Chia sẻ

Các lưu ý cho du học sinh khi nhận được thư thông báo trúng tuyển từ trường đại học

  • Thứ Ba, 20 Tháng 06 2017 10:38
  • Lượt xem: 2.237

Chẳng còn gì tuyệt vời hơn nếu nhận được thư thông báo trúng tuyển từ trường Đại học mà bạn luôn mơ ước. Tuy nhiên cùng với niềm vui này thì các du học sinh cũng nên lưu ý những điều dưới đây để có được "hành trang" tốt nhất nhé!

Kể cả khi đã “vượt vũ môn” thì bạn cũng đừng nên chểnh mảng việc học

Việc trúng tuyển Đại học không đồng nghĩa với việc bạn có thể cúp học, bỏ bê những bài kiểm tra cuối kì. Một số trường ĐH ở nước ngoài dựa trên chỉ số GPA (điểm trung bình môn) để đánh giá năng lực của sinh viên. Nếu điểm trung bình của bạn giảm so với đầu vào, trường có quyền cắt học bổng, giảm trợ cấp.

Lên kế hoạch để khám phá mọi “ngóc nghách” trong ngôi trường

Hãy lên một kế hoạch để “ghé thăm” ngôi trường của bạn để cảm nhận bầu không khí, làm quen với khuôn viên trường hay có thể gặp mặt trực tiếp với cố vấn tuyển sinh nghe giải đáp thắc mắc.

Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường

Một trong những cách “ghi điểm” tốt với nhà trường chính là tham gia thật tích cực vào các hoạt động được tổ chức và quản lí chính thức từ các phòng ban của trường để nhà trường thấy bạn thật sự cống hiến và hết lòng với nơi bạn theo học. Điều này sẽ giúp bạn được “để mắt” tới và sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận được các gói hỗ trợ tài chính tốt nhất.

Hãy “để mắt” tới trung tâm hướng nghiệp của trường

Trung tâm giới thiệu việc làm liên kết với trường ĐH luôn là cơ hội tốt để bạn có thể tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp nên bạn đừng bỏ qua những cơ hội tốt khi học trong trường nhé!

Làm quen và trò truyện với các tiền bối trong trường

Nếu bạn đang “lang thang” để “mục sở thị” khuôn viên của trường, đừng ngại ngần bắt chuyện với các bạn sinh viên trong trường. Thử làm quen và hỏi các bạn ý một vài thông tin của trường, chắc chắn bạn sẽ khám phá ra hàng tỉ điều hay ho mà chỉ sinh viên trường mới biết thôi đấy! (Chẳng hạn như thông tin về một thầy giáo khó tính hay những gương mặt “ai cũng biết” ở trong trường,…)

Nếu bạn không có cơ hội để làm quen trực tiếp với “tiền bối” nào đó thì thử “lần mò” một số group hay page của trường trên các trang mạng xã hội (Facebook, twitter, tumblr…) xem sao.

So sánh các gói hỗ trợ tài chính

Nếu bạn trúng tuyển vào nhiều trường Đại học cùng lúc, hãy làm phép so sánh các gói hỗ trợ tài chính giữa các trường để lựa chọn được nơi hỗ trợ tốt nhất dành cho bạn.

Bạn có thể nhận được nhiều hơn là bạn nghĩ đấy!

Các trường tư thục thường rất giỏi trong việc “thương lượng” các gói hỗ trợ tài chính với sinh viên. Nếu bạn trúng tuyển vào 2 trường tư thụ đang cạnh tranh với nhau thì đừng ngại để cho văn phòng tài chính biết rằng bạn đang nhận được gói hỗ trợ tốt hơn từ ngôi trường còn lại. Và có thể họ sẽ tò mò muốn xem mức hỗ trợ được đề xuất của “đối thủ”.

Hãy chắc chắn rằng trường học phù hợp với “túi tiền” của bạn

Chi phí để đi du học thường không hề rẻ. Được học ở ngôi trường trong mơ của bạn đôi khi đồng nghĩa với việc nó sẽ “móc túi” bạn một hoản tiền khổng lồ. Hãy tính toán thật hợp lí khi sử dụng các gói vay vốn sinh viên và đảm bảo rằng bạn có khả năng để “gánh nợ” khoản tiền ấy.

Xem các sinh viên đã tốt nghiệp hiện đang làm gì?

Tìm trường học của mình trên trang web: www.collegescorecard.ed.gov và bạn có thể tìm được thông tin về sinh viên trường bạn đã và đang làm gì sau khi tốt nghiệp. Bạn cũng có thể xem được chi phí trung bình mỗi năm, tỉ lệ tốt nghiệp, thu nhập của sinh viên sau khi ra trường đấy!

Xem xét thật kĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng

Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn hãy ghé thăm trường học thêm một lần; tính toán và xem xét lại khả năng tài chính của mình; tham khảo một số đánh giá, chấm điểm về trường; tìm hiểu thật kĩ lưỡng về gói hỗ trợ tài chính rồi đưa ra quyết định cuối cùng nhé!

Và đừng quên đóng khoản tiền đặt cọc cho trường

Các trường Đại học ở nước ngoài thường yêu cầu sinh viên đóng khoản tiền để “giữ chỗ” như một sự đảm bảo về việc nhập học của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần hoàn tất thủ tục các gói vay vốn sinh viên (nếu có) trước khi đóng khoản tiền đặt cọc cho trường. Nếu quá hạn, bạn có thể sẽ không được nhập học đâu đấy!

 Nguồn: Hoa học trò

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-trong-t-n_visa-du-hoc-uc
    Nguyễn Trọng T.N_visa du học Úc
  • chu-binh-c_visa-du-hoc-canada
    Chu Bình C_visa du học Canada
  • nguyen-t-tuyet-t_du-lich-uc
    Nguyễn T Tuyết T_du lịch Úc
  • le-nam-t_visa-du-lich-uc
    Lê Nam T_visa du lịch Úc