Trước khi lên máy bay
Chuẩn bị:
- Để lại cho gia đình địa chỉ và thông tin liên lạc của bạn ở nước ngoài.
- Hộ chiếu
- Vé máy bay (booking)
- Visa du học
- Visa transit (nếu có vì 1 số nước yêu cầu có visa transit khi ban chuyển tiếp chuyến bay ở nước đó)
- Tiền mặt ngoại tệ để đóng thuế sân bay, tránh phải đổi tiền tại sân bay tỷ giá cao hơn (một số nước gộp thuế phí sân bay ngay khi mua vé)
Hành lý
Bạn nên tìm hiểu về quy định của hành lý xách tay của mỗi hãng hàng không để tránh những rắc rối khi check in và qua cửa an ninh. Thông thường, hành lý bao gồm hành lý xách tay 7kg và hành lý ký gửi từ 35 – 50 kg tùy hang. Hành lý xách tay phải gọn nhẹ và phù hợp với chuẩn kích thước theo quy định của hãng hàng không, thông thường kích thước tham khảo của hãng Vietnam airline
- Hành lý ký gửi (checked luggage): không quá 32kg và/hoặc tổng kích thước 3 chiều (dài, rộng, cao) không quá 203 cm
- Hành lý xách tay (hand/cabin luggage): mỗi kiện không quá 7 kg và tổng kích thước 3 chiều (dài, rộng, cao) không quá 115cm (56 cm x 36 cm x 23 cm hay 22’’ x 11‘’ x 9’’).
- Lưu ý:
- Không mang theo các loại chất lỏng như nước, sữa rửa mặt..
- Không được bỏ vào hành lý xách tay những đồ vật sắc nhọn như dao, kéo bấm móng tay, kéo. Tất cả những vật dụng trên sẽ bị tịch thu khi qua cửa an ninh
- Để các giấy tờ quan trọng gốc ở hành lý xách tay và thêm bộ photo ở hành lý ký gửi. (Hộ chiếu, visa, vé máy bay, hồ sơ học tập, bằng cấp, giấy tờ liên quan đến khóa học, thông tin hướng dẫn của trường). Để ở nhà vài bản, và có thể scan thêm lưu ở máy tính phòng trường hợp mất giấy tờ
- Mang theo tiền, bút để khai thông tin, thuốc đặc trị cho cá nhân, áo khoác nhẹ, 1 bộ đồ đề phòng trong hành lý xách tay phòng trường hợp hành lý ký gửi thất lạc và các vật dụng có giá trị (điện thoại, máy ảnh)
- Đóng các đồ dùng cần khai báo với Hài quan vào một túi riêng.
- Khóa các túi hành lý và đính lên trên tờ giấy có ghi tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của bạn tại nước ngoài
- Nên chọn loại vali có bánh xe đẩy, kích thước vừa phải để bạn có thể tự mang vác lên mỗi khi đi qua máy soi hành lý.
Thủ tục cần biết ở sân bay
Sân bay bao giờ cũng chia làm 2 khu tách biệt
- Khu đến (arrival): Nơi mà hành khách từ nơi khác bay đến sẽ đi ra ở khu vực này.
- Khu đi (departure): Nơi mà hành khách làm thủ tục để đi máy bay đến nơi khác.
Trong mỗi khu có thể chia làm hai: nội địa (dành cho các chuyến bay nội địa) và quốc tế (dành cho các chuyến bay quốc tế).
Check in: Thủ tục đơn giản giống như những chuyến bay nội địa, bạn nên ra sớm trước giờ bay 2 đến 3 tiếng để tránh bị trễ khi phải xếp hàng làm thủ tục check in. Một số hãng bay cho phép check in online, tuy nhiên bạn vẫn cần check hành lý nên không được chủ quan.
Kiểm tra an ninh, kiểm soát hành lý: Sau khi check in làm thủ tục gửi hành lý lấy Boarding pass (thẻ lên máy bay), đến cửa an ninh đóng dấu xuất cảnh và kiểm tra hành lý, bạn nên xem kỹ lưu ý về hành lý không nên mang theo trong hành lý xách tay để tránh phiền phức, chậm trễ chuyến bay. Sau đó, đi đến cổng có số (Gate) ghi trên Boarding pass, ngồi chờ đến giờ lên máy bay.
Lên máy bay:
- Không nên giữ giúp đồ đạc, hành lý cho người lạ mặt, cũng không nhờ người lạ nhìn giùm đồ đạc hành lý của bạn, Luôn chú ý để mắt tới vật dụng của bản thân trách thất lạc.
- Bạn nhớ ngồi đúng số ghế ghi trên Boarding pass
- Nếu đây là chuyến bay đầu, bạn nên chú ý những chỉ dẫn trên bảng hướng dẫn
- Thời gian bay khá là dài nên các bạn nên chuẩn bị tinh thần thoải mái trước giờ lên đường.
