Du học Mỹ

Chia sẻ kinh nghiệm học Tiến sĩ tại Mỹ

  • Thứ Bảy, 20 Tháng 08 2016 08:59
  • Lượt xem: 4.076

Từ trước đến nay, nền giáo dục của Hoa Kỳ luôn nổi tiếng với chất lượng cao, nhiều trường đại học xuất sắc, cùng với các phương pháp giảng dạy hiện đại, sáng tạo. Vì vậy việc học Tiến sĩ tại đây là một mục tiêu mà nhiều bạn trẻ Việt Nam đang quyết tâm theo đuổi. Đây thực sự là một chặng đường dài với nhiều thử thách, gian khổ nhưng cũng đầy niềm vui, hạnh phúc và trải nghiệm thú vị. Bài viết này được chuẩn bị với mong muốn chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm mà mình đã tích luỹ được sau 10 năm học tập và nghiên cứu tại Hoa Kỳ trong lĩnh vực y sinh học.

“Săn tìm” học bổng PhD

  • Hiện nay có nhiều cơ quan chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng cấp nhiều học bổng Tiến sĩ cho các ứng viên của Việt Nam, ví dụ như chương trình học bổng Fulbright, Vietnam Education Foundation, Congressionally Directed Medical Research Program, National Institute of Health, National Cancer Institute, Cancer Prevention and Research Institute of Texas,… Ưu điểm của các học bổng này thông thường là uy tín tốt, tổ chức bài bản, quy mô lớn, và tạo điều kiện cho các bạn tham gia network với cộng đồng các fellows tài năng. Các học bổng này cũng tạo điều kiện cho các bạn phát triển các kĩ năng mềm, kĩ năng nghiên cứu, và có qui trình hỗ trợ bài bản, các khoá huấn luyện, chuẩn bị chu đáo cho chặng hành trình học PhD trên đất Mỹ. Các học bổng của chính phủ Hoa Kỳ thường rất cạnh tranh và có nhiều qui định chặt chẽ về tiến độ học tập, thời gian hoàn thành PhD, các điều khoản về visa, báo cáo thành tích học tập thường niên, qui định nội bộ của chương trình học bổng,… Việc chuẩn bị cho các học bổng này cần nhiều thời gian và công sức với sự tập trung cao độ để hoàn thiện hồ sơ (thành tích học tập, Anh ngữ, kĩ năng mềm, thành tích hoạt động xã hội,…) Các chương trình học bổng PhD của chính phủ Việt Nam như 911,… cũng cung cấp nhiều suất học bổng để học PhD tại Mỹ.

  • Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải nhận được học bổng PhD từ chính phủ hay các quĩ giaó dục để bắt đầu học Tiến sĩ tại Hoa Kỳ. Nhiều trường đại học tại Mỹ sẵn sàng tài trợ toàn bộ chi phí học tập, sinh sống, nghiên cứu, bảo hiểm y tế,… cho các ứng viên xuất sắc để chiêu mộ nhân tài. Các học bổng PhD do các trường đại học cấp có thể tìm thấy trong website của trường, nhất là các mục Funding opportunities, Fellowships, Scholarships. Các học bổng này thường có tính cạnh tranh ở mức từ khá cao đến rất cao. Việc đạt được các học bổng này rất đáng tự hào và bạn nên ghi các danh hiệu này trong hồ sơ thành tích của mình. Các giáo sư đánh giá cao các sinh viên được trường chiêu mộ bằng các học bổng này. Các tổ chức phi lợi nhuận như Vietnam Education Foundation Science and Technology Association, Ford Foundation,…  cũng cung cấp nhiều học bổng để hỗ trợ việc học cao học của các bạn. Việc đạt được các học bổng do các chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận tài trợ sẽ giúp bạn phần nào có được sự tự chủ về tài chính và có thể tập trung chuyên tâm vào đề tài PhD. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý về các điều khoản ràng buộc, các yêu cầu về báo cáo tiến độ học tập,… của nơi cấp học bổng.
  • Các giáo sư cũng có thể trực tiếp tài trợ việc học PhD của các bạn bằng cách dùng kinh phí của các dự án nghiên cứu, đào tạo mà khoa hoặc lab đã nhận được. Trong trường hợp này, các bạn cần vượt qua được các vòng tuyển chọn của các giáo sư và trường mà các bạn mong muốn nhập học. Nguồn kinh phí này có thể kéo dài từ 1 đến 5 năm hoặc lâu hơn nữa, tuỳ vào dự án và khả năng tìm kinh phí tài trợ nghiên cứu của các giáo sư. Tuy nhiên, khi bạn nhận được các học bổng này thì các bạn có thể sẽ phụ thuộc nhiều vào các giáo sư, nhất là khi bạn được trả lương từ các dự án nghiên cứu của lab. Sự phụ thuộc này có thể đôi khi không tốt lắm cho việc làm đề tài PhD, nhất là khi các giáo sư yêu cầu bạn làm các thí nghiệm phục vụ cho các dự án nghiên cứu không thực sự liên quan đến đề tài Tiến sĩ của các bạn. Tuy nhiên, nhờ cách này, bạn có thể được trở thành đồng tác giả trong các công trình nghiên cứu mà bạn tham gia. Trong đa số trường hợp, các giáo sư sẽ yêu cầu các thành viên trong lab dành khoảng 25-50% thời gian để cùng tham gia vào một số dự án trọng điểm của lab nhằm đảm bảo tiến độ và duy trì nguồn tài trợ nghiên cứu. Phần thời gian còn lại, các bạn có thể tập trung vào dự án nghiên cứu riêng để hoàn thành bằng Tiến sĩ của các bạn.

 

Vượt qua “rào cản” ngôn ngữ

  • Các trường cao học của Hoa Kỳ thường yêu cầu GRE, TOEFL, IELTS để chứng minh khả năng Anh ngữ của các ứng viên. Đây là một tiêu chí quan trọng. Đa phần các ứng viên châu Á có điểm phần thi Toán (Maths) rất cao. Thách thức lớn nhất vẫn là Verbal và Writing. Bí quyết để đạt điểm cao trong phần Verbal và Writing là các bạn cần học nhiều từ vựng và rèn luyện kĩ năng đọc, viết, tham khảo các sách hướng dẫn phương pháp thi, và làm bài test thử. Mình nhận thấy việc chuẩn bị flash cards rất có ích cho việc học từ vựng. Mình thường tận dụng các khoảng thời gian thừa như khi làm việc nhà, nấu ăn, rửa chén,… để học nhẩm các từ mới. Ngoài ra, việc thường xuyên đọc các bài viết trên CNN, Reuters, Science Daily,… giúp mình học được cách hành văn, sử dụng từ ngữ phù hợp, phân tích sự việc một cách logic, và mở rộng kiến thức xã hội. Đây là các kĩ năng cần thiết để đạt điểm cao trong phần thi Writing. Trong quá trình tham gia vào công tác xét tuyển, mình đã từng chứng kiến nhiều ứng viên có kinh nghiệm nghiên cứu tốt bị loại vì điểm tiếng Anh không cao. Vì vậy, Anh ngữ thực sự là một yếu tố không thể thiếu để thành công khi nộp đơn vào các trường uy tín.

