Tin tức

Chính sách bỏ visa 457 của Australia ảnh hưởng đến nhiều du học sinh

  • Thứ Sáu, 21 Tháng 04 2017 15:41
  • Lượt xem: 1.834

Việc Chính phủ Australia ngày 18/4 tuyên bố hủy bỏ thị thực làm việc tạm thời dành cho lao động nước ngoài (visa 457) đã thu hẹp cơ hội cho du học sinh theo học ở Australia tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, cũng như khả năng xin định cư tại “xứ sở chuột túi”.

Đối với nhiều du học sinh, visa 457 là một trong những con đường dễ giúp họ tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp cũng như cơ hội định cư tại Australia.

Việc Chính phủ Australia ngày 18/4 tuyên bố hủy bỏ thị thực làm việc tạm thời dành cho lao động nước ngoài (visa 457) đã thu hẹp cơ hội cho du học sinh theo học ở Australia tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, cũng như khả năng xin định cư tại “xứ sở chuột túi”.

Loại visa 457, được đưa ra năm 1996 nhằm thu hút lao động có tay nghề cao cũng như bổ sung lao động thiếu hụt trong một số ngành nghề ở Australia.

Từ đó đến nay, đây là một trong những cách phổ biến nhất để các công ty tuyển dụng lao động nước ngoài có tay nghề cao làm việc tạm thời ở nước này.

Số lượng cấp loại visa này không giới hạn, năm tài chính 2012-2013 lên tới đỉnh điểm 126.000 người, và năm tài chính vừa qua chỉ còn gần 96.000 người, trong đó đông nhất là từ Ấn Độ, Anh và Trung Quốc.

Việt Nam nằm trong danh sách 15 quốc gia có lao động đang ở Australia thuộc diện visa 457, chủ yếu ở vùng Lãnh thổ Thủ đô Canberra, Vùng lãnh thổ Bắc Australia và tiểu bang New South Wales.

Đối với nhiều du học sinh, visa 457 là một trong những con đường dễ giúp họ tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp cũng như cơ hội định cư tại Australia.

Theo đó, sau khi tốt nghiệp, chỉ cần họ tìm được một công ty nhận vào làm và đứng ra bảo lãnh thì sau khoảng 4 năm có thể nộp đơn xin định cư, trở thành công dân Australia. Visa 457 cũng phổ biến ở những ngành lao động tay chân mà đa số người dân bản địa không muốn làm như phục vụ trong nhà hàng-khách sạn, làm nông hay các dịch vụ làm đẹp…

Tuy nhiên, loại visa này cũng gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua khi một số công ty lợi dụng kẽ hở trong hệ thống di trú Australia để trục lợi.

Chẳng hạn như vụ chuỗi nhà hàng pizza Domino's từng "rao bán" visa 457 cho sinh viên - tức là các sinh viên này trả một số tiền lớn để nhà hàng đứng ra nhận bảo lãnh để có thể ở lại làm việc và xin định cư.

Hay việc các chủ nông trại đứng ra bảo lãnh nhân công nước ngoài tới làm việc cho họ, sau đó bóc lột với đồng lương rẻ mạt.

Ngoài ra, các nghiệp đoàn tại Australia cũng nhiều lần lên tiếng phản đối loại visa ưu đãi dành cho lao động nước ngoài vì cho rằng lực lượng này đang "cướp" công ăn việc làm của người Australia.

Thậm chí, có ý kiến cho rằng chương trình visa 457 bị lạm dụng khi các nhà tuyển dụng đưa lao động vào làm việc để trả lương rẻ chứ không phải vì Australia thiếu công nhân lành nghề.

Với việc tuyên bố “khai tử” visa 457, Chính phủ Australia ngày 19/4 đã đưa ra 2 loại visa mới thay thế được gọi là visa TSS (thiếu hụt lao động tay nghề tạm thời), có thời hạn 2 năm hoặc 4 năm và chính thức được áp dụng từ tháng 3/2018.

Loại visa mới có điều kiện nghiêm ngặt hơn như bắt buộc phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc, phải cung cấp lý lịch tư pháp, trình độ tiếng Anh…

Ngoài ra, theo Thủ tướng Malcolm Turnbull, vẫn còn nhiều ngành nghề cho những người đủ điều kiện xin visa TSS, nhưng cũng có hơn 200 công việc trong danh sách các ngành này bị loại bỏ và chỉ một số ngành nghề người lao động được phép xin định cư sau khi làm việc vài năm, còn lại thì hết thời hạn visa là phải về nước. Chính sách siết chặt quy định nhập cư mới này được xem là đòn đánh mạnh nhất vào cộng đồng du học sinh nước ngoài ở Australia.

Những người đang ở Australia theo diện visa 457 sẽ không bị ảnh hưởng. Họ được tiếp tục ở lại đây làm việc cho đến hết hợp đồng làm việc của họ với các công ty hiện tại./.

Nguồn: TTXVN

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • ha-huy-k_du-hoc-uc
    Hà Huy K_du học Úc
  • pham-a-i_visa-du-lich-anh
    Phạm A.I_visa du lịch Anh
  • nguyen-ngoc-h-l_visa-du-lich-anh
    Nguyễn Ngọc H.L_visa du lịch Anh
  • nguyen-h-n_visa-du-lich-anh
    Nguyễn H.N_visa du lịch Anh