Chia sẻ

Những lời khuyên cần thiết khi học MBA tại Mỹ

  • Thứ Năm, 11 Tháng 10 2012 10:09
  • Lượt xem: 3.209

Để được lựa chọn vào học MBA ở Mỹ, học sinh sẽ phải đăng ký và nộp đơn cho trường dự định học, đáp ứng các yêu cầu của trường đưa. Đây là một trong những lời khuyên của cựu Hiệu trưởng trong ban tuyển sinh của 1 trường Đại học Chicago ở Mỹ.

Thời điểm tháng 6 là thời gian thông báo quyết định nhập học của trường quản trị kinh doanh. Thông thường, ban tuyển sinh Thạc sỹ quản trị kinh doanh sẽ đưa ra 1 trong số 3 quyết định sau: nhận hồ sơ, từ chối hồ sơ hoặc đưa vào danh sách dự bị.

Theo một số cách thức, việc nằm trong danh sách dự bị là một thách thức lớn nhất. Bạn không biết được điều gì sẽ xảy ra, theo cách này hay lại theo cách khác. Với tư cách là một người ở trong bản tuyển dụng lâu năm ở khoa sau đại học. Tôi có thể nói rằng danh sách dự bị không phải là một dấu hiệu rõ ràng cho bạn biết hồ sơ của bạn bị từ chối. Thông thường thì kết quả là ngược lại. Bạn hãy bình tĩnh, tự tin và kiên định. Bạn sẽ có thêm thông tin khích lệ để tiếp tục phấn đấu.

Dưới đây là bảy cách để giúp bạn từ việc nằm trong danh sách chờ MBA sang danh sách được chấp nhận:

Hãy nói với ban tuyển dụng Bạn muốn tên của mình vẫn được giữ lại trong danh sách dự bị.

Khi nhận được thông báo về tình trạng của mình, ngay lập tức bạn hãy liên lạc với văn phòng tuyển sinh Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh và thông báo cho nhân viên mà bạn quan tâm việc giữ tên trong danh sách. Đây là nơi bạn có thể cho họ biết bạn thực sự mong muốn tham gia khóa học thạc sỹ, và điều này còn thể hiện một điều chắc chắn  là nếu được chấp nhận, bạn sẽ ghi danh khóa học. Điều này quan trọng và có thể làm tăng đáng kể cơ hội của bạn được nhận học.

Hãy chủ động hỏi hướng dẫn những bước tiếp theo nếu bạn chưa nhận được.

Đừng yêu cầu, than phiền hay tranh luận. Hãy chỉ hỏi liệu bạn có thể làm được gì. Nếu câu trả lời là “không”, hãy cứ chấp nhận điều đó và không làm bất kì điều gì khác hơn là cho ban tuyển dụng biết chắc chắn bạn vẫn muốn ở lại trong danh sách chờ. Nếu họ không cho bạn một cơ hội để để tiếp tục giải quyết quan tâm của bạn trong chương trình học này, điều đó có thể nói điều gì đó về tổ chức này. Tuy nhiên, nếu bạn được đưa ra những hướng dẫn cụ thể về những gì bạn có thể làm, bằng mọi cách, hãy cố gắng theo một trong số những hướng dẫn đó.

Nếu bạn vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi, hãy chủ động hỏi.

Lắng nghe những gì họ truyền đạt. Hãy nói lời cảm ơn với bạn tuyển sinh về việc đó và hỏi thăm các thông tin cụ thể vì sao bạn lại có tên trong danh sách dự bị. Nếu việc gửi thư cá nhân được chấp nhận, thì bạn hãy tiến hành càng sớm càng tốt. Đưa ra những vấn đề một cách trực tiếp, và giải thích tại sao và bạn sẽ vượt qua những tình tiết giảm nhẹ đang ảnh hưởng đến kết quả của bạn như thế nào.

Chiến dịch gửi thư giới thiệu:

Đây là dịp cho những ai chưa từng viết thư giới thiệu trước đó cho bạn. Nếu như bạn có quen biết với cựu sinh viên nào, thì hãy nhờ họ giúp đỡ. Nhưng đảm bảo nội dung thư ngắn gọn và súc tích. Hãy nói họ đưa  ra một lí do chính đáng cho việc cân nhắc lại tình trạng của bạn.

