Đại học có thật cần thiết?
Trước nhất, có lẽ nên xác định rõ ràng Đại học không phải là một sự bắt buộc. Không phải tất cả bạn bè đều vào Đại học hay vì bố mẹ bạn muốn "nở mày nở mặt" mà buộc lòng phải chọn con đường này. Nếu bản thân cảm thấy mình không phù hợp với môi trường Đại học, tốt nhất là bạn hãy đi theo những hướng khác.
Nếu muốn theo đuổi một cái nghề nào đó hay những kiến thức nằm ngoài khuôn khổ của trường Đại học (ví dụ như học làm bartender, học make-up…) thì cách tốt nhất là tham gia những khóa học nghề hay xin học việc.
Có sở thích & đam mê
Hai điều quan trọng nữa khi chọn ngành đó là sự yêu thích và khả năng bản thân. Nếu không thích những bộ môn thuộc chuyên ngành nào đó, liệu bạn có thể "trụ vững" được trong ba năm? Nên nhớ rằng chính đam mê và động lực học hành cũng sẽ quyết định phần nào sự thành công của việc học.
Thử bước vào thư viện và chờ xem đôi chân bạn sẽ tiến về hướng có những đầu sách thuộc lĩnh vực nào, khi đó bạn sẽ biết mình thích học gì.
Đôi khi cũng có những người chọn học những ngành có vẻ như chẳng liên quan với hướng đi của nghề nghiệp. Nhiều người chọn học Luật để có được kĩ năng tư duy logic, khả năng đánh giá vấn đề một cách sâu sắc…
Nói tóm lại, trình độ Đại học sẽ hướng dẫn bạn cách làm thế nào để sử dụng não bộ của mình một cách hiệu quả, đồng thời mang lại cho bạn những kĩ năng hữu ích cho nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.
Có năng lực thực sự
Tất nhiên là nếu có đam mê mà không có năng lực thì bạn cũng sẽ khó mà học tốt. Những người học Toán quá tệ tất nhiên sẽ khó có thể thành công với ngành Kinh tế.
Bất kể ngành học nào cũng yêu cầu bạn phải có khả năng Tiếng Anh và Toán ở trình độ Trung học phổ thông hoặc tương đương. Mỗi ngành sẽ có những yêu cầu khác nhau về bộ môn liên quan. Chẳng hạn như nếu muốn vào học ngành Y, bạn phải có điểm cao môn Hóa ; muốn vào học Kỹ sư phải giỏi Toán, Lý.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến các khả năng khác như tin học, ngoại ngữ, ngoại khóa để ghi điểm trong mắt ban tuyển sinh.
Chọn ngành liên quan tới nghề nghiệp mơ ước
Có thể bạn đã biết công việc mình yêu thích trong khi còn đang phân vân về ngành học. Cách tốt nhất là đọc các thông tin về nội dung khóa học (môn học, xu hướng ngành nghề của sinh viên sau khi ra trường, các bảng xếp hạng…) và tìm hiểu hướng đi của những người đi trước để có sự lựa chọn cho riêng mình.
Có nhiều ngành học nhất thiết bạn phải học đúng chuyên ngành mới mong "hành nghề" được, chẳng hạn như Sư phạm hay Y khoa.
Nhưng ngược lại, nếu nghề nghiệp mơ ước của bạn còn quá mơ hồ thì bạn cần học những ngành có tính khái quát, như Lịch sử, Sinh học, Địa lý hay Tâm Lý. Biết đâu trong quá trình theo học, bạn sẽ tìm ra được những công việc chuyên sâu cho mình (chẳng hạn như làm chuyên gia tâm lý cho các vấn đề về bạo hành gia đình, nhà khảo cổ học chuyên về một thời kỳ nào đó…)
Cuối cùng, bạn cũng nên tìm đến những người thân cận như thầy cô, gia đình, bè bạn để thăm dò ý kiến của họ. Đây là những người hiểu rõ về sở thích và khả năng của bạn nhất để đưa lời khuyên.
Nguồn: hotcourses.vn
Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.
Chương trình hỗ trợ phí và quà tặng Du học 2016 từ Megastudy
CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY
Tầng 9, tòa nhà Phan Anh, 27 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.39727100
Email: info@megastudy.edu.vn
Hotline: 0904 68 30 36 (Ms Phương)