Chia sẻ

Những thảm họa làm việc nhóm khi đi du học

  • Thứ Tư, 31 Tháng 05 2017 09:18
  • Lượt xem: 1.679

Khi đi du học chắc chắn bạn sẽ gặp phải những bỡ ngỡ về về phương pháp học tập ở nước ngoài, mà một trong số đó là các hoạt động làm việc nhóm. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ “xương máu” về các “thảm họa” khi làm việc nhóm của các bạn du học sinh từ các quốc gia khác nhau để rút kinh nghiệm cho bản thân nhé!

Phần Lan: Anh chàng “biết tuốt” thiếu trách nhiệm

Trang Vivi, một blogger đã từng viết rất nhiều bài về đời sống du học Phần Lan từng chia sẻ trong bài "Thảm họa làm việc nhóm" về “kinh nghiệm xương máu” với một anh bạn cùng nhóm người bản xứ. Trang Vivi được phân vào nhóm có ba người bạn Phần Lan, trong đó có hai người rất thân thiện trong khi anh chàng Karl còn lại rất khác biệt. Dù rất giỏi ngoại ngữ (nói tiếng Anh như người Anh, có thể giao tiếp tiếng Tây Ban Nha với bạn bè Nam Mỹ và một số ngoại ngữ khác) và các kĩ năng xã hội nhưng anh ta suốt ngày nghỉ học và cáo vắng vào các buổi họp nhóm. “Anh ta đến họp nhóm và nói rằng mình biết rất rõ về project (dự án) vì đã từng làm project này ở một môn học khác. Anh ta có bài viết tầm 2000 từ rồi nên chúng tôi không cần phải lo. Chỉ cần 5000 từ và một bài thuyết trình tốt là đủ để được 5 điểm.” Tuy nhiên, vấn đề của nhóm Trang là ai cũng muốn học và tìm hiểu cách xây dựng chiến lược cho một công ty quốc tế chứ không phải chỉ vì cái điểm 5 kia. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi nhóm của Trang phải thuyết trình và anh ta nói mình phải đi Đức vào đúng hôm đó. Sau cùng, Trang đã cùng với hai người bạn trong nhóm nói với giáo viên phụ trách. Kết quả là anh chàng kia bị cho ra khỏi nhóm và nhóm bạn đã có một buổi thuyết trình thành công với 5 điểm sau rất nhiều nỗ lực trong vòng 2 tháng cuối (có hôm cả nhóm phải học từ 8h sáng đến 8h tối).

Về phần anh bạn Karl, sau 2 tuần ngao du ở Đức trở về, với miệng lưỡi của mình, anh ta đã lên gặp giáo viên và giải thích xin xỏ và nói rằng nhóm của Trang Vivi đã không tạo cơ hội cho anh ta tham gia vào hoạt động nhóm một cách tích cực. Giáo viên Phần Lan thực ra cũng dễ tính nên sau khi nghe vậy, họ đã cho phép anh tham gia vào một nhóm khác cũng làm đề tài như chúng tôi. Điều đáng bàn là Karl đến với nhóm đó như một ngôi sao, mang hết tài liệu mà nhóm cũ cất công làm cả mấy tháng trời đưa cho nhóm tham khảo, rồi chê bai nhóm cũ đủ kiểu. Trong buổi thuyết trình, anh ta chứ không ai khác là người dành hết phần nói. Ngay cả giáo viên cũng phải nhường lời cho anh ta… 

Thổ Nhĩ Kỳ: Làm việc nhóm = Điểm chung cho cả nhóm?