Nếu bạn có thể hoàn thành mục tiêu với hai bức thư khác nhau, thì quả là tuyệt vời. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy một vài bức thư mới đủ thể hiện sự nhiệt huyết thì cũng không sao. Nhưng dù sao đi nữa thì chỉ giới hạn trong 5 bức thư, vì nhiều hơn sẽ dẫn đến không cần thiết. Đối với một số trường hợp, 5 bức thư là hơi nhiều. Tuy nhiên, nếu đó là 5 bức thư nhấn mạnh từ những cá nhân khác không bao gồm thư xin học gốc, thì đó lại là một thông điệp mạnh mẽ.

Gửi đề nghị một cuộc phỏng vấn tới trường học (trên phone hoặc trực tiếp):

Nếu đề nghị của bạn được chấp nhận và trường học đó là lựa chọn hàng đầu cho việc theo đuổi MBA nghành quản trị kinh doanh của bạn, thì hãy thực hiện. Nếu như bên trường không thu xếp phỏng vấn và bạn lại có cuộc phỏng vấn với cựu sinh viên thì bạn hãy cứ liên lạc với người đó để xem liệu họ có những gợi ý gì cho bạn không. Những người này họ rất sẵn sàng viết thư giới thiệu cho bạn.

Hãy thận trọng sáng tạo:

Như trường Đại học Chicago – khoa Kinh doanh, tôi đã liên hệ lại với những ứng viên gửi kèm 1 CD, bài thơ và album ảnh, hay là “10 lí do đầu tiên tại sao tôi sẽ được nhận vào học”. Những điều này thật là đáng kinh ngạc, nhưng tuy nhiên đừng áp dụng hết cho một trường. Hãy chọn lấy 1 trong những phương án mà thôi. Một ứng cử viên trong danh sách chờ của trường Booth đã gửi những kí tự tên cô ấy, đó là những tính từ miêu tả tính cách của cô. Đây cũng là một cách gây ấn tượng và tất nhiên cô hoàn toàn được lọt vào danh sách học thạc sỹ.

Hãy thận trọng: đưa ra ý tưởng của Bạn, nhưng tránh những ý tưởng phù hợp chỉ với 1 người bạn, vợ chồng hay đối tác. Ví dụ: một ứng cử viên gửi hoa vào ngày lễ Valentine với một thông điệp là: Bạn là trường kinh doanh dành với tôi; chúng ta sinh ra là để cho nhau và tôi sẽ không bao giờ để bạn thất vọng”.  Và những trường hợp này bị thất bại.

Hãy thực hiện những kĩ năng chyên nghiệp và kiên nhẫn

Khi bạn nằm trong danh sách dự bị thì việc bạn cần làm là cho những người trong ban tuyển dụng có cảm  nhận bạn tốt hơn hay tệ hơn so với những ứng cử viên khác. Có rất nhiều lí do để đưa bạn vào danh sách dự bị, và tất nhiên nó không có ý làm cho bạn căng thẳng. Nếu bạn vượt qua được cảm giác thất vọng, buồn chán, giận dữ và căng thẳng, thì bạn đã xác định được tư tưởng cho dù kết quả ra sao. Bạn có thể sẽ bị từ chối, nhưng bạn vẫn phải duy trì được thái độ tích cực, quan điểm lạc quan, điều đó sẽ giúp bạn gặt hái thành công.

Trên đây là những chia sẻ của Cựu Hiệu trưởng 1 trường đại học ở Chicago về việc học MBA tại Mỹ. Du học sinh cũng có thể tham khảo để rút kinh nghiệm cho mình. Hãy kiên định, chuyên nghiệp và tự tin với ước mơ tham gia trường học bạn chọn. 

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-v-a_du-lich-uc
    Nguyễn V.A_du lịch Úc
  • duong-h-l_visa-du-lich-my
    Duong H.L_visa du lịch Mỹ
  • t-p_visa-han-quoc
    T.P_visa Hàn Quốc
  • nguyen-v-h_visa-trung-quoc
    Nguyễn V.H_visa Trung Quốc