New Zealand nằm ở phía nam Thái Bình Dương, là một quốc gia độc lập thuộc khối thịnh vượng chung. Đây là một quốc gia đa chủng tộc với dân số khoảng 4 triệu người. Dân cư gốc Anh chiếm đa số ở New Zealand. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày tại New Zealand. Mức sống của người New Zealand tương đối cao, có thể so sánh với mức sống ở các nước phát triển khác.
Có rất nhiều lý do để mỗi năm có hàng nghìn sinh viên quốc tế chọn New Zealand làm nơi học tập và nghiên cứu. Dưới đây là 9 điều bạn cần biết khi chuẩn bị du học New Zealand.
1. Máy bay đi New Zealand
Có rất nhiều hãng hàng không có tuyến bay đến New Zealand như Vietnam Airlines, Singapore Airlines, Cathay, Thai, Malai… Học sinh có thể mua vé máy bay trực tiếp từ các hãng hàng không hoặc đăng ký vé máy bay qua Văn phòng Trung tâm tại Việt Nam.
Bạn phải có chi tiết người liên lạc, địa chỉ và số điện thoại nơi bạn sẽ đến ở tại New Zealand trước khi bay.
2. Tiền mặt
Bạn cần mang theo khoảng 2.000 Đôla New tiền mặt để lo cho việc chi tiêu trong những tháng đầu. Hải quan New Zealand cho phép bạn mang vào tối đa 10.000 Đôla NZ (bằng khoảng 6.400 Đôla Mỹ). Sau đó gia đình bạn có thể xin phép Ngân hàng Nhà nước để chuyển tiền sang cho bạn (mất khoảng 3-4 ngày) hoặc bạn có thể mua thẻ tín dụng từ Việt Nam để mang sang New Zealand sử dụng.
Mặc dù các cuốn sổ tay hay tờ rơi du lịch có thể nói rằng gần như tất cả các hoạt động mua sắm tại New Zealand được thanh toán bằng thẻ ngân hàng, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên giữ một chút tiền mặt bên mình. Lí do? Các của hàng nhỏ lẻ ở New Zealand hầu hết đều không chấp nhận dùng thẻ, mà chắc chắn bạn sẽ không vào một siêu thị lớn chỉ để mua một cây kẹo mút đúng không?
3. Thuốc men y tế
Hãy hỏi bác sĩ của bạn tại Việt Nam thật kỹ về những loại thuốc bạn đã được dùng trong quá khứ và trong những trường hợp đặc biệt, nhất là những loại thuốc tiêm ngừa mà bạn được phép sử dụng. Bạn hãy yêu cầu bác sĩ ghi hết tất cả những thông tin trên vào giấy trong trường hợp bị bệnh ở New Zealand.
Lưu ý: Bạn nên đi khám răng và mắt trước khi khởi hành đến New Zealand vì bảo hiểm sức khoẻ (UniCare) không trả cho khoản này. Bảo hiểm sức khoẻ cũng không trả các khoản thuốc men và tiền xe cứu thương; Bảo hiểm sức khoẻ sẽ trả cho bạn hầu hết các chi phí khám chữa bệnh và toàn bộ các chi phí nằm bệnh viện công.
4. Trang phục cần chuẩn bị
Mùa xuân (tháng 9, 10, 11) và mùa thu (tháng 3, 4, 5): áo lạnh hoặc áo khoác nhẹ.
Mùa đông (tháng 6, 7, 8): áo len, áo khoác dầy, áo khoác có mũ, găng tay, khăn quàng cổ, áo mưa, ô (dù) che mưa .
Mùa hè (tháng 12, 1, 2): quần áo nhẹ, áo thun, quần short, áo phông, đầm, đồ bơi, đồ vải.
5. Hành lý
Một người lớn được phép mang theo 7 kg hành lý xách tay và 20 kg hành lý ký gửi, nhưng riêng hãng Vietnam Airlines cho phép bạn mang 30 kg hành lý ký gửi. Nếu có hành lý quá cước thì bạn sẽ phải trả tiền theo biểu giá cho hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không, giá cả thay đổi tuỳ theo hãng hàng không mà bạn sử dụng. Hãng hàng không Vietnam Airlines phạt hàng hoá quá cước.
