I. “GAP YEAR” ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN HỌC SINH CHUẨN BỊ DU HỌC?
1. Định nghĩa “Gap year” trong lộ trình du học
Gap year có nghĩa là khoảng thời gian trống, từ 1 đến 2 năm (tùy theo mỗi người) sau khi tốt nghiệp cấp 3 hoặc đại học, học sinh/sinh viên không đi học đại học hoặc đi làm luôn mà dành thời gian ấy để đi làm tình nguyện, làm các công tác xã hội, đi du lịch hoặc đi làm Internship.
Đối với những bạn có dự định đi du học, đôi khi “Gap year” chỉ là khoảng thời gian bạn “ngồi không” và chờ đợi, có thể do thời điểm chưa phù hợp, hay do hồ sơ tài chính cần có thêm thời gian để chuẩn bị,…. Và việc để “gap year” trôi qua thường khiến cho tỷ lệ visa du học giảm xuống nếu không biết cách giải trình với lãnh sự quán một cách hợp lý.
2. Những ảnh hưởng của “Gap year” đối với học sinh chuẩn bị du học
- Giới hạn sự lựa chọn về trường: Gap year được coi như một điểm trừ cho hồ sơ, chính vì thế mà các trường cao đẳng/ đại học tại các quốc gia lớn có thể sẽ từ chối cấp thư mời đối với học sinh có Gap year quá lớn. Học sinh sẽ bị giảm đi khá nhiều sự lựa chọn đối với các trường có chất lượng tốt
- Ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ xin visa du học: Như đã nói, gap year chính là yếu tố có thể khiến lãnh sự quán đánh giá thấp hồ sơ của bạn, bởi họ sẽ nghĩ bạn không xác định được lộ trình học tập nên mới để Gap year mà không làm gì cả, và tỷ lệ visa sẽ vì thế mà có rủi ro.
- Làm tăng sự chán nản: Hãy thử tưởng tượng xem, bạn bỏ trống thời gian và không làm gì cả chỉ để chờ đến khi có thể đi du học? Điều này có thể khiến bạn cảm thấy chán nản và thiếu động lực, có khi còn làm bạn thấy muốn bỏ cuộc nếu khi visa khó khăn. Tình hình Covid-19 là một điển hình, nó khiến cho rất nhiều học sinh phải dời lại ý định du học trong khi bạn đã có đủ các điều kiện về học tập, tài chính. Có khá nhiều bạn lựa chọn phương án… chờ đợi, cho tới khi có thể nhập cảnh vào quốc gia mình mong muốn. Thời gian này càng lâu, sự chán nản của bạn càng lớn và có thể bạn sẽ thay đổi quyết định là không đi nữa, và tới 1 thời điểm nào đó trong tương lai bạn sẽ lại hối tiếc vì đã không cố gắng thực hiện ước mơ đến cùng!
II. LÀM GÌ ĐỂ KHỎI BỊ “GAP YEAR” NẾU PHẢI DỜI DỰ ĐỊNH DU HỌC?
Dưới đây là một số phương án mà Megastudy đưa ra để giúp bạn giải quyết khoảng trống thời gian nếu như Dịch Covid-19 hay bất cứ yếu tố nào khác khiến bạn phải quyết định dời kế hoạch du học.
1. Học thêm tiếng Anh
Dù có IELTS hay chưa thì lãnh sự vẫn sẽ đánh giá cao sự cầu tiến của ứng viên, đây là điều chắc chắn! Vì thế mà học thêm tiếng Anh chính là 1 lựa chọn không hề tồi nếu như bạn có 1 khoảng trống thời gian và muốn lấp đầy nó. Bạn hoàn toàn có thể học để cải thiện các kĩ năng như Giao tiếp, Viết Email, Thuyết trình, ….
2. Học thêm các chứng chỉ liên quan đến ngành mà bạn sẽ du học
Nếu bạn chọn du học ngành Quản trị Du lịch – khách sạn thì còn gì tuyệt vời hơn nếu như bạn học ngay 1 chứng chỉ liên quan trong thời gian chờ đợi đi du học. Có thể là chứng chỉ Bartender, Barista, làm bánh, … Thực chất, những khóa học này có tính ứng dụng cực cao trong tương lai nếu như bạn biết tận dụng cơ hội của bản thân. Chưa kể nếu như bạn có chứng chỉ các khóa học này thì không hề khó để bạn có thể tìm được 1 công việc làm thêm với mức lương hấp dẫn khi bạn đi du học.
>> Barista (pha chế cà phê) – việc làm thêm cho du học sinh tại Úc với mức lương siêu cao
Còn nếu bạn lựa chọn ngành học liên quan đến marketing/ kế toán/ hay thiết kế thì cũng không hề thiếu những khóa học mang tính chất hỗ trợ ngành nghề của bạn sau này như tâm lý khách hàng, quảng cáo online, các khóa sử dụng công cụ truyền thông ngắn hạn, phát triển tư duy sáng tạo,….
Chắc chắn, tất cả những nỗ lực trong học tập của bạn sẽ được thể hiện qua việc bạn nghiêm túc đầu tư thời gian cho lộ trình du học của mình, điều này sẽ khiến cho hồ sơ du học của bạn càng trở nên thuyết phục lãnh sự quán, tỷ lệ visa cũng tăng lên đáng kể.
Nguồn: MRK_Megastudy