I. Sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam
Chúng ta thường gửi con đi du học Mỹ nhưng gần như không có chuyện người Mỹ gửi con sang học tại Việt Nam. Tại sao lại như vậy? So sánh sự khác biệt trong hệ thống giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam, bạn sẽ tự khắc thấu hiểu vấn đề này!
|
Nền giáo dục Mỹ |
Nền giáo dục Việt Nam |
Thời gian |
Tiêu học: 5 năm Trung học cơ sở: 3 năm Trung học phổ thông: 4 năm Cao đẳng cộng đồng: 2 năm Đại học: 4 năm Thạc sĩ: 2 năm
|
Tiểu học: 5 năm Trung học cơ sở: 4 năm Trung học phổ thông: 3 năm Cao đẳng: 3 năm Đại học: 4-5 năm Thạc sĩ: 2 năm |
Chương trình học |
Chương trình học với khối lượng kiến thức trung bình, khuyến khích học sinh phát huy tính cá nhân, tự đưa ra đáp án cho các vấn đề qua các kiến thức được học trên lớp Học sinh chủ động làm chủ giờ học, tiếp thu kiến thức được học theo cách riêng của mình
|
Chương trình học với khối lượng kiến thức nhiều, chủ yếu là lý thuyết mang tính rập khuôn máy móc hơn là sáng tạo. Tuy nhiên cách học này thường mang lại thành tích học tập cao. Học sinh còn khá thụ động theo lối thầy nói trò nghe theo |
Cơ sở vật chất |
Cơ sở vật chất hàng đầu với hệ thống máy móc trang thiết bị và công nghệ hiện đại, tối tân. Phục vụ cho mục đích vừa học vừa thực hành của học sinh |
Cơ sở vật chất ở mức trung bình, nhiều nơi thiếu thốn nhiều thiết bị phục vụ cho việc thực hành. Các giờ học chủ yếu học trên sách vở
|
Học phí |
Miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ bậc trung học trở xuống |
Học phí ở mức thấp so với thế giới nhưng tổng chi phí lại khá cao và nhiều loại phí phát sinh
|
Đội ngũ giảng viên |
Giảng viên được đào tạo chuyên biệt có trình độ sư phạm tốt và chuyên nghiệp, trình độ học vấn cao, nhiều giáo sư tiến sĩ đầu ngành
|
Nhiều giảng viên chất lượng bằng cấp cao nhưng nghiệp vụ sư phạm chưa thực sự chuyên nghiệp, bài giảng khá máy móc |
Mục tiêu giáo dục |
Mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện của học sinh từ trí nào đến thể chất. Đặc biệt chú trọng sự sáng tạo và tính cá nhân của mỗi học sinh.
|
Hướng đến sự phát triển toàn diện cho học sinh tuy nhiên có thiên hướng nhiều hơn đế phát triển kiến thức, trọng thành tích và điểm số học thuật hơn là sự sáng tạo cá nhân. |
Giá trị bằng cấp |
Bằng cấp được chứng nhận chất lượng và được công nhận trên toàn thế giới
|
Bằng cấp có giá trị ở Việt Nam tuy nhiên không được công nhận trên thế giới |
Cơ hội việc làm |
Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm dành cho sinh viên nhiều với mức lương tương đối cao. Nếu có bằng cấp từ các trường danh tiếng sẽ rất dễ dành tìm được việc làm tốt và đúng chuyên ngành. |
Sau khi tốt nghiệp cơ hội việc làm khá thấp, thường sẽ phải học thêm các khóa nghiệp vụ chuyên sâu, các khóa kĩ năng mềm. Đặc biệt, tỷ lệ làm trái ngành tại Việt Nam lến tới 80% |
II. Các bậc học tại Mỹ
1. Bậc phổ thông
Thông thường, phụ huynh quốc tế gửi con em mình đến học tại Mỹ nhiều nhất từ năm lớp 11, 12 để chuẩn bị lên Đại học. Học sinh sau khi tốt nghiệp trung học có thể nộp hồ sơ để được học lên Cao đẳng/Đại học. Năm học của các bậc này thường bắt đầu vào tháng Tám và tháng Chín hoặc tháng Năm và tháng Sáu. Phần lớn học sinh đều bắt đầu học vào mùa thu, nên học sinh quốc tế cũng thường chọn thời điểm này để nhập học.