Ở New Zealand, phần lớn đồ điện gia dụng tương đối rẻ. Trừ những trường hợp cần thiết, bạn nên cố gắng mang theo càng ít vật dụng điện càng tốt để tránh trả tiền cho hành lý quá cước. Dòng điện ở New có hiệu điện thế 230 – 240 Volt. Bạn nhớ mang theo nắn dòng (Adapter) và loại phích cắm điện phù hợp với phích cắm 2 hoặc 3 chân dẹt của vật dụng và ổ cắm tại New.
Lưu ý: Hải quan Việt nam yêu cầu tất cả các băng, đĩa có ghi thông tin phải được kiểm duyệt trước khi mang ra khỏi Việt Nam. Tất cả các loại vũ khí, thuốc phiện, trên 1 lít rượu hoặc trên 250gr thuốc lá đều bị cấm mang theo trong hành lý.
Hải quan New Zealand nghiêm cấm không được mang vào New Zealand thực phẩm, động vật và các sản phẩm thực vật, ví dụ như sữa, đồ hộp, hoa quả tươi. Nếu có, hãy khai báo cẩn thận, nếu không sẽ bị phạt.
6. Ăn uống
Bạn nên học nấu một số món ăn Việt Nam đơn giản để có thể tự nấu ăn tại New Zealand vì bạn có thể không thích hợp với món ăn New Zealand. Bạn có thể mua gia vị và các thực phẩm châu Á dễ dàng tại các cửa hàng Á châu ở mỗi thành phố.
7. Bằng lái xe
Bằng lái xe Việt Nam cũng có thể lái xe bên New nếu bạn mang bằng lái dịch sang tiếng Anh ở công ty dịch thuật nào đó rồi đến sở giao thông của bang đóng dấu là có thể dùng lái xe được. Bằng lái có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày bạn đặt chân đến New Zealand. Hoặc có một cách khác là nếu muốn đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng của New Zealand thì thường chỉ phải thi lại bài Luật, sau đó thi luôn bằng thực hành sau khi vượt qua bằng Luật, điều này không quá khó và không tốn nhiều thời gian. Bạn cũng có thể đăng ký thi lấy bằng lái xe của New Zealand nếu chưa có bằng lái. Tuy nhiên quá trình này sẽ lâu hơn vì bạn sẽ phải thi bằng Luật (sẽ được cấp bằng Learner), rồi thi bằng thực hành có giới hạn (sẽ được cấp bằng Restricted) và cuối cùng là thi bằng thực hành tuyệt đối (sẽ được cấp bằng Full).
8. Học tập tại New Zealand
Nếu như bạn đến và tìm kiếm một môi trường mà giáo viên “bơm” cho học sinh hàng tá kiến thức, thì hãy lên mạng và tìm kiếm chuyến bay tiếp theo về Việt Nam đi.
Ở New Zealand, tự học là chính. Bạn sẽ cần phải tìm tòi kiến thức, nguyên liệu cho việc học hành của mình rất nhiều; những ngày chủ nhật chỉ dành để đọc hết gần chục cuốn sách để tìm tài liệu cho một bài luận văn đã trở thành quen thuộc với nhiều du học sinh tại đây.
9. Mạng Internet
Cước phí 3G ở New Zealand rất đắt (cả đất nước nằm giữa biển khơi mà). Tốt nhất bạn không nên sử dụng những gói 3G của các công ti lớn , mà nên tìm đến những công ti bé hơn với mức giá cạnh tranh hơn.
Và cuối cùng, trước khi sang, bạn nên tìm hiểu về rugby – môn thể thao vua ở đây. Gần như ở bất kì đâu, tại bất cứ thời điểm nào, bạn cũng có thể bắt gặp một tấm biển hay một người dân đang say sưa nói về All Blacks, đội tuyển rugby New Zealand, niềm tự hào của cả dân tộc. Để miêu tả tầm quan trọng của môn thể thao này, tặng bạn một câu nói phổ biến: “Với người Kiwi, rugby không phải là một môn thể thao. Nó là cả một tôn giáo".
Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.
CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY
Hotline 24/7: 0904 683 036