Lần đầu tiên ra nước ngoài học tập chắc hẳn bạn sẽ gặp vô vàn những khó khăn. Vậy bạn sẽ phải làm gì để tránh khỏi sự bỡ ngỡ, chắc hẳn những điều dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.
Hãy lấy 1 tờ giấy và ghi liệt kê dần những thứ cần chuẩn bị để mua sắm bất cứ khi nào bạn nhớ đến:
1. Về thông tin: Bạn nên có đầy đủ thông tin: thời tiết, phong tục, giao thông, văn hóa, giáo dục Anh, cuộc sống, chi tiết về thành phố, trường bạn học...
2. Về đồ đạc, hành lý: Nên mua vali phù hợp. Nếu bạn muốn mang nhiều hành lý nên mua túi vali loại vải bạt không có khung. Vì thông thường mỗi vali chưa chứa đồ đã chiếm 6-7kg vali dạng bat túi chỉ 1 - 1,5kg); Ảnh của gia đình và bạn bè rất cần cho bạn những khi nhớ nhà trong những ngày đầu xa nhà. Quần áo vừa đủ.
*Chú ý: các đồ áo rét, găng tay,mũ len, giầy thể thao và balô tiện dụng để sử dụng đi học hàng ngày. Đi lại bên Anh chủ yếu bằng phương tiện công cộng (Bus, tàu điện ngầm) nên bạn sẽ phải đi bộ nhiều. Sổ ghi địa chỉ và số điện thoại, email để sẵn sàng cho việc gặp gỡ và làm quen với các bạn quốc tế; Nếu bạn có ý định mua laptop, nên mua ở Việt Nam và cài đặt đầy đủ các chương trình tiện ích để sử dụng.
3. Về Hồ sơ, giấy tờ cá nhân và học tập: Hộ chiếu còn thời hạn và visa nhập cảnh vào nước Anh; 20 chiếc ảnh cỡ 3x4 và 4x6 để sang làm các loại thẻ; Thư mời nhập học của trường và các giấy tờ liên quan đến quá trình học tập của bạn (công chứng và được dịch sang tiếng Anh).
Về món quà cho bạn bè, thầy cô: Bạn nên mang theo chút đồ lưu niệm làm quà cho thầy cô giáo, bạn bè, những người cần quan hệ. Thường mua những thứ nhẹ, nhỏ và có ý nghĩa truyền thống như: Tranh Đông Hồ, một số vật đeo làm bằng tay đặc trưng của văn hóa Việt nam (vừa rẻ, ý nghĩa lại mang được nhiều).
4. Về tài chính, tiền tiêu mang theo: Nên mang theo người tiền tiêu vừa đủ cho 1 thời gian đầu. Nên mở một tài khoản visa tại một Ngân hàng Việt Nam, như vậy khi bố mẹ bạn chuyển tiền cho bạn chi tiêu sẽ rất đơn giản. Khi sang Anh một thời gian bạn có thể mở một tài khoản (bank account) tại Anh và gửi tiền qua tài khoản đó.
5. Về thuốc men y tế cá nhân: Mang theo thuốc dự phòng như: thuốc ho, dầu xoa, thuốc đau đầu, cảm sốt, nhỏ mũi, đau bụng đi ngoài và kháng sinh… v.v...
6. Phòng bị một số rủi do: Nên photo công chứng: mặt hộ chiếu + visa cất ở nhà (Việt Nam) 2 bản và mang đi ít nhất 3 bản (Để sử dụng khi làm các thủ tục nhập học và phòng khi mất hộ chiếu, visa để có căn cứ xin cấp lại). Ghi lại toàn bộ đồ đạc đóng gói trong mỗi vali và thùng hàng để có thể trình báo khi thất lạc hoặc tiện tìm đồ khi bạn đến nơi ở cuối (để trong cặp tài liệu xách theo tay).
7. Lưu ý cho hành trình bay: Kiểm tra ngày giờ bay, để vé, hộ chiếu, visa cùng các giấy tờ tùy thân vào một túi clearbag. Hành lý phải dán tên và địa chỉ nơi đến và địa chỉ gốc ở Việt Nam. Không mang những đồ mà nước bạn cấm. Tất cả các tài liêu quạn trọng tiền bạc luôn mang theo người và xách tay; Nếu bạn là người lần đầu tiên đi Anh nên lên sớm và nhờ nhân viên check in xem những ai có chuyến bay giống mình mà đã đi lại nhiều lần, xin xếp ghế gần họ để tham vấn và nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết. Nên kiểm tra số kg hành lý Đề nghị đại lý vé máy bay xin cân thêm, vì có hãng hàng không ưu tiên cho sinh viên.
Megastudy - theo Dantri.