Chia sẻ

Những hiểu lầm tai hại khi học tiếng Anh để đi du học

  • Thứ Hai, 16 Tháng 07 2018 11:47
  • Lượt xem: 3.223

Trên thực tế không phải bạn nào chuẩn bị đi du học cũng đủ khả năng tiếng Anh để thích nghi với môi trường học mới. Vì vậy mà nhiều bạn dành hẳn một khoảng thời gian cho việc học tiếng Anh để đi du học. Tuy nhiên, không ít bạn có những hiểu lầm về việc học tiếng Anh để đi du học, khiến việc học giảm hiệu quả. Chúng ta cùng tìm hiểu xem những hiều lầm đó là gì nhé!

1. Tiếng Anh học thuật là đủ, giao tiếp không quá cần thiết và ngược lại

Tiếng Anh học thuật thôi chưa đủ

Để đáp ứng điều kiện đầu vào của nhiều trường cao đẳng, đại học lớn trên thế giới cũng như điều kiện từ lãnh sự quán – nơi cấp visa du học cho sinh viên, các bạn thường cần chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như Ielts, TOEFL.. Tuy nhiên nhiều bạn nghĩ chỉ cần chứng chỉ này là đủ, dẫn đến việc học “tủ”, học tips chỉ để đối phó với bài test.

Thực tế cho thấy đây là một hiểu lầm khá phổ biến và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống du học sinh của bạn ngay khi sang trường. Tại các quốc gia lớn trên thế giới, cách thức học khá khác so với Việt Nam, bên cạnh những bài giảng trên lớp, các bạn học sinh cần tương tác với nhau khá nhiều ở các bài tập nhóm. Chưa kể đến nhiều hoạt động ngoại khóa hướng đến thực tiễn, các bạn cần một vốn từ vựng và kỹ năng giao tiếp tốt mới có thể hòa nhập được môi trường học tập quốc tế mà tiếng anh học thuật không thể đủ để làm được điều này.

Chỉ giỏi Tiếng Anh giao tiếp, khó khăn khi đi du học

Như đã nói ở trên, để vào được các trường đại học, cao đẳng tại các quốc gia nói tiếng Anh thì rõ ràng giao tiếp thôi chưa đủ. Bạn không có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thì gần cơ hội nhận được visa du học là rất thấp.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp bạn vẫn có thể đi du học không cần chứng chỉ tiếng anh quốc tế như IELTS, TOEFL, lúc này việc thiếu các kỹ năng tiếng Anh liên quan đến học thuật sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong học tập kiến thức. iếng Anh được sử dụng ở môi trường học quốc tế hay Anh ngữ học thuật đặc biệt chú trọng vào tư duy phản biện, ngay cả ở cách em đọc, phân tích, diễn giải vấn đề; ở cách em viết và thảo luận, thuyết phục người khác.

Khả năng đọc trôi chảy và thấu hiểu vấn đề sẽ quyết định khả năng học và hiểu bài của học sinh. Học sinh được yêu cầu phải nói, viết và truyền đạt lại cho người khác những gì các em đã được học và nghiên cứu – phương pháp này được áp dụng ở tất cả các môn học ở mọi lĩnh vực. Các em phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ thuần thục để nắm được hết lượng kiến thức khổng lồ cũng như có thể tự tin thể hiện ý kiến của mình về các vấn đề khác nhau.

BẠN CẦN PHẢI

Xây dựng kĩ năng Anh ngữ học thuật càng sớm càng tốt

Mở rộng khả năng Anh ngữ học thuật trước khi đặt chân ra nước ngoài sẽ giúp học sinh tránh khỏi những bỡ ngỡ khi ngồi trong các lớp học quốc tế. Ba yếu tố nên được quan tâm khi học Anh ngữ là:

– Từ vựng học thuật: khi học sinh chuẩn bị cho các kì thi Anh ngữ, các em đã tích luỹ được cho mình một số lượng từ vựng học thuật nhất định. Tuy nhiên, hầu hết các từ này đều không được sử dụng trong bối cảnh giao tiếp hằng ngày, vì vậy rất khó để các em có thể ghi nhớ và sử dụng những từ ngữ này một cách tự nhiên và thuần thục. Các em nên chủ động tìm kiếm cho mình một môi trường học thuật để có thể luyện tập và thực hành, áp dụng các từ ngữ khó vào trong những ngữ cảnh nói và viết nhất định. Vốn từ vựng của em càng được mở rộng và sử dụng thành thạo, em càng có khả năng tương tác với các bạn cùng lớp và trau dồi thêm kiến thức về văn học, xã hội và các từ ngữ mang tính chuyên ngành cao.