Chuẩn bị hồ sơ nhập học

  • Hồ sơ nhập học thường phức tạp, nhiều thủ tục, và thông thường cần ít nhất 2-4 tháng để chuẩn bị chu đáo. Các bạn nên bắt đầu chuẩn bị càng sớm càng tốt, nhất là bài viết tự luận (Statement of Purpose). Bài viết tự luận là cơ hội để các bạn trình bày ước mơ, giới thiệu về bản thân, mục tiêu phấn đấu, thể hiện khả năng viết, trải nghiệm, và nhân sinh quan của các bạn. Bài tự luận nên được trau chuốt kĩ càng và gửi cho các anh chị có kinh nghiệm góp ý. Thông thường, để có được một bài viết tự luận tốt thì các bạn có thể phải viết khoảng 15-20 phiên bản khác nhau nhằm chọn ra phiên bản tối ưu nhất. Bài viết cần thể hiện được đam mê khoa học, sự chín chắn trong suy nghĩ, kĩ năng viết, kinh nghiệm nghiên cứu (nếu có), quá trình phấn đấu, và nhân cách tốt của các bạn. Bài tự luận là một tiêu chí quan trọng để nhận diện các ứng viên xuất sắc.
  • Các thành tích về học thuật như điểm trung bình (graduate point average, GPA), giải thưởng, công trình nghiên cứu, các công bố khoa học, kinh nghiệm nghiên cứu, cũng như các thành tích và kinh nghiệm hoạt động xã hội đóng vai trò quan trọng không kém so với bài tự luận. Tại Việt Nam, việc đạt điểm 9, 10 trong các kì thi thường khó hơn nhiều so với việc đạt 4.0 (điểm tuyệt đối) tại Mỹ. Do đó, các bạn nên gửi kèm thư giải thích từ các cơ sở giáo dục uy tín như ILA (International Languate Academy), British Council, VUS (Vietnam – USA Society),… về cách tính điểm trong thang điểm của Việt Nam và mức độ khó để đạt được điểm 9, 10 tại các trường đại học của nước ta. Ngoài ra, các thành tích tình nguyện, hoạt động xã hội là những điểm cộng trong quá trình xét tuyển hồ sơ. Vì vậy, trong quá trình học đại học, các bạn nên dành thời gian tham gia các hoạt động sinh viên để vừa đóng góp cho xã hội, vừa chuẩn bị cho tương lai của các bạn, và đồng thời rèn luyện các kĩ năng mềm cần thiết như làm việc nhóm, tổ chức, lãnh đạo, quản lý, giải quyết xung đột, nói chuyện trước công chúng, giao tiếp, truyền thông,… Các kĩ năng mềm này sẽ giúp các bạn dễ thành công hơn trong tương lai.

 

Thành công trong phỏng vấn

  • Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn dựa trên hồ sơ, các bạn sẽ thẳng tiến vào giai đoạn phỏng vấn với hội đồng tuyển sinh của trường. Một số trường sẽ phỏng vấn các ứng viên qua điện thoại, và sau đó phỏng vấn trực tiếp tại trường. Thông thường, buổi phỏng vấn tại trường sẽ bao gồm các cuộc nói chuyện với các giáo sư, hội đồng tuyển sinh, sinh viên của trường. Các đánh giá và nhận xét về ứng viên sẽ được tập hợp lại trong bảng nhận xét đánh giá chung để so sánh các ứng viên. Đam mê nghiên cứu, kiến thức, kinh nghiệm làm khoa học, hướng nghiên cứu, nhân cách, kĩ năng mềm là các tiêu chí chủ chốt trong đa số kì tuyển chọn.

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn:

