Du học Đức

Du học Đức: Vượt qua nỗi lo APS

  • Thứ Ba, 18 Tháng 04 2017 10:48
  • Lượt xem: 10.100

Đức thu hút du học sinh với môi trường học tập hiện đại, hiệu quả, chi phí học tập được hỗ trợ nhiều, an ninh tốt, lối sống văn minh. Tuy nhiên để có thể bước vào cánh cửa du học Đức HS phải có chứng chỉ APS để đáp ứng các yêu cầu nhập học của các trường đại học Đức.

1. APS là gì?

APS là viết tắt của Akademische Prüfstelle. APS là một bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức Hà Nội. APS thẩm tra để xem  Sinh viên có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để xin học Đại học tại Đức, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập.
Theo quy định của Đức, kể từ năm 2007, tất cả sinh viên muốn du học Đức  phải nộp hồ sơ tại Bộ phận Kiểm tra học vấn (APS) thuộc Phòng Lãnh sự và thị thực Đại sứ quán Đức để thẩm tra. Điều kiện để được nhập học đại học (ĐH) tại Đức cũng khá phức tạp, trong đó có quy định đã học ít nhất một học kỳ tại một ĐH chính quy. Vì vậy, APS thẩm tra xem sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học ĐH tại Đức hay không, và các chứng chỉ học tập của sinh viên cũng phải qua thẩm tra.

Thời gian lần lượt là cuối tháng 02 hoặc cuối tháng 08 hàng năm để phỏng vấn APS lần lượt là tháng 05 hoặc tháng 11 hàng năm và ĐSQ Đức sẽ cấp Chứng chỉ APS 

Sau khi thẩm tra, nếu Sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ hay một giấy chứng nhận. Chứng nhận này là một trong những điều kiện để xin  học tại một trường đại học ở Đức. Các giấy chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn

2. APS thẩm tra những gì?

+Thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp

+Kiểm tra liệu sinh viên có đáp ứng các điều kiện để đăng ký đại học ở Đức và

+nếu sinh viên hội đủ điều kiện thì mời sinh viên đến phỏng vấn (chỉ đối với các đối tượng học sau đại học).

Những sinh viên sẽ theo học đại học ở Đức và vẫn chưa có bằng tốt nghiệp đại học của Việt Nam phải qua bài thi viết test AS,  là một kỳ thi tập trung và chuẩn mực nhằm xác định năng lực học tập của sinh viên nước ngoài. Sinh viên có thể lựa chọn thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. 
Những sinh viên muốn học cao học hoặc học lấy bằng đại học thứ hai tại Đức sẽ phải qua phỏng vấn. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 15 phút, sinh viên sẽ được hỏi về những kiến thức mình đã học. Bằng cách đó APS thẩm tra xem những kiến thức sinh viên thể hiện có tương xứng với bằng cấp mà sinh viên đã trình ra hay không.
Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh tùy theo nguyện vọng của sinh viên. Đây không phải là một cuộc thi ngoại ngữ. Tuy nhiên sinh viên phải đủ khả năng giao tiếp với những người phỏng vấn về các môn mình đã học, có nghĩa tối thiểu nên có trình độ tiếng Đức hoặc tiếng Anh ở trình độ cơ bản từ khá đến giỏi và phải có một vốn từ chuyên ngành cơ bản.

3. Đối tượng nào phải qua APS?

Đối với những người xin du học những ngành học thuần túy nghệ thuật và những người xin làm nghiên cứu sinh, APS được thực hiện theo thủ tục đơn giản chỉ gồm có việc thẩm tra giấy tờ mà không cần phỏng vấn.

Điều kiện để được nhập học ĐH tại Đức: đã học ít nhất một học kỳ tại một khóa ĐH chính quy của một trường ĐH được công nhận tại Việt Nam sẽ được nhận vào dự bị ĐH/thi đầu vào; đã học ít nhất bốn học kỳ tại một khóa ĐH chính quy của một trường ĐH được công nhận tại Việt Nam sẽ được nhận thẳng vào ĐH theo ngành học ở Việt Nam.

Thủ tục APS-Thông thường dành cho những sinh viên và những người đã tốt nghiệp ĐH tại Việt Nam muốn xin học tại một trường ĐH hoặc trường ĐH (FH) hoặc ở một trường dự bị ĐH của Đức.