– Kĩ năng Nghe và Nói: để có thể tham gia vào các hoạt động tương tác của lớp, học sinh phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với giáo viên và các bạn. Điều này thường đòi hỏi kĩ năng ngôn ngữ vượt ra khỏi tiếng Anh giao tiếp hằng ngày – thường là trọng tâm giảng dạy của các chương trình tiếng Anh nói chung. Học sinh phải có khả năng ứng biến được trong những tình huống khó khăn ở một môi trường nặng kiến thức, về những vấn đề rất cụ thể với nội dung đầy tính học thuật.

– Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là kĩ năng Đọc và Viết: Đọc là kĩ năng vô cùng cần thiết, đặc biệt là khi đi du học. Một học sinh thường phải đọc từ hàng chục đến hàng trăm trang mỗi tuần, tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng môn học. Học sinh cần có kĩ năng đọc hiểu chuyên sâu, biết phân tích các tác phẩm văn học, câu chuyện và nắm ý nhanh, ghi nhớ các văn bản học thuật. Bên cạnh đó, kĩ năng viết ở môi trường du học không chỉ dừng lại ở các bài luận đơn giản. Tuỳ vào từng môn học, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh phải viết nhiều thể loại khác nhau: từ văn học tự sự đến các bài nghiên cứu, báo cáo, phân tích, tiểu luận, thuyết trình…

2. Học bao lâu cũng được miễn là đạt đủ điều kiện

Một hiểu lầm khá đáng tiếc cho các bạn có mong muốn đi du học, đó là suy nghĩ “học tiếng Anh bao lâu cũng được miễn đạt đủ điều kiện” là có thể du học , các bạn không hề biết rằng việc bỏ một khoảng thời gian dài cho việc học tiếng anh rất có thể khiến cho visa du học của bạn gặp khó khăn. Đặc biệt ở các quốc gia phát triển  như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand … thì lãnh sự quán xét duyệt visa của sinh viên quốc tế rất kĩ lưỡng. Thông qua hồ sơ học tập cũng như quá trình các bạn chuẩn bị, lãnh sự có thể đánh giá về sự quyết tâm du học của sinh viên đó. Nếu bạn dành thời gian quá lâu để học tiếng Anh thì rõ ràng họ sẽ đánh giá thấp quyết tâm của bạn.

Thế nên học tiếng Anh để đi du học nên chỉ kéo dài tới 6 tháng thôi nhé.

BẠN CẦN PHẢI

Xác định kế hoạch du học từ sớm

Để có thể du học thuận lợi rõ ràng bạn cần có kế hoạch từ sớm. Việc này sẽ giúp bạn hoạch định được thời gian học tiếng Anh phù hợp.

Cố gắng đạt đủ trình độ tiếng Anh như mong muốn càng sớm càng tốt

Thông thường các khóa tiếng Anh tại trung tâm sẽ ít quan tâm đến thời gian, họ luôn dạy để đạt đủ trình độ mong muốn cho các học viên mà không quá nặng nề về thời gian là bao lâu. Chính vì thế mà các khóa cam kết đầu ra lúc này là phù hợp với các bạn. Nếu sẵn sàng và quyết tâm du học, các bạn nên theo học những khóa học này để đảm bảo tỷ lệ visa du học của bạn sẽ không bị ảnh hưởng

3. Tốt nghiệp trung học xong dành hẳn thời gian 1 năm học tiếng Anh cho chắc

Đã có không ít bạn liên hệ với Megastudy và chia sẻ rằng định học hết lớp 12 rồi đi học tiêng Anh thật tốt sau đó mới đi du học. Việc làm này thực chất sẽ tạo ra khoảng trống học tập mà lãnh sự gọi là “Gap year”. Những học sinh có “gap year” đương nhiên sẽ bị đánh giá không cao và tỷ lệ visa lúc này sẽ có rủi ro.

BẠN CẦN PHẢI

Nếu đã có dự định du học, bạn nên chuẩn bị tiếng Anh song song với quá trình đang học trung học, như vậy vừa đỡ mất thời gian, vừa đảm bảo được visa du học của bạn.

Chúc các bạn sớm cải thiện được tiếng Anh giấc mơ du học không còn bị trì hoãn vì bất cứ lý do gì nữa nhé!

 _MRK_Megastudy_

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-v-a_du-lich-uc
    Nguyễn V.A_du lịch Úc
  • duong-h-l_visa-du-lich-my
    Duong H.L_visa du lịch Mỹ
  • t-p_visa-han-quoc
    T.P_visa Hàn Quốc
  • nguyen-v-h_visa-trung-quoc
    Nguyễn V.H_visa Trung Quốc