Có nên đi làm thêm khi du học Anh hay không?
Có một sự thật khá phũ phàng rằng Anh Quốc là một trong những điểm đến du học đắt đỏ nhất thế giới về cả chi phí sinh hoạt lẫn học phí. Do đó, du học Anh Quốc chắc chắn sẽ tốn rất nhiều tiền nên việc đi làm thêm trong quá trình học là điều dễ hiểu đối với với những bạn có khả năng tài chính không quá dư giả.
Tuy nhiên, có một điều quan trọng cần nhớ là bạn không thể dựa vào thu nhập kiếm được từ việc làm thêm bán thời gian để chi trả cho tất cả học phí và chi tiêu sinh hoạt của mình tại Anh Quốc được. Trước khi sang Anh, bạn phải chứng minh rằng bạn có đủ tài chính cho việc học tập và sinh hoạt nếu bạn có làm bất kỳ công việc gì thì cũng chỉ để kiếm thêm tiền tiêu vặt và bù thêm một ít vào chi tiêu hàng ngày.
Chính sách về giờ làm thêm cho du học sinh quốc tế tại Anh Quốc
Bạn được phép làm việc ở Anh bao nhiêu giờ tùy thuộc vào loại khóa học bạn tham gia. Dưới đây là số giờ bạn cụ thể bạn có thể làm việc liên quan đến từng loại khóa học.
Làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần
- Một khóa học toàn thời gian bậc cử nhân hoặc Sau đại học trong một tổ chức giáo dục đại học được công nhận bởi chính phủ.
- Chương trình ngắn hạn của một tổ chức giáo dục nước ngoài được đặt tại Vương quốc Anh.
Làm việc tối đa 10 giờ mỗi tuần
Trong các loại khóa học sau đây, sinh viên chỉ được phép làm việc tối đa 10 giờ một tuần.
- Khóa học toàn thời gian dưới bậc cử nhân được tài trợ bởi một cơ quan được công nhận hoặc được tài trợ công khai như một tổ chức giáo dục đại học
- Bất kỳ khóa học nào mà học viên trên 16 tuổi có visa Tier 4 (Trẻ em).
Không được phép làm việc khi học tập
- Khóa học sau đại học bán thời gian trở lên được hỗ trợ bởi một cơ quan được công nhận ở Anh hoặc nhận được các quỹ cộng đồng như là một tổ chức giáo dục đại học.
- Khóa học tại một trường cao đẳng ở mọi cấp độ.
- Khóa học ở bất kỳ cấp độ nào được cung cấp bởi một nhà cung cấp giáo dục đại học tư nhân.
- Bất kỳ khóa học nào mà học viên dưới 16 tuổi có visa Tier 4 (Trẻ em).
Điều kiện làm thêm cho du học sinh tại Anh Quốc
Khả năng đủ điều kiện của bạn để làm việc tại Vương quốc Anh trong khi học tập phụ thuộc vào hai yếu tố chính: quy định của trường đại học và quy định của chính phủ. Ở Anh, đặc biệt là ở các thành phố lớn như London, sinh viên quốc tế có thể dễ dàng tìm được một công việc bán thời gian. Một số trường đại học chỉ có thể cho phép bạn làm việc trong khuôn viên trường, nhưng không cần phải lo lắng vì vẫn còn nhiều lựa chọn cho bạn.
Tuy nhiên, trước khi ra ngoài để săn các công việc bán thời gian, bạn phải kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện cho công việc đó không. Tiêu chí đầu tiên bạn phải kiểm tra là tuổi của bạn. Nếu bạn dưới 16 tuổi và không có Tier 4 (General 4) thì bạn không đủ điều kiện để làm việc tại Vương quốc Anh. Lưu ý rằng những lệnh cấm làm việc này chỉ áp dụng số đối với sinh viên đến từ một quốc gia chứ không phải các quốc gia EU / EEA hoặc Thụy Sĩ. Công dân của EU / EEA, bao gồm cả Thụy Sĩ, không cần có giấy phép làm việc tại Vương quốc Anh trong khi họ đang theo học tại một trường đại học. Tất cả các điều kiện và giới hạn được in ra trên thị thực của bạn bao gồm số giờ bạn có thể làm việc mỗi tuần trong suốt thời hạn sinh sống ở Anh. Khi nhận được giấy tờ cư trú của bạn, sẽ có một lá thư cung cấp cho bạn tất cả thông tin, cho dù bạn có thể làm việc hay không trong quá trình học.
