thống đào tạo “ khủng” cực toàn diện từ mầm non đến Đại Học và cung cấp phương thức đào tạo song ngữ và hợp tác với một loạt các trường Đại Học danh tiếng trên thế giới như Đại học Boston, Đại Học Chicago, Đại Học Colombia và Đại Học New York.
Trong một lần tình cờ gặp một người anh mà tôi rất yêu mến, đang làm trong chính phủ của Tây Ban Nha, cũng là đồng môn của tôi tại CEU SAN PABLO, nghe anh kể về những ứng dụng trong cuộc sống của anh sau ghế nhà trường cả kĩ năng cứng và mềm, tôi mới thực sự cảm ơn CEU, cảm ơn Barca và Tây Ban Nha, đã giúp tôi, anh và rất nhiều những bạn trẻ khác vững bước và tự tin hơn trên đường đời.
Có lẽ khác với những bỡ ngỡ của ngày đầu đến Barca, sẽ không còn là nước mắt của người ra đi, sợ sệt với đầy bỡ ngỡ. Ngày về sẽ ở một tâm thế khác, tự tin và trưởng thành hơn rất nhiều, với nhiều nuối tiếc. Sẽ là một chuyến xe đưa tôi rời xa thành phố này, bỏ lại sau lưng cả một hành trình dài đầy ắp kỉ niệm. Nhưng tôi có một niềm tin tôi sẽ quay trở lại , quay lại để tìm chính mình trong những ngày trẻ, những ngày có nước mắt, có nụ cười, có nhiều nhiều cố gắng và đầy ắp niềm vui.
_Cảm nhận của một cựu sinh viên CEU về tình yêu và nỗi nhỡ_