Từ bậc trung học, các học sinh Mỹ đã làm quen với việc tự chọn lớp học phù hợp với bản thân. Thông thường các trường sẽ bắt buộc học sinh phải học English/Literature (Văn học) và Mathematics (Toán học) theo khối lớp. Ngoài ra học sinh được tự chọn lớp, chọn giờ, và chọn thầy cho các bộ môn khác như Science (Khoa học), PE (Thể dục), Foregin Language (Ngoại ngữ), Computer (Tin học), và Art (Nghệ thuật). Rất ít khi 2 học sinh cùng khối có thời khoá biểu giống nhau 100% (trừ khi 2 bạn chọn đăng ký y chang nhau).
2. Cao đẳng - Đại học
Sinh viên thường mất bốn năm để học Đại học/Cao đẳng chuyên nghiệp hoặc hai năm để học Cao đẳng thông thường. Nhiều sinh viên lựa chọn học tại các trường Cao đẳng Cộng đồng (một trong 3 loại trường thuộc Cao đẳng thông thường) hai năm đầu chương trình cơ bản với mức học phí rẻ hơn Đại học/Cao đẳng chuyên nghiệp và lấy bằng chuyển tiếp AA (Associate of Arts) rồi xin chuyển lên Đại học/Cao đẳng chuyên nghiệp cho 2 năm còn lại.
Sinh viên nói chung sau khi tốt nghiệp bậc học này đều sẽ được cấp bằng Cử nhân B.A (Bachelor of Arts) hoặc B.S (Bachelor of Science) tùy vào ngành học là kinh tế, xã hội,… hay khoa học tự nhiên, toán học,… Tương tự như bậc trung học, sinh viên phải tự chọn lớp/giờ/giảng viên và lên thời khoá biểu học cho bản thân. Ngoài các lớp bắt buộc cho chuyên ngành, sinh viên có thể thoải mái lựa chọn các môn khác. Rất hiếm khi thấy 2 sinh viên có thời khoá biểu giống nhau 100%.
Hệ thống giáo dục Mỹ rất linh hoat. Đặc điểm của nó là sinh viên có thể thay đổi ngành học chính bất cứ lúc nào giúp sinh viên theo đuổi ngành nào đó mà họ phát hiện rằng mình thích thú, đam mê hoặc xuất sắc. Đa phần các sinh viên sẽ đăng ký ngành trong năm 2. Tuy việc thay đổi ngành học khi đang học Đại học/Cao đẳng chuyên nghiệp là hoàn toàn bình thường ở Mỹ, nhưng nếu quyết định đổi quá muộn (cuối năm 3 hoặc trong năm 4) thì thời gian học sẽ bị kéo dài thêm và sinh viên phải tự chịu các chi phí phát sinh.
Một sinh viên có quyền học nhiều ngành, nhưng đại đa số đều học nhiều nhất là 2 ngành (vẫn tốt nghiệp sau 4 năm) và một số ít khác chọn 3 ngành (tốt nghiệp trễ từ 1 đến 2 học kỳ). Đại học/Cao đẳng chuyên nghiệp ở Mỹ không giới hạn tuổi. Sẽ không có gì là lạ khi trong trường có sinh viên 30, 40, hay 50 tuổi.
Các trường đại học Mỹ có thể chia ra làm 6 loại chính:
1. Các trường công của bang (State College hoặc University ): do chính phủ các bang quản lý và cung cấp tài chính. Mỗi bang ở Mỹ có ít nhất một trường Đại học tổng hợp và một số trường đại học đơn ngành loại này.
2. Các trường tư (Private College hoặc University): Thường thu học phí cao hơn so với các trường của bang và thường nhỏ hơn về quy mô.
3. Các trường cao đẳng cộng đồng (Community College): thuộc sự quản lý của các quận hoặc thành phố. Các trường này thường tổ chức các lớp buổi tối cho những người phải làm việc ban ngày. Tuy nhiên, một số quốc gia không công nhận bằng do các trường này cấp.
4. Các trường chuyên nghiệp (Professional School): đào tạo một số chuyên môn sâu như Hội hoạ, Âm nhạc, Kỹ thuật, Thương mại.... Các trường này có thể là thành viên của một trường Đại học tổng hợp hoặc là trường độc lập.
5. Các Viện công nghệ (Institute of Technology): dạy khoa học và công nghệ trong vòng ít nhất bốn năm. Một số cũng nhận nghiên cứu sinh.
