Chia sẻ

Cuộc sống du học Hà Lan cùng giấc mơ định cư tại NewZealand của du học sinh Việt

  • Thứ Sáu, 03 Tháng 01 2020 10:22
  • Lượt xem: 1.811

4 năm đây là khoảng thời gian không phải quá ngắn cũng chẳng phải quá dài. Nhưng nó đủ để cho một du học sinh tích lũy được kha khá kiến thức cũng như trải nghiệm trong con đường du học của mình. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng lắng nghe những chia sẻ quý giá của chị Nguyễn Phương Linh - cựu học sinh tại Hà Lan hiện đang là giáo viên tại Antoree, sẽ có những chia sẻ vô cùng thú vị về cuộc sống tại Hà Lan cũng như dự định định cư tại New Zealand trong năm sau.

*Chào chị Linh, với 4 năm sinh sống và làm việc tới Hà Lan, chị cảm thấy cuộc sống bên đó khác với Việt Nam như thế nào?

Mình thấy cuộc sống ở Hà Lan nhìn chung thanh bình hơn và có trật tự hơn. Môi trường học tập thì rất cởi mở, giáo viên và học sinh rất công bằng khi đưa ra ý kiến tranh luận. Mình đã học được rất nhiều từ các giáo sư của mình. Ngoài ra do mình học trường nghiên cứu ứng dụng nên cũng có nhiều cơ hội để áp dụng các lý thuyết học vào thực tế. Khi mình đi làm thì đồng nghiệp và bệnh nhân của mình cũng rất tốt và hỗ trợ mình rất nhiều. Tiếng Hà Lan của mình thì cũng không tốt lắm nhưng họ luôn cố gắng nói tiếng anh để giao tiếp với mình. Nói chung mình đã rất rất thích cuộc sống và làm việc ở Hà Lan. Tuy nhiên thì điểm trừ so với Việt Nam là giá cả khá đắt đỏ và thời tiết khá thất thường.

Kết quả hình ảnh cho du học hà lan

*Tuy vậy, chị lại quyết định sống và định cư tại New Zealand. Điều gì khiến chị chọn New Zealand là điểm dừng chân tiếp theo của mình?

Thực ra thì mình ở Hà Lan nói riêng và châu Âu nói chung cũng được gần 5 năm và mình muốn có 1 sự thay đổi. Ngoài ra thì rào cản ngôn ngữ cũng là 1 một lý do khiến mình muốn đến một nước nói tiếng Anh. Vì sao lại là New Zealand thì khá đơn giản thôi. Mình nghiên cứu trên mạng, xem khả năng phát triển và cơ hội việc làm cho ngành nghề của mình ở các nước trên thế giới, và nhận thấy New Zealand là 1 lựa chọn khá tốt so với 1 số nước khác như Australia hay Canada. Sau đấy thì mình tìm hiểu kĩ hơn về mức lương dự kiến cũng như mức sống ở New Zealand và thấy khá hợp lý. Cho nên mình đã quyết định chọn New Zealand là điểm đến tiếp theo.

*Quyết định làm việc và định cư tại New Zealand là một quyết định lớn. Vậy quá trình chuẩn bị kế hoạch thế nào? Chị có thể chia sẻ với các bạn độc giả là những con người trẻ đầy hoài bão với mong muốn học tập tại nước ngoài không?

Quá trình chuẩn bị thì khá lằng nhằng và tốn rất nhiều thời gian. Mình muốn đến New Zealand bằng visa di cư có tay nghề (skilled-immigrants visa) nên thứ nhất là mình phải có bằng cấp liên quan và thứ hai là phải có công việc. Mình học về vật lý trị liệu thì lại liên quan đến chăm sóc sức khỏe nên thủ tục phức tạp hơn một chút vì mình sẽ phải được cấp giấy phép hành nghề từ Physio Board của New Zealand. Nó giống như kiểu giấy phép hành nghề từ bộ y tế của Việt Nam. Để có được visa này hoặc những visa loại khác, các bạn có thể tham khảo trên trang web của chính phủ New Zealand nhưng nhìn chung nó cũng là hệ thống tính điểm giống như Australia hay Canada. Thang điểm bây giờ là 160 và các yếu tốt như giáo dục, độ tuổi và kinh nghiệm sau đại học sẽ quyết định số điểm mà bạn có để được chọn và được gửi thư mời nhập học để nộp visa này. Mình đã bắt đầu nộp từ năm ngoái và đến nay là gần 1 năm rồi. Thủ tục vẫn đang tiến hành nên mình khuyên các bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi nộp đơn và phải kiên nhẫn.

*Trong năm đầu tiên sinh sống và làm việc tại nước ngoài, chị có gặp khó khăn về tiếng Anh không? Và chị đã khắc phục điều đó như thế nào?

Thời gian đầu mình mới sang học thì mình cũng có khá nhiều vấn đề về tiếng Anh cả ở trường lẫn trong giao tiếp với bạn bè.

