1. Ngành truyền thông là gì?
Xuất hiện vào khoảng cuối những năm 1970, cho đến nay ngành Đa phương tiện vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những sinh viên có đam mê dành cho mạng Xã hội hay thế giới kỹ thuật số.
>>>2017: Thời điểm vàng cho du học Anh quốc
Bạn có đam mê truyền thông đa phương tiện không? Bạn có sử dụng các mạng Xã hội như Facebook, Twitter hay LinkedIn không? Nếu có, các khóa học về Đa phương tiện có lẽ phù hợp với bạn. Để học tốt ngành này, bạn cần có hiểu biết nhất định về các xu hướng đương thời, hay làm thế nào để “chạm” được vào các đối tượng khách hàng khác nhau khi viết quảng cáo chẳng hạn.Khi theo học ngành này, bạn sẽ phải viết rất nhiều bài luận nên hãy lưu ý khả năng viết và chăm chỉ đọc thật nhiều tài liệu khi có thời gian rảnh.
Các khóa học này sẽ mang lại cho bạn những kiến thức về truyền thông đa phương tiện cũng như kiến thức về web, quản lý mạng Xã hội, quảng cáo, quan hệ công chúng và cả marketing.Những sinh viên tốt nghiệp ngành họ này cũng có thể tìm đến các chương trình Sau Cử nhân như NCTJ hay học các chương trình Thạc sĩ, để đi sâu vào các lĩnh vực như báo chí hay luật. Một khóa học PGCE cũng sẽ giúp họ tiếp cận được công việc giáo viên.
Nếu bạn là sinh viên quốc tế thì một tấm bằng chứng tỏ năng lực tiếng là vô cùng cần thiết. Tùy vào trường Đại học mà điều kiện ngôn ngữ cũng như trình độ đầu vào sẽ có sự dao động. Đối với các khóa Cử nhân, ứng viên cần có ít nhất 3 chứng chỉ A-level hoặc tương đương, trong khi đó các khóa Sau Cử nhân lại đòi hỏi bạn phải có bằng Đại học loại khá trở lên.
2. Du học ngành truyền thông ở đâu?
Với một ngành học như Đa phương tiện thì địa điểm đặt trường Đại học là yếu tố vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của bạn sau này. Hãy cố gắng học ở những nơi khiến bạn thoải mái nhất, nhưng đó cũng phải là nơi có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Nếu chuyên ngành bạn chọn là Báo chí thì hãy nên chọn những nơi có chương trình phù hợp, cụ thể là nội dung khóa học có phù hợp với công việc mà bạn đang “cho vào tầm ngắm”.
Chẳng hạn, trong báo chí còn có rất nhiều phân ngành khác nhau, báo mạng trực tuyến, báo đài…Và dĩ nhiên chi phí cũng như điểm số cũng là hai điêu cần lưu ý kĩ càng. Một số trường như City University sẽ yêu cần ứng viên bậc Cử nhân phải đạt ít nhất 3 chứng chỉ A-level với điểm số cao ngút. Vì thế, hãy tìm hiểu về điều kiện tuyển sinh để “cân đo đong đếm” xem bạn có đạt yêu cầu hay chưa.Về vấn đề tài chính, cách tốt nhất vẫn là tìm đến các chương trình học bổng du hoc hay hỗ trợ của nhà trường.
3. Lý do bạn nên học truyền thông ở Vương quốc Anh
Là nhóm ngành học có sức hút chưa hề giảm nhiệt, ngành truyền thông hiện đang chiếm giữ vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội cũng như các hoạt động kinh doanh.
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều đơn vị, trường đại học tổ chức đào tạo ngành Truyền thông từ Bắc chí Nam. Tuy nhiên, bài toán đặt ra ở đây chính là làm thế nào để sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường truyền thông báo chí đầy sôi động trong khi “chỉ có khoảng 20 – 30% sinh viên báo chí khi ra trường làm đúng chuyên ngành mình đã học, và cũng chỉ có 8 – 10% trong số này tạo dựng được thương hiệu cho mình”? (theo thống kê của website Hội Nhà báo Việt Nam).
