Chia sẻ

5 Yếu tố để chọn một ngành học phù hợp

  • Thứ Năm, 26 Tháng 03 2020 17:58
  • Lượt xem: 12.457

Ngành học bạn chọn sẽ quyết định tương lai sau này. Đừng hấp tấp quyết định để rồi mất thời gian, công sức, tiền bạc và cả niềm tin vì lựa chọn sai lầm đó. Hãy bình tĩnh và cẩn trọng xem xét 5 yếu tố sau, tìm điểm giao hòa của các yếu tố này khi quyết định chọn một ngành học, một bậc học, một trường học cho mình.

Bạn không biết chọn một ngành như thế nào? Bố mẹ đã chọn ngành cho bạn nhưng bạn không thích? Bạn bè đã chọn xong hết mà bạn vẫn chưa biết đâu là lựa chọn tốt cho mình? Vậy thì đừng vội vàng mà chọn cho xong một trường, một ngành cho có với bạn bè, cho vừa lòng bố mẹ… Ngành học bạn chọn sẽ quyết định tương lai sau này. Đừng hấp tấp quyết định để rồi mất thời gian, công sức, tiền bạc và cả niềm tin vì lựa chọn sai lầm đó.

Hãy bình tĩnh và cẩn trọng xem xét 5 yếu tố sau, tìm điểm giao hòa của các yếu tố này khi quyết định chọn một ngành học, một bậc học, một trường học cho mình.

1. Sở thích – Đam mê:

Chàng trai Rancho trong phim “Ba chàng ngốc” của Ấn Độ đã nói “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn” và thành công của anh ấy cũng đã được minh chứng trong bộ phim này.

Nhìn vào thực tế, điều này cũng sẽ thành sự thật với những ai biết đam mê thực sự  của mình là gì.

Các bạn nên tự ngẫm bản thân mình quan tâm, yêu thích những hoạt động, lĩnh vực nào. Từ đó, tìm hiểu và nghĩ đến những nhóm ngành nghề nào có thể liên quan đến sở thích, đam mê của mình.

2. Tính cách, năng lực cá nhân:

Bạn hãy thật nghiêm túc đánh giá chính bản thân mình. Các bạn cần trung thực xem xét yếu tố THÍCH và HỢP. THÍCH là tốt, nhưng HỢP sẽ quan trọng hơn. Các bạn nghĩ sao về một bạn muốn làm ca sĩ nhưng không có chất giọng? Một người muốn leo núi nhưng không có sức khỏe?

Sở thích cá nhân, không ai đánh giá nhưng cần phải xem xét điều kiện đặc trưng của chính mình. Chẳng hạn bạn muốn đứng diễn thuyết trước đám đông nhưng tính cách nhút nhát, sợ nói chuyện thì liệu có làm được không? Hay bạn muốn vào trường top, nhưng sức học có hạn, khả năng bản thân ở mức thấp hơn so với yêu cầu thì liệu bạn có đậu và theo nổi?

Nghiêm túc nhìn lại tính cách, khả năng của chính bản thân mình, kết hợp với sở thích đã nêu trên để có cơ sở lựa chọn nhóm ngành và bậc học.

3. Mặt trái, điểm hạn chế của ngành – nghề:

Mỗi ngành – nghề đều có cái hay, điểm thú vị cũng như những mặt hạn chế riêng. Hiểu được mặt trái, bạn sẽ chuẩn bị trước tinh thần khi gặp khó khăn và có thể sống lâu hơn với nghề mình đã chọn.

Ví dụ, bạn chọn làm hướng dẫn viên du lịch thì phải chấp nhận đi làm những khi người khác nghỉ, phải chấp nhận xa gia đình, bạn bè những ngày lễ để đưa đoàn khách đi tham quan. Hoặc, bạn đăng ký học ngành sửa chữa ô tô – cơ khí không thể nói em không chịu dơ, tay chân dính xăng nhớt trong những tiết thực hành hoặc khi đi làm việc.

Mỗi nghề đều có những điểm hạn chế riêng. Nhưng khi yêu nghề, hiểu nghề, hiểu mặt trái đó thì bạn sẽ có thể dễ dàng vượt qua những khó khăn và thành công với nghề mình đã chọn.

4. Học phí, lộ trình đào tạo và môi trường ở các trường bạn hướng đến:

Một chương trình học kéo dài 2 – 6 năm tùy bậc hoc, ngành học. Trong quá trình ấy, gia đình bạn sẽ trả học phí hàng kỳ + chi phí sinh hoạt hàng tháng. Bạn và gia đình nên xem xét kỹ yếu tố này để chọn những trường phù hợp điều kiện kinh tế, khả năng trang trải của gia đình, tránh tình trạng, đang học phải nghỉ vì không có tiền đóng học phí hoặc học sinh sinh viên vì mải lo kiếm tiền đóng học phí, tiền trang trải cuộc sống mà bỏ bê chuyện học hành.

Ngoài ra, một yếu tố cần xem xét khi chọn trường đó là chất lượng chương trình đào tạo và những hoạt động rèn luyện, sinh hoạt kỹ năng. Ngày nay, ngoài kiến thức chuyên môn, nhà tuyển dụng cũng quan tâm đến nhưng kỹ năng mềm: khả năng phối hợp, làm việc nhóm, thể hiện bản thân … Hãy tìm hiểu, tham khảo các anh chị đã học ở trong các trường để ưu tiên lựa chọn những trường tạo điều kiện cho học sinh sinh viên trau dồi kỹ năng, phát huy các thế mạnh của bản thân trong các sân chơi học thuật và rèn luyện.

5. Dự kiến cơ hội việc làm sau khi ra trường:

Đầu ra sau này cũng rất quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên các vị trí có cung nhỏ hơn cầu. Các em có thể tìm hiểu những đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng các vị trí làm việc liên quan nhóm ngành đã chọn. Tham khảo các trang website về dự báo nguồn nhân lực tại thời điểm hiện tại, giai đoạn sau 5 năm… để có sự chuẩn bị tốt hơn cho những vị trí việc làm sau này.

Một ngành học đã chọn sẽ ảnh hưởng tương lai nghề nghiệp và sự thăng tiến của bản thân sau này. Nghề là của bản thân mình lựa chọn và do mình chịu trách nhiệm. Mình yêu thích nghề, mình học, mình làm và mình phát triển cho chính bản thân mình. Mạnh mẽ, tự tin, cẩn trọng và sáng suốt chọn những ngành nghề phù hợp, đáp ứng được 5 yếu tố trên các bạn nhé.

Theo 8morning

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-minh-t_dai-hoc-my
    Nguyễn Minh T_đại học Mỹ
  • le-ho-t-m_dai-hoc-uts-uc
    Lê Hồ T.M_Đại học UTS, Úc
  • minh-t_visa-du-hoc-my
    Minh T_visa du học Mỹ
  • ha-minh-h_visa-du-hoc-uc
    Hà Minh H_visa du học Úc