Những sinh viên và những người đã tốt nghiệp ĐH tại Việt Nam muốn xin học tại một trường ĐH mỹ thuật hoặc một nhạc viện của Đức. Những quy định này chỉ dành cho những ngành học thuần túy nghệ thuật như hội họa, múa, dương cầm (không dành cho những ngành học design hoặc sư phạm).

Những người xin làm nghiên cứu sinh ở một trường ĐH Đức. Điều kiện để làm nghiên cứu sinh là phải có giấy đồng ý hướng dẫn của giáo sư ở một trường ĐH Đức. Những người xin du học đã nhận được một học bổng từ công quỹ của CHLB Đức (ví dụ như của DAAD hoặc từ quỹ của một Tổ chức chính trị Đức) hay của Bộ GD-ĐT Việt Nam - MOET - và được chuyên gia Đức lựa chọn ở Việt Nam không cần thông qua APS.

5. Thủ tục hồ sơ và phỏng vấn tại APS gồm những gì?

Thủ tục của APS về cơ bản gồm: thẩm tra hồ sơ; phỏng vấn (chỉ đối với Thủ tục APS-Thông thường); cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận. Tiếp theo đó xin học tại các trường ĐH Đức, xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP.HCM (thời gian làm thủ tục thị thực khoảng 4 tuần).

Các cuộc phỏng vấn diễn ra hai kỳ mỗi năm vào tháng 11 và tháng 5. Thời gian tiếp nhận hồ sơ nộp trực tiếp vào thứ hai và thứ tư hàng tuần, từ 8g30 đến 11g30.

Hồ sơ xin học cho học kỳ mùa hè phải nộp chậm nhất là trong tháng 9 năm trước và của học kỳ mùa đông phải nộp chậm nhất là trong tháng 3. Nếu hồ sơ được gửi qua bưu điện đến APS thì ngày Đại sứ quán nhận được chậm nhất là 30-9 hoặc 31-3 (tất cả các giấy tờ của Việt Nam đều phải nộp dưới dạng dịch công chứng sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh).

Riêng đối với các thủ tục không kèm phỏng vấn, hồ sơ có thể nộp bất kỳ lúc nào, không có thời hạn.

Khi phỏng vấn cần có mặt đúng giờ hẹn phỏng vấn và mang theo hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân. Nếu vắng mặt sẽ được đánh giá là không đạt. Cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh theo lựa chọn, bao gồm phần chuẩn bị bằng hình thức viết và phần vấn đáp. Được phép sử dụng từ điển, thước kẻ và bút. Không được phép sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác như từ điển điện tử...

Sau khi thẩm tra APS đạt kết quả tốt, người phỏng vấn sẽ nhận được 10 chứng chỉ bản gốc. Nếu cần thêm chứng chỉ để sử dụng nộp hồ sơ xin vào các trường, người phỏng vấn có thể làm đơn xin cấp tại APS.

Nếu không đạt, cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện lại sau đó 6 tháng (có thể xin phỏng vấn lại qua Fax hoặc Email). Mỗi người được phép xin phỏng vấn lại 2 lần.

6.Chứng minh tài chính

Với chứng chỉ APS, sinh viên có thể đăng ký học tại một trường ĐH tại Đức và là điều kiện để xét đơn xin cấp thị thực đi học tiếng, học dự bị ĐH hoặc học ĐH tại Đức. Thông thường, nếu có đầy đủ hồ sơ, thời gian xét đơn xin cấp thị thực sẽ là 4 tuần. Người đứng đơn xin cấp thị thực phải đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Thị thực của Đại sứ quán Đức.