Bạn Quốc Định kể lại: “Đây là một câu chuyện mình nghe kể lại từ cô bạn du học sinh cùng trường với mình ở bên Thổ Nhĩ Kỳ. Khi làm việc nhóm với sinh viên bản xứ, vì họ rất kém tiếng Anh và cô bạn mình cũng nhiệt tình nên đã “được” nhờ làm hết từ A đến Z. Lúc đầu tuy công việc được chia đều cho từng người nhưng sau đó thì bạn mình phải làm “solo”. Đến khi thuyết trình vì nhóm kia không thuộc nên đã bị kéo điểm xuống. Chưa kể vì thầy giáo chấm điểm theo nhóm chứ không phải theo từng cá nhân, thế là bao nhiêu công sức của bạn mình đi tong. Có điều thầy giáo môn E-business (Thương mại điện tử) cũng không nghiêm nên đã không hỏi rõ bảng chia việc của nhóm, nếu thầy mà làm thế thì chắc bạn của mình sẽ được điểm cao hơn”.

Singapore: “Dù không phải là leader nhưng đôi khi cũng phải “Take the lead” (nắm vai trò lãnh đạo)

Bạn Phạm Hoàng Long (tốt nghiệp bằng kép Quản Trị và Marketing tại PSB Academy) thì lại có đến ba trải nghiệm thảm họa về làm việc nhóm. “Ở môn E-Business hồi năm hai, vì một cô bạn trong nhóm mê…trai đẹp nên đã sang nhóm khác, khiến thầy giáo đã phải gửi một người khác vào. Xui xẻo ở chỗ người này lại là trùm chuồn học, nghỉ một mạch đến cuối kỳ của môn đó luôn luôn nên nhóm quyết định loại anh chàng này ra và báo cho giáo viên xử lí.

Lần trục trặc thứ hai là vào năm hai, ở môn Marketing Research và Service Marketing (Nghiên cứu Marketing và Dịch vụ Marketing), Long làm cùng một người Việt, một người Myanmar và một người Trung Quốc. Vì có hai dự án một lúc nên nhóm Long đã phải chia ra là hai nhóm nhỏ, một nhóm làm Service Marketing còn nhóm của Long làm Marketing Research vì nhóm này cần làm việc với SPSS (một chương trình xử lí và phân tích số liệu). Đến sáng hôm deadline (hạn cuối nộp bài), lên trường soát lại bài của nhau thì mới thấy ôi thôi là nhóm kia làm dở tệ, và nguy hiểm hơn nữa là nhóm đó ghi rõ lấy nguồn từ wikipedia (mà thầy giáo đã giao kèo từ trước là sẽ cho zéro những ai dùng nguồn này, lưu ý là wikipedia không được coi là nguồn chính thống vì ai cũng có thể tham gia viết và sửa nội dung). Vì thế, Long và người bạn Việt Nam đã phải sửa bài và chấp nhận muộn nửa ngày so với hạn nộp.

Cuối cùng, ở môn “Business Strategy” (Chiến lược thương mại), Long cũng từng phải làm việc nhóm với một bạn Ấn độ và hai người từ Myanmar. Đến giờ hẹn nhóm cũng chỉ có một anh chàng người Myanmar lên… léo nhéo “Tụi kia ko đến thì làm làm gì, cứ để kệ đấy cho chết chùm”. Lần này, Long phải tự làm cố cho xong vì không muốn trả thêm học phí (và lần này anh bạn cũng lại phát hiện có thông tin dẫn nguồn từ wikipedia!)

Như vậy, không phải ai cũng may mắn “rơi” vào nhóm của những người bạn có năng lực và trách nhiệm, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phản ứng lại bằng cách tranh thủ sự đồng lòng của những người khác trong nhóm, báo giáo viên hay những cách khác nữa. Quan trọng là phải quyết đoán, đừng để mình bị lợi dụng và bị ảnh hưởng thành tích học tập chỉ vì một người bạn cùng nhóm thiếu trách nhiệm.

Nguồn: Sưu tầm

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-minh-t_dai-hoc-my
    Nguyễn Minh T_đại học Mỹ
  • le-ho-t-m_dai-hoc-uts-uc
    Lê Hồ T.M_Đại học UTS, Úc
  • minh-t_visa-du-hoc-my
    Minh T_visa du học Mỹ
  • ha-minh-h_visa-du-hoc-uc
    Hà Minh H_visa du học Úc