- Nên mặc đồ thoải mái, không gò bó.
- Không nên ăn quá no trước và trong suốt chuyến bay.
- Nên mang theo sách đọc trong quá trình bay.
- Nếu có bất cứ sự cố gì xảy ra, bạn nên hỏi tiếp viên hàng không nếu đang trên máy bay và thông báo ngay cho trường học cũng như gia đình ngay khi hạ cánh. Trường hợp đánh mất hộ chiếu, du học sinh cần liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại
Khi transit qua một sân bay trung gian
- Trong chuyến bay dài đi quốc tế, thường bạn phải transit một lần qua 1 nước thứ ba, bạn nên lưu ý khi đặt vé máy bay chọn thời gian transit không quá ngắn tránh bị chậm trễ khi phải chuyển hành lý, làm lại thủ tục check in, mà cũng không nên quá dài khiến chờ đợi lâu mệt mỏi.
- Trong trường hợp hành lý gửi của bạn không được đưa thẳng đến điểm cuối, bạn phải ra lấy đồ và làm lại các thủ tục như ban đầu.
- Chỉnh đồng hồ theo giờ địa phương để tránh bị động, mặc dù bạn sẽ không bị trễ chuyến bay
Khi đến sân bay nước ngoài
- Điền thông tin ở Thẻ nhập cảnh (được phát trên máy bay).
- Tại trạm kiểm soát nhập cảnh, bạn sẽ trình hộ chiếu, thẻ nhập cảnh, đôi khi cả thư nhập học. Sau khi kiểm tra, tất cả giấy tờ đều được trả lại trừ thẻ nhập cảnh.
- Bạn cần lấy hành lý ký gửi (nằm trên băng chuyền có ghi rõ chuyến bay), rồi đi tiếp về phía cửa ra (Exit). Nếu bạn không có gì phải khai báo thì ra theo lối cửa có chữ “Exit”, còn nếu bạn có hàng hóa phải khai báo thì phải đi theo lối có chữ “Exit”. Trong cả 2 trường hợp, bạn luôn cầm sẵn bản kê khai để trình hải quan
- Trước khi ra khỏi sân bay tại mỗi thành phố, bạn nhớ lấy bản đồ chỉ dẫn đưởng đi trong thành phố ở khu vực gần cổng ra.
- Trong sân bay nước ngoài có các cửa hàng miễn thuế, những sản phẩm bày bán ở đây bảo đảm không phải hàng giả, không có thuế, khi mua bạn cần xuất trình hộ chiếu.
- Bạn có thể đổi tiền tại các quầy (Money Changers/Currency Exchange) tại sân bay hoặc quầy đổi tiền hợp pháp (Licensed Money Changer) tại trung tâm mua sắm hay bất kỳ ngân hàng nào.
- Nếu vẫn chưa sắp xếp được chỗ ở, quầy hướng dẫn của nước sở tại ngay sân bay sẽ giúp bạn sắp xếp nơi ở tại khách sạn.
Nhập cảnh tại sân bay Mỹ
Ngoài ra bạn đừng quên
- Tìm dấu hiệu của người đón và kiên nhẫn đứng chờ tại sân bay như đã được hướng dẫn.
- Bạn cần chuẩn bị tinh thần cho những tình huống không mong đợi, như trường hợp vẫn không gặp được người đón, bạn nên:
- Gọi số điện thoại khẩn cấp như đã được hướng dẫn, báo cho trường biết bạn đã đến nơi và chỗ bạn đang đứng chờ tại sân bay, và làm theo hướng dẫn của trường. Bạn có thể gọi điện thoại miễn phí trong sân bay. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải nghe và nói được tiếng Anh tương đối.
- Nếu không liên lạc được bằng điện thoại, bạn sẽ đi taxi về chỗ ở theo địa chỉ đã được cung cấp cho bạn trước khi lên đường. Nên đi taxi trong khu vực sân bay chứ không phải taxi bên ngoài.
- Mua thẻ SIM để dùng với điện thoại di động. Ngoài ra, bạn cũng nên mua thẻ điện thoại để gọi quốc tế rẻ hơn (bạn có thể mua ngay tại sân bay).
- Mở tài khoản ngân hàng (nhà trường sẽ hướng dẫn)
- Liên lạc ngay với cha mẹ hoặc người thân khi báo đến nơi an toàn.
- Trình diện tại Văn phòng sinh viên Quốc tế của trường, Tham gia các buổi hướng dẫn thông tin cho sinh viên do trường tổ chức.
- Lấy thẻ sinh viên và thẻ ưu đãi giảm giá khi sử dụng phương tiện công cộng, khi mua vé máy bay trở về Việt Nam hoặc bay trong nước.