Nếu một trong những điều sau đây được nêu trong bức thư đó, bạn có thể làm việc ở Vương quốc Anh:
- Work must be authorized
- Able to work as authorized by the Secretary of State
- Work as in Tier 4 Rules Restricted as in Tier 4 Rules
- Restricted work – Part-time during term-time, Full-time during vacations
- Restricted work time
- Work limited to 20 hours per week at maximum during term-time
- Work limited to 10 hours per week at maximum during term-time
Thị thực dán trong hộ chiếu của bạn có thể nói điều gì đó hơi khác với tất cả các tùy chọn ở trên, nhưng nếu không có điều nào sau đây được đề cập thì bạn đủ điều kiện để làm việc:
- No work
- Work prohibited
Nếu không có điều nào trong số này được nêu rõ trong giấy tờ của bạn hoặc bạn gặp vấn đề trong việc hiểu nó, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ với cơ quan quản lý thị thực trước khi quyết định nhận việc. Lưu ý rằng nếu bạn quyết định chuyển sang cấp học cao hơn hoặc thay đổi khóa học, bạn có thể phải làm đơn xin nhập cư mới. Cho đến khi bạn nhận được phản hồi cho sự chuyển đổi mới này, bạn phải tuân thủ tình trạng nhập cư cũ
Du học sinh Anh Quốc có thể tìm việc ở đâu?
Có nhiều nơi để tìm việc bán thời gian ngay trong trường của bạn. Các trường đại học, cao đẳng ở Anh đều có văn phòng dịch vụ nghề nghiệp, giống như 1 trung tâm dịch vụ việc làm. Đặc biệt, tại Anh có tổ chức các hội chợ việc làm và các SV quốc tế có thể tìm việc làm thêm qua đó. Bạn có thể xem các bảng thông báo quanh trường mình, tìm trong các báo địa phương, ở trung tâm việc làm và tại văn phòng tư vấn nghề nghiệp của trường. Hiện nay nhiều trường đã có “quầy việc làm” của riêng trường để dán thông báo về những công việc bán thời gian hoặc làm việc trong kỳ nghỉ và đôi khi các “quầy” này còn cho ra bản tin giới thiệu việc làm.
Văn phòng dịch vụ tư vấn nghề nghiệp cũng có thể đưa ra nhiều thông tin và lời khuyên về việc làm, đào tạo và học nâng cao (gồm cả những cơ hội sau khi tốt nghiệp, giấy phép làm việc và những cơ hội để lấy kinh nghiệm làm việc). Dịch vụ này cũng giúp bạn một cách thiết thực để tìm việc và xin việc.
Bạn không được phép làm việc quá 20 giờ/một tuần trong kỳ học chính khoá, trừ trường hợp công việc đó là một chỗ làm thực tập đã được thoả thuận trước hoặc là chương trình thực tập bắt buộc của khoá học do nhà trường thu xếp.
Có nhiều việc làm bán thời gian với giờ làm khá linh hoạt và bạn kiếm thêm một ít tiền trong khi đang học. Hãy để mắt tới những việc ở cửa hàng, quán rượu, quán ăn hoặc hãy nghĩ về một chỗ làm thực tập với một chủ lao động. Thường thì cách tốt nhất để tìm việc làm tại địa phương là xỏ giày đi bộ vào, nở một nụ cười, rồi với hồ sơ cá nhân (CV) trong tay bạn hãy đi dạo quanh các cửa hàng để xem có cơ hội việc làm nào không.
Mức lương làm theo giờ là khác nhau nhưng thường là từ 4 bảng Anh đến 8 bảng Anh một giờ. Nếu bạn làm việc trong quán rượu hoặc quán ăn thì lương của bạn có thể thấp hơn nhưng lại được tiền “boa”. Nếu làm trợ lý thư viện hoặc giúp việc trong của hàng, lương cơ bản có thể cao hơn chút ít nhưng lại không có tiền “boa”. Mức lương làm theo giờ là khác nhau, tuỳ theo bạn làm công việc gì và bạn ở vùng nào trên đất Anh. Nên nhớ bạn sẽ được trả lương cao hơn ở London nhưng chi phí sinh hoạt và học tập của bạn cũng sẽ lại cao hơn.
Nhìn chung cũng còn tùy vào khả năng của từng người sẽ xin được việc làm theo ý mình. Với những bạn có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, cởi mở, năng động thì cơ hôi tìm được việc làm thêm ở những nơi công sở sẽ cao hơn các bạn khác. Dù thế nào thì đi làm thêm cũng chỉ để giúp ta có thêm kinh nghiệm sống chứ đừng dồn hết tâm sức vào nó để lỡ dở việc học hành làm ảnh hưởng đến tương lai của mình các bạn nhé!
Các website tìm việc làm thêm cho sinh viên tại Anh Quốc
1. http://www.justjobs4students.co.uk/
3. http://www.student-jobs.co.uk/
Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.
CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY
Hotline 24/7: 0904 683 036