Với lựa chọn cơ hội việc làm đa dạng, từ phóng viên, biên tập viên, copywriter, social media, MC, maketer, PR, quản lý truyền thông, giám đốc truyền thông, giám đốc sáng tạo… thì đòi hỏi các ứng viên không chỉ có được nền tảng kiến thức học thuật tốt, chuyên môn sâu sắc mà phải có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Và đó cũng chính là lý do mà rèn luyện kỹ năng làm báo, làm truyền thông cần được ưu tiên hàng đầu trong các trường đào tạo nhưng hiện trạng lại được chưa chú trọng tương xứng.
Tại các nước phương Tây – nơi có ngành truyền thông phát triển vượt bậc thì yêu cầu đặt ra cho mỗi sinh viên khi du học Anh ngành Truyền thông đó chính là phải có tố chất, kỹ năng và được làm những công việc y như tại các tòa soạn, công ty truyền thông quảng cáo ngay từ khi còn ngôi trên ghế nhà trường. Còn với các cơ sở đào tạo thì yêu cầu cơ bản nhất là phải có đầy đủ hệ thống trang thiết bị như một tòa soạn báo thu nhỏ, một studio, một đài phát thanh, truyền hình, một tờ báo trực tuyến hay tổ chức truyền thông ngay trong khuôn viên trường để sinh viên dễ dàng tác nghiệp. Bên cạnh đó, các trường tại Anh còn phải có đội ngũ giảng viên tinh thông nghề nghiệp, thấu hiểu rõ xu hướng truyền thông báo chí cùng những điều thiết thực nhất để truyền thụ kiến thức, hướng dẫn cho mỗi học viên.
Như vậy, có thể nói rằng, khi chọn du học Anh ngành Truyền thông thì bạn sẽ có cơ hội lý tưởng nhất để trải nghiệm một môi trường báo chí đầy sôi động, được thử nghiệm các công cụ hiện đại nhất phục vụ cho quá trình khám phá, nghiên cứu, học tập, được học những môn đề cao tính thực hành, phát triển kỹ năng chứ không đơn thuần là nặng về lý thuyết như tại Việt Nam.
4. Bạn được gì khi du học Anh ngành Truyền thông?
- Vương quốc Anh có một trong những mạng lưới truyền thông phát triển và rộng lớn nhất trên thế giới. Nó bao gồm tám tờ báo quốc gia phát hành hàng ngày, hàng trăm tạp chí và báo chí xuất bản định kỳ, năm đài truyền hình và nhiều đài truyền hình vệ tinh và kỹ thuật số khác.
- Vương quốc Anh đầu tư nhiều vào việc phát triển kỹ nghệ phương tiện truyền thông. Đài BBC (Tập đoàn Truyền thông Anh quốc) nổi tiếng thế giới có thu nhập hàng triệu bảng Anh mỗi năm từ việc xuất khẩu các chương trình TV.
- Hệ thống giáo dục Vương quốc Anh liên tục đổi mới và là một nơi lý tưởng để nghiên cứu các chủ đề như sự phát triển của trẻ và các phương pháp học tập. Các sinh viên tốt nghiệp tại Vương quốc Anh thường trở thành cố vấn cho các phòng ban trong chính phủ và các cơ sở giáo dục.
- Chính vì vậy, khi du học Anh ngành Truyền thông giúp bạn rèn luyện sự tự tin, có nhiều lợi thế để đắm mình trong môi trường truyền thông quốc tế chuyên nghiệp cũng như trải nghiệm môi trường tiếng Anh hấp dẫn đầy mê hoặc. Đó là chưa kể đến nước Anh là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa độc đáo và rất đặc trưng, du học Anh Quốc sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về phong tục tập quán của từng vùng miền, từng quốc gia. Bạn sẽ được tiếp xúc, làm quen với các sinh viên khác đến từ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nói hơn 300 thứ ngôn ngữ khác nhau.
