Tôi luôn cảm thấy may mắn vì đã được trải nghiệm đời sống sinh viên ở khắp thế giới, nhưng Sydney vẫn là nơi tuyệt vời nhất trong lòng tôi.
Khi tôi nộp đơn học đại học, tất cả những viện đào tạo mà tôi chọn đều có cơ sở ở Sydney vì tôi yêu thích hằng hà những cơ hội và nền văn hóa sôi nổi mà thành phố này dành tặng cho sinh viên.
Năm nay, bảng xếp hạng những thành phố tốt nhất cho sinh viên của QS đã chấm cho Sydney hạng thứ tư, và từ góc nhìn của tôi thì rất đơn giản để hiểu được lý do.
Bảng xếp hạng dựa vào bốn tiêu chí: thành phần sinh viên, chất lượng cuộc sống, hoạt động của giới sử dụng lao động, và mức chi tiêu. Sydney xoay xở như thế nào với mỗi hạng mục đó?
HÒA NHẬP XÃ HỘI, SỰ ĐA DẠNG VÀ SỰ CHẤP NHẬN
Các trường đại học Úc luôn duy trì mối giao tế với các trường đại học Châu Á. Sydney, ở vị thế là một trong những thành phố dành cho sinh viên lớn nhất tại Úc, có số lượng lớn sinh viên đến từ Ấn Độ và những nơi khác của Châu Á, tạo thành cộng đồng sinh viên đa văn hóa.
Đại học Tây Úc (WSU) có cơ sở học ở khắp các vùng ngoại ô miền tây sôi nổi và đa dạng sắc tộc. Caitlyn Charles, 22 tuổi, đang học ngành Báo chí tại WSU, nói sự đa dạng văn hóa đã ảnh hưởng tích cực đến cách cô nhìn nhận cuộc sống.
“Ở WSU, chúng tôi có tuần lễ đa văn hóa, nhằm tán dương bản chất của chính ngôi trường – một trường đại học đa sắc tộc và rộng mở mà trao cho sinh viên cơ hội để mở mang kiến thức của họ về những nền văn hóa khác.”, cô cho biết.
Các đại học ở Sydney cũng trao lựa chọn cho sinh viên muốn khám thành phố này và văn hóa nơi đây. Hầu hết các trường đại học 5 phân ngành – Đại học Sydney, Đại học Công nghệ Sydney, Đại học New South Wales, Đại học Macquarie, Đại học Tây Úc – có các cơ sở học ở nhiều vị trí trong thành phố.
Jacalyn Phillips, 21 tuổi, cũng là sinh viên WSU, đang theo học Cử nhân ngành Giáo dục tiểu học, đã nhận thấy được lợi thế của việc lựa chọn trong số 10 cơ sở học dành cho sinh viên WSU. “Mỗi một cơ sở học đều có cá tính riêng và văn hóa riêng của nó.”, cô nói.
CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG
Nhiều sinh viên tụ tập ở Sydney vì nền văn hóa phóng khoáng và bầu không khí thư thả. Imogen Leaning, 19 tuổi, lớn lên ở Úc nhưng đã chuyển đến Anh 7 năm trước. Cô trở về học ở Sydney tại Đại học Nottingham theo chương trình trao đổi sinh viên. “Tôi đồng ý với sự rập khuôn về việc các trường đại học Úc thoải mái hơn hẳn. Cán bộ giảng dạy đều thật thoải mái từ trong tâm , và ở trường tôi hình như mang giày hay không cũng được.”
Cô cũng nói thêm rằng đại học Úc linh động cho sinh viên muốn học nhiều môn. “ Ở Anh, mọi người thường bắt đầu và kết thúc cùng một khóa học, trong khi ở Úc, sinh viên được tự do đổi thứ mình muốn học hơn.”, cô nói.
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Những năm gần đây, chính phủ bang New South Wales đã đầu tư hàng triệu đô la cho các cải tiến, các công trình xây dựng, và công nghệ. Thêm vào đó, chính phủ đang dành hàng triệu đô la cho học bổng sinh viên đại học.
Theo như dữ liệu của thành phố Sydney, đã có 50,000 việc làm được tạo ra trong 2010-2014, và chính quyền bang này hứa hẹn 150,000 công việc nữa cho bốn năm tới.
Lượng công việc trong ngành công nghệ tăng lên đáng kể, với 9,000 vị trí việc làm được tạo ra ở Sydney trong khoảng thời gian 7 năm tính cho tới 2014.
Samuel Roberts, 22 tuổi, theo học ngành Truyền thông tại Đại học Sydney, nói rằng thành phố này ngập tràn những cơ hội cho sinh viên. “ Thành phố là do bạn tạo ra. Sydney trao cho bạn rất nhiều thứ và nếu bạn chấp nhận dấn thân, bạn sẽ luôn có thể tìm được vài cơ hội tuyệt vời.”, anh nói.
MỨC CHI TIÊU
Sydney khá đắt đỏ cho sinh viên so với những thành phố khác, phần lớn là vì các chi phí sinh sống cao.
Đại học New South Wales cho biết trung bình một tuần sinh viên trả $375 AUD (tầm £182) cho phí nhà ở thuộc khuôn viên đại học ở Sydney. Trung bình một tấm bằng nghệ thuật cho sinh viên người Úc “ngốn” gần 19,000$AUD, và với sinh viên quốc tế là các mức chi phí khác nhau.
Chi phí đắt đỏ khiến sinh viên phải tham gia các công việc bán thời gian và thường nhật. Danielle Smith, 22 tuổi, theo học ngành Giáo dục tại Đại học Sydney, đang vào năm học cuối và phải đi làm để hỗ trợ bản thân.
“Không có đồng lương từ công việc bán thời gian, tôi không đủ sức chi trả cho việc học tập và sinh sống tại Sydney.
Ngoài việc chi trả sinh hoạt phí, tôi còn cần tiền cho các kỳ thực tập toàn thời gian không lương, một phần trong chương trình học tập của tôi.”, cô cho biết.
Không như các thành phố tập trung đầu tư cho sinh viên, sống gần trường đại học có thể rất khó khăn cho sinh viên Sydney. Theo David Nolan, 21 tuổi, học Nghệ thuật ở Đại học Macquarie, trừ phi bạn ở chung nhà với sinh viên khác, còn không là không tài nào chi trả nổi.
“Tôi thường chọn ở ký túc xá trường, có hơi mắc, hoặc ở gần trường và làm việc ngay bên cạnh. Cái nào cũng không thể thành hiện thực được nếu không có một nhóm ở cùng.”, anh nói.
Dẫu vậy, những sinh viên tìm kiếm một thành phố đa chủng tộc và nhộn nhịp với bầu không khí thoải mái không nên bỏ qua Sydney, Úc.
Từ The Guardian
Nguồn: scholarshipplanet