Nhờ người khác đọc bài và cho feedback
Hãy cố gắng tìm một người bạn, hoặc thầy cô, đặc biệt là những người có kĩ năng viết khá tốt để có đủ khả năng nhận ra được những lỗi ngữ pháp và sử dụng từ bạn thường mắc phải. Những lỗi này, kể cả sau khi tự kiểm tra lại sẽ rất khó nhận ra ngay lập tức. Nên nhớ rằng, việc bạn nhờ một người với cái nhìn khách quan hơn sẽ dễ dàng thấy những lỗi trong bài.
Tập luyện mỗi ngày
Tự nhủ bản thân “Viết! viết! Và viết!” Mỗi ngày bạn gặp bao nhiêu người thực hiện được mơ ước của mình? Ai cũng có thể nói những câu ba hoa, mộng tưởng, nhưng bạn nên nhớ: hãy hành động trước và chỉ có hành động mới có thể chứng minh được bản thân. Hãy bắt đầu cầm bút và viết bất cứ nơi nào, bất cứ ở đâu có thể. Đừng lo lắng xem cần viết bao nhiêu câu, mỗi câu có bao lỗi, bởi chính những suy nghĩ tiêu cực ấy rất dễ làm bạn ‘nản chí’. Hãy viết những gì mình nghĩ, mình thích trước tiên, sau đó edit lại vẫn rất OK phải không nào?
Làm các dạng bài khác nhau
Đừng có giới hạn bản thân ở trình độ lè tè nhắm mắt cũng qua nhé! Hãy nhớ lại, tưởng tưởng hoặc bịa một chuyện gì hay ho cũng vô cùng hữu ích nhất là khi bạn viết nhật ký hay blog tán gẫu bạn bè. Nghĩ tới những thứ thật sáng tạo và viết ra, nhất là triển khai thành những câu càng dài càng tốt. nếu như số lượng giấy có hạn, viết nháp trước – chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng với bài viết của mình.
Đọc tài liệu
Đọc thật nhiều tài liệu cũng là một cách vô cùng hữu ích để bạn có thêm những vốn câu mới, từ ngữ phong phú cũng như một số tip hay để viết bài. Đừng sợ từ mới hay bất cứ những mẫu câu lạ, nhớ luôn mang theo mình một cuốn sổ ghi chép và take mote lại cho mình để ghi điểm một cách ‘ngon lành’ nhé!
Có vốn sống thực tế
Bất cứ khi nào có thời gian rảnh rỗi, hãy đi dạo quanh đó đây khám phá thế giới quanh ban. Cố gắng ghi nhớ một vài điều điều làm bạn quan tâm, hãy những fun facts… chúng rất có ích cho bài viết của bạn đấy nhé!