  1. Tại sao bạn chọn trường hoặc quĩ học bổng của chúng tôi?
  2. Bạn sẽ chọn chuyên ngành nào nếu được cấp học bổng? Tại sao bạn chọn chuyên ngành đó?
  3. Tại sao bạn nghĩ chúng tôi nên trao học bổng cho bạn? Tại sao bạn nghĩ bạn xứng đáng hơn so với các ứng viên khác?
  4. Bạn có ước mơ/kế hoạch gì cho tương lai? Làm thế nào để bạn đạt được ước mơ đó? Bạn đã làm gì để lên kế hoạch và phấn đấu cho ước mơ của bạn?
  5. Bạn có điểm yếu và điểm mạnh gì? Bạn đã hoặc sẽ khắc phục điểm yếu của bạn ra sao?
  6. Hãy miêu tả về thành tích khiến bạn tự hào nhất? Tại sao bạn lại tự hào về thành tích đó?
  7. Hãy miêu tả về một thất bại hoặc lỗi của bạn trong quá khứ và bạn đã rút ra được bài học gì từ thất bại hoặc lỗi đó?
  8. Theo bạn nghĩ, các yếu tố nào là quan trọng nhất sẽ giúp bạn thành công? Bạn đã có những yếu tố nào? Bạn còn thiếu những yếu tố nào? Bạn đã, đang và sẽ làm gì để hoàn thiện và trang bị các kĩ năng, phẩm chất quan trọng mà bạn chưa có?
  9. Nếu được nhận vào học tại trường chúng tôi (hoặc được nhận học bổng), bạn sẽ có thể đóng góp những gì cho cộng đồng sinh viên và nhà trường?

Để thành công khi phỏng vấn, các bạn cần rèn luyện kĩ năng nghe nói, diễn thuyết, giao tiếp bằng tiếng Anh. Các bạn nên tập phỏng vấn kĩ càng nhưng cần giữ giọng và sức khoẻ cho ngày phỏng vấn chính thức. Khi phỏng vấn và khi tham gia các hoạt động tập thể tại trường, các bạn nên hoà đồng, chuyên nghiệp, khiêm tốn, trung thực, lịch sự, vui vẻ, quan tâm giúp đỡ các ứng viên khác. Quá trình phỏng vấn và tham quan trường có thể kéo dài từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối và sau đó còn có các bữa tiệc, hoạt động giao lưu với giáo sư và sinh viên của trường. Do đó, các bạn nên chuẩn bị sức khoẻ tốt, trang phục phù hợp với môi trường học thuật và việc phải di chuyển nhiều trong ngày phỏng vấn. Tuy nhiên, đây là cơ hội tốt để các bạn gặp gỡ và tìm hiểu về định hướng nghiên cứu của trường, lắng nghe nhận xét của sinh viên về các giáo sư (những người có thể sau này trở thành mentor của bạn trong quá trình làm PhD), học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị, làm quen với các bạn bè,…

 

Tác giả: TS. Phan Minh Liêm
Viện nghiên cứu MD Anderson, Hoa Kỳ

 

Theo sinhvienusa.org

 

Thông tin du học Mỹ

Kinh nghiệm du học Mỹ

Các trường Đại học, Cao đẳng tại Mỹ

Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

Xem thêm thông tin Du học Mỹ TẠI ĐÂY

Chương trình hỗ trợ phí và quà tặng Du học 2016 từ Megastudy

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

Văn Phòng Hà Nội
Tầng 9, tòa nhà Phan Anh, 27 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.39727100
Email: info@megastudy.edu.vn

Hotline:  0932 36 78 42  (Ms Hà)


Bình luận: Chia sẻ kinh nghiệm học Tiến sĩ tại Mỹ

  • Đào kiều oanh: Chị ơi cho em hỏi học phí của khóa học cao đẳng làm bánh tại trường là bao nhiêu. Em cũng chưa hiểu rõ lắm về chương trình thực tập hưởng lương không biết vợ có yêu cầu đặc biệt gì không hay mức lương mà em nhận dc. Với cả chị cho em hỏi khi học cao đẳng làm bánh tại trường em có phải học kín tuần không Em cảm ơn chị nhiều
    Vào lúc: 20/08/2016, 14:39:38 - Trả lời

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-v-a_du-lich-uc
    Nguyễn V.A_du lịch Úc
  • duong-h-l_visa-du-lich-my
    Duong H.L_visa du lịch Mỹ
  • t-p_visa-han-quoc
    T.P_visa Hàn Quốc
  • nguyen-v-h_visa-trung-quoc
    Nguyễn V.H_visa Trung Quốc