6. Các trường của Nhà thờ (Schools run by Church): Nhiều trường đại học Mỹ (College và University) do các tổ chức tôn giáo thành lập và quản lý. Phần lớn các trường này tiếp nhận cả sinh viên thuộc các tôn giáo khác, nhưng ưu tiên những người theo tôn giáo của họ. Sinh viên các trường này thường bắt buộc phải học Kinh thánh và đi lễ nhà thờ.
3. Thạc sĩ - Tiến sĩ
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học sẽ có cơ hội được học lên cao học để nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp. Tấm bằng thạc sĩ này là cần thiết nếu bạn nhắm đến các vị trí quản lý và hoặc đòi hỏi tính học thuật cao.
Chương trình cao học thường do một phòng ban ở trường đại học quản lý riêng, có trường thậm chí còn có trường cao học riêng. Để được nhận học, ứng viên cần có điểm GRE (Graduate Record Examination) hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test) cho các trường đào tạo kinh doanh, quản lý và phần lớn các lĩnh vực khác, LSAT (Law School Admission Test) cho các trường luật và MCAT (Medical College Admission Test) cho trường Y….
Các chương trình này thường được hoàn thành trong vòng một đến hai năm tùy vào ngành học của bạn. Sau khi hoàn thành chương trình, tùy vào ngành học mà bạn sẽ được cấp bằng M.A (Master of Arts), M.S (Master of Science), MPH (Master of Public Health), MBA (Master of Bussiness Administration), v..v...
Phần lớn chương trình thạc sĩ được giảng dạy trong lớp học và sinh viên cao học cần viết bài nghiên cứu gọi là “luận văn thạc sĩ” hoặc hoàn thành một “đề án thạc sĩ”. Một số ngành đòi hỏi sinh viên cao học đi làm thực tập viên trong thời gian học (chương trình 1 năm) hoặc trong hè (chương trình 2 năm) để được tốt nghiệp. Ngoài ra còn có một vài chương trình yêu cầu sinh viên phải đứng lớp hoặc làm trợ giảng.
Hầu hết các trường đều yêu cầu bằng Thạc sĩ như là bước khởi đầu để bạn được học lên và lấy bằng Tiến sĩ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường không yêu cầu bằng Thạc sĩ để được học Tiến sĩ.
Để lấy bằng Tiến sĩ, các sinh viên sẽ phải dành ít nhất bốn năm để nghiên cứu. Đối với sinh viên quốc tế, thời gian có thể lên đến năm, sáu năm. Trong hai năm đầu của chương trình, hầu hết sinh viên sẽ theo học một vài môn, đứng lớp và dự các hội thảo. Sau đó, dành ít nhất một năm để nghiên cứu và viết luận văn. Bài nghiên cứu này cần thể hiện quan điểm riêng, được thiết kế hoặc nghiên cứu mới chưa được phát hành trước đây. Để tốt nghiệp và lấy bằng Tiến sĩ, sinh viên cần có ít nhất 1 đến 2 bài nghiên cứu (publication) được giới chuyên môn công nhận và phát hành.
Một vài trường ở Mỹ cấp bằng Tiến sĩ yêu cầu sinh viên có thể đọc hiểu hai ngôn ngữ và dành phần lớn thời gian “tại một nơi” để vượt qua kỳ thi đầu vào chương trình và buổi bảo vệ đề tài tiến sĩ.
Đặc biệt việc chuyển trường trong khi theo học Tiến sĩ khá phức tạp và tình trạng này thường là dấu hiệu không tốt. Sinh viên phải nêu rõ trong hồ sơ về lý do muốn chuyển trường, các khó khăn sinh viên gặp phải ở môi trường cũ, và chứng minh khả năng bản thân có thể vượt qua các khó khăn ở môi trường mới. Các trường đôi khi không chấp nhận tín chỉ và công việc nghiên cứu ở trường cũ, do đó sinh viên sẽ phải bỏ thêm ít nhất 1 đến 2 năm nữa để được lấy bằng.
Đa số các sinh viên học Tiến sĩ đều có học bổng từ trường hoặc tổ chức nhà nước.
Hệ thống đào tạo Sau đại học của Mỹ
10 trường đào tạo cử nhân kinh tế tốt nhất nước Mỹ
Đại học ở Mỹ khác Việt Nam như thế nào?
Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.
CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY
Hotline 24/7: 0904 683 036