Thứ nhất là việc theo kịp bài giảng của giáo viên và thứ hai là nêu ra quan điểm của mình trong các cuộc thảo luận. Giáo viên giảng khá nhanh luôn bắt đầu rất nhiều từ mới kiểu chuyên ngành mà mình hoàn toàn không biết. Lúc đầu thì mình đã khắc phục bằng cách là đọc sách trước ở nhà và cố dịch ra tiếng Việt những từ mới để hiểu và ghi nhớ nhưng nó không có hiệu quả vì có quá nhiều từ mình không tìm được nghĩa tiếng Việt tương đương hoặc không sát nghĩa. Mình khuyên các bạn nên tra từ điển Anh - Anh luôn, cố gắng tư duy bằng tiếng Anh trong đầu thay vì nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch ra tiếng Anh.

Kết quả hình ảnh cho du học hà lan

Trong giao tiếp với bạn bè thì mình cũng có khá nhiều vấn đề lúc mới sang. Các bạn của mình thì đến từ nhiều nước với các ngữ âm khác nhau chứ không như khi mình học ở Việt Nam là chỉ giọng Mỹ, Canada hoặc giọng Anh. Và kể cả giọng Anh thì cũng không giống như những gì mình đã được nghe vì bạn mình đến từ vùng gần với Scotland. Lúc đầu mình rất khó để nghe được các bạn nói gì và mất một thời gian để làm quen với ngữ âm của các bạn, và tất nhiên là mình cũng nói ngữ âm mà các bạn mình cũng không hiểu luôn. Lời khuyên của mình đừng sợ sai hoặc tự ti và hay cố gắng nói chuyện nhiều, lắng nghe các bạn khác nói và đồng thời tự sửa các lỗi phát âm của mình luôn.

*Chị có thể chia sẻ một số bí kíp để học tiếng Anh hiệu quả tại Việt Nam để không trở nên bị “shock ngôn ngữ”trước khi đi du học không?

Mình nghĩ là các bạn nên xem phim, đọc báo hoặc thậm chí theo dõi những người nổi tiếng mà các bạn thích trên mạng xã hội để tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn. Tiếng Anh mà mình muốn nói ở đây là tiếng Anh hằng ngày, các từ ngữ biểu lộ cảm xúc hoặc thậm chí là tiếng lóng. Nó sẽ khác khá nhiều so với tiếng Anh mà các bạn thấy trong sách, và tất nhiên trong giao tiếp thường ngày các bạn sẽ không gặp những cấu trúc giống y hệt trong sách. Ngoài ra cách này còn giúp các bạn mở rộng kiến thức của mình để dễ có chủ đề hơn khi nói chuyện với bạn bè ở nước ngoài, ngoài chuyện chỉ nói về học hành trường lớp. Bên cạnh đấy mình nghĩ việc trực tiếp nói chuyện với người nước ngoài cũng là việc các bạn nên làm từ ở Việt Nam. Bây giờ để gặp gỡ và giao lưu với người nước ngoài ở Việt Nam đã trở nên khá dễ dàng vì thế các bạn nên tận dụng lợi thế này.

*Ngày nay có rất nhiều bạn tham gia học tiếng Anh trực tuyến vì tiết kiệm thời gian di chuyển và có thể kết nối ở bất cứ đâu, theo chị thì việc học trực tuyến đem lại những lợi ích gì cho người học?

Kết quả hình ảnh cho du học hà lan

Mình nghĩ xu hướng học tiếng Anh hay thậm chí là rất nhiều lĩnh vực khác qua mạng sẽ ngày càng phổ biến hơn rất nhiều. Việc học trực tiếp qua mạng khá là tiện cho cả người học lẫn người dạy vì thời gian và địa điểm linh động. Ngoài ra mình thấy học 1 kèm 1 sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với tham gia một lớp đông, nhất là với những bạn mới bắt đầu hay đang ở trình độ trung cấp. Bởi vì ở những cấp độ đầu thì khả năng tiếp thu ngôn ngữ của các bạn là khác nhau và các bạn sẽ còn khá e dè trong việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế học 1 kèm 1 sẽ đảm bảo bạn theo được giáo trình, nắm đc các kiến thức cơ bản và khuyên khích bạn giao tiếp hơn. Ngoài ra mình nghĩ là chi phí cho việc học trực tuyến cũng sẽ phải chăng hơn.

*Cuối cùng, chị sẽ khuyên gì với những bạn đang ấp ủ giấc mơ học tập và làm việc tại nước ngoài?

Tự lập một mình để sống và làm việc ở nước ngoài là môt việc không đơn giản và thường yêu cầu bạn có bản lĩnh vững vàng. Mình mong các bạn hãy tìm hiểu kĩ về nơi mà bạn muốn đến cũng như chuẩn bị về ngôn ngữ, về kiến thức, những kĩ năng mềm và về cả tâm lỹ nữa trước khi đi.

                                                                                                                                        Nguồn: Antoree

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-v-a_du-lich-uc
    Nguyễn V.A_du lịch Úc
  • duong-h-l_visa-du-lich-my
    Duong H.L_visa du lịch Mỹ
  • t-p_visa-han-quoc
    T.P_visa Hàn Quốc
  • nguyen-v-h_visa-trung-quoc
    Nguyễn V.H_visa Trung Quốc