5. Du học Anh ngành truyền thông gồm có những khóa học nào?
Hiện có hơn 100 trường đại học, cơ sở đào tạo tại Anh cung cấp các khóa học Truyền thông, bao gồm:
- Báo chí
- Quảng cáo, PR và xuất bản
- Nhiếp ảnh và làm phim
- Truyền hình và âm thanh
- Truyền thông và media
- Truyền thông đồ họa
- Truyền thông không gian
- Truyền thông hình ảnh, văn hóa và thiết kế tương tác
Các trường đại học tại Anh cung cấp chương trình đào tạo giáo viên ở cấp độ đại học có chất lượng cao, và sẽ được cấp bằng BEd (Cử nhân giáo dục) và, trong nhiều trường hợp, QTS (đủ điều kiện làm giáo viên). Bạn cũng có thể học Bằng cử nhân liên quan đến giáo dục. Đại học đại cương và HND có những chuyên ngành như giáo dục và chăm sóc, cùng với nhiều khóa học chuyên sâu ở cấp độ sau đại học.
Các khoá sau đại học thường là thạc sĩ lên lớp và chứng chỉ / bằng diploma sau đại học, hoặc thạc sĩ nghiên cứu (MPhil, MRes, PhD). Bạn có thể lựa chọn các lĩnh vực như xã hội học, chính sách xã hội và nhân loại học, địa nhân văn và xã hội hoặc báo chí và truyền thông.
6. Cơ hội việc làm khi du học ngành truyền thông
Nắm bắt được nhu cầu của xã hội, ngày càng nhiều học sinh sinh viên lựa chọn theo học ngành truyền thông, và khiến ngành này trở nên hot hơn bao giờ hết. Vậy xu hướng học ngành truyền thông có làm giảm bớt cơ hội nghề nghiệp của sinh viên?
Thực tế là chừng đó vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt, truyền thông lại là một ngành đòi hỏi sự sáng tạo và không ngừng phát triển, nên không phải ai học ngành này cũng đều có thể tìm được một công việc lương cao. Vì thế, mỗi cá nhân đều cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng vượt trội hơn các ứng viên khác để gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng và có một mức thu nhập mà nhiều người chỉ “dám” mơ ước.
Theo một khảo sát thống kê của Glassdoor thì với người đang công tác trong ngành Truyền thông là những người sở hữu mức lương cực kỳ hấp dẫn. Trung bình 40.968 GBP/năm và tại thành phố London là 41.630 GBP. Cùng với đó, trang Payscale* công bố mức lương một năm của một số vị trí công tác trong ngành Truyền thông tại quốc gia này như sau:
- Giám đốc truyền thông: 45.178 – 96.310 GBP
- Quản lý truyền thông marketing: 22.335 – 51.258 GBP
- Quản lý truyền thông: 26.052 – 51.369 GBP
7. Một số trường giảng dạy tốt ngành truyền thông tại Anh
Chọn được ngành mình muốn du học đã khó, để chọn được ngôi trường giảng dạy tốt lĩnh vực mình muốn theo đuổi cũng như mang đến triển vọng tương lai ngời sáng lại là điều không hề dễ dàng. Nếu đã có ý định du học Anh ngành Truyền thông thì bạn có thể tham khảo một số trường sau đây:
Đại học East Anglia
Đại học Loughborough
Đại học Lancaster
Đại học Sheffield
Đại học Leeds
Đại học Nottingham
Đại học Warwick
Đại học Cardiff
Đại học City London
>>>Thủ tục xin visa du học Anh quốc
>>>Top 10 ngành học được du học sinh yêu thích tại Anh
Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.
Xem thêm thông tin Du học Anh TẠI ĐÂY
CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY
Hotline: 0904 683 036