Những giấy tờ và văn bằng (bản chính hoặc bản sao công chứng) cần phải nộp kèm theo đơn. Tất cả các giấy tờ phải có hai bản sao kèm theo. Bộ hồ sơ gốc sẽ được trả lại cho người đứng đơn sau khi có quyết định về đơn xin cấp thị thực. Theo đó, hồ sơ gồm: đơn xin cấp thị thực (3 bản, mẫu đơn được phát miễn phí tại Đại sứ quán, đơn có thể khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh); 4 ảnh mới chụp, nền trắng (ghi họ tên và ngày tháng năm sinh vào mặt sau của ảnh); hộ chiếu Việt Nam hợp lệ, có chữ ký của người mang hộ chiếu; bản tóm tắt quá trình học tập, công tác bắt đầu từ khi tốt nghiệp THPT (phải ghi rõ cả thời gian không đi học và cũng không đi làm); bản chính giấy chứng chỉ của APS; chứng nhận đã đăng ký khóa học tiếng Đức tại Đức, hoặc chứng nhận đã đăng ký khóa dự bị ĐH, hoặc giấy báo nhập học ngành đã đăng ký tại một trường ĐH, cao đẳng Đức (giấy báo có điều kiện kèm theo).

Ngoài ra, cần chứng minh tài chính cho thời gian cư trú tại Đức. Đối với người du học tự túc, phải có giấy chứng nhận có tài khoản tại một ngân hàng Đức với số tiền tối thiểu là 7.020 euro. Tài khoản này phải là tài khoản phong tỏa để mỗi tháng chỉ được rút tối đa 585 euro. Đối với du học sinh được bà con họ hàng hoặc người quen tại Đức bảo lãnh, người bảo lãnh phải làm cam kết chịu tất cả các phí tổn cho người đứng đơn trong suốt thời gian du học.

Tùy theo từng trường hợp, Đại sứ quán có thể yêu cầu nộp thêm các giấy tờ khác. Các yêu cầu này sẽ chỉ do nhân viên nhận hồ sơ thông báo với người du học, và người du học phải đóng lệ phí là 30 euro.

7. Kinh nghiệm ôn thi APS?

Thi APS có 2 phần: một bài tập liên quan đến chuyên ngành của mình, làm trong tầm 10 phút, sau đó sẽ là phần phỏng vấn.

HS nên ôn thi các môn có trong bảng điểm (tầm 50 môn), tập trung vào các môn chuyên ngành, cơ sở ngành. Các bạn cũng có thể chủ yếu sử dụng google và Wikipedia để học thuật ngữ, khái niệm…Một số công thức quan trọng cần phải nhớ, ví dụ trong môn tài chính thì cần chú trọng đến các công thức của Tài trợ dự án, Phân tích tài chính doanh nghiệp và Quản trị ngân hàng.

Nhiều khả năng các giáo sư sẽ nhìn vào môn thấp nhất và cao nhất của bảng điểm của mình để hỏi.

Hãy chuẩn bị sẵn các câu trả lời cho các câu hỏi chung chung:

Introduce yourself, your family, your previous study...

Why you choose Germany?

How can you find enough financial means for your study?

Which university have you chosen? What do you know about it?

Khả năng cao một vài câu trả lời của mình sẽ dẫn dắt tới một số câu hỏi khó hơn từ các professors. Các professor có thể sẽ hỏi thêm một bài tập nữa trong lúc phỏng vấn.

Một điểm đặc biệt cần lưu ý là tuy rằng kết quả học tập là một phần không thể thiếu của thẩm tra APS, tuy nhiên nó không ảnh hưởng đến kết quả Zertifikat của HS. Nếu điểm quá thấp thì có thể các giáo sư sẽ hỏi tại sao, và bạn chỉ cần đưa ra lý do hợp lý (tham gia các hoạt động xã hội, gia đình có sự kiện đặc biệt, hoặc điểm số thấp là do năm 1 năm 2 tôi chưa thực sự nhìn ra định hướng nghề nghiệp và niềm đam mê, nhưng điểm năm 3 năm 4 thì rất khả quan…).

>>>Điều kiện du học Đức 2017

>>>Kinh nghiệm phỏng vấn du học Đức

>>>Quy trình thủ tục xin Visa du học Đức 2017

Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

Văn Phòng Hà Nội
Tầng 9, tòa nhà Phan Anh, 27 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.39727100
Email: info@megastudy.edu.vn

Hotline: 0932 36 79 48 

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-minh-t_dai-hoc-my
    Nguyễn Minh T_đại học Mỹ
  • le-ho-t-m_dai-hoc-uts-uc
    Lê Hồ T.M_Đại học UTS, Úc
  • minh-t_visa-du-hoc-my
    Minh T_visa du học Mỹ
  • ha-minh-h_visa-du-hoc-uc
    Hà Minh H_visa du học Úc