Chia sẻ

Sai lầm thường gặp khi đi xin việc tại Canada sau tốt nghiệp

  • Thứ Tư, 25 Tháng 11 2020 10:49
  • Lượt xem: 2.124

Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn du học, Megastudy nhận được rất nhiều phản hồi và chia sẻ từ các cựu du học sinh đi trước cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, việc làm. Bài viết này được tổng hợp với mong muốn chia sẻ về các sai lầm thường gặp và lời khuyên hữu ích dành cho các bạn đã, đang và sẽ có kế hoạch xin việc làm tại Canada sau tốt nghiệp.

Từ khi bắt đầu có ước mơ, lên kế hoạch du học, vất vả tìm hiểu thông tin để quyết định xem mình sẽ học ngành gì, trường gì, ở đâu và sẽ làm công việc gì sau khi ra trường, chắc hẳn mục đích cuối cùng & quan trọng nhất của các bạn du học sinh là tìm được việc làm tốt, lương cao sau tốt nghiệp. Tuy nhiên, tưởng như hoàn thành tấm bằng cao đẳng, đại học tại Canada với điểm số khá trở lên là có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp, không ít bạn du học sinh đã gặp phải vô vàn khó khăn và thất bại khi bước vào môi trường thực tế. Nhiều bạn đã dễ dàng bỏ cuộc, có bạn tìm đến sự trợ giúp của các bên dịch vụ việc làm và không ít các bạn đã chấp nhận làm các công việc không mấy yêu thích để đảm bảo cuộc sống, còn một số bạn khác không tìm được việc trong thời gian dài thì đành quay về nước. Vậy những sai lầm du học sinh thường gặp phải khi đi xin việc nằm ở đâu và bạn nên làm gì để xin việc thành công sau nhiều năm đèn sách vất vả.

Có 5 yếu tố với những sai lầm cơ bản khi đi xin việc tại Canada như sau:

1. Tư duy (Mindset)

Chiến lược: Điểm khác biệt giữa sinh viên quốc tế và người dân bản địa Canada khi đi xin việc là sinh viên quốc tế thường không có chiến lược cụ thể. Các bạn chưa biết mình muốn trở thành ai, muốn làm nghề gì dù đã tốt nghiệp ở một ngành cụ thể. Thậm chí các bạn chưa hiểu rõ học xong ngành đó mình có thể làm các công việc như thế nào. Tuy nhiên, người Canada không giống như vậy, họ đã xác định ngay từ khi học tại trường cao đẳng, đại học, thậm chí được hướng nghiệp từ trung học phổ thông về việc họ sẽ muốn làm công việc gì và tính cách của họ phù hợp với tính chất công việc như thế nào. Sau đó họ sẽ tìm các hoạt động ngoại khoá, khoá kỹ năng,… để cải thiện bản thân và hỗ trợ cho công việc sau này.

Lời khuyên: Bạn nên xác định nghề nghiệp mình muốn làm, tìm hiểu thông tin về công việc, yêu cầu công việc cần những điều kiện, kỹ năng gì, loại kinh nghiệm như thế nào để xây dựng cho mình một lộ trình để học tập và cải thiện ngay từ khi còn đang đi học

Từ bỏ dễ dàng: Sinh viên quốc tế có một sai lầm là dễ dàng từ bỏ, khi nộp hồ sơ vào một vài công việc và bị từ chối, các bạn thường có suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy mình kém cỏi, hoặc thấy mình không đủ cạnh tranh với sinh viên bản địa, thậm chí đổ lỗi cho việc nhà tuyển dụng phân biệt đối xử, hoặc nghĩ mình chỉ tốt nghiệp cao đẳng chứ không có bằng đại học nên không được đánh giá tốt. Sau đó, các bạn quay lại làm các công việc đơn giản như phục vụ quán ăn, nhà hàng, thu ngân… (survival jobs) để đảm bảo cuộc sống chứ không theo đuổi các công việc mình mong muốn để phát triển sau này.

Lời khuyên: Bạn hãy suy nghĩ tích cực và tự tin vào bản thân, bởi nhà tuyển dụng luôn tìm ứng cử viên phù hợp cho các vị trí công việc chứ không phải tìm người giỏi nhất. Thực tế cho thấy số lượng việc làm và nhân sự còn thiếu tại Canada còn khá lớn và chính phủ vẫn luôn chào đón mộg lượng lớn sinh viên quốc tế và dân nhập cư.

2. Nghiên cứu về thông tin việc làm (Job Search)

- Tại Canada thường có 3 đợt tuyển dụng rộng rãi trong năm thông qua website tuyển dụng, hội chợ việc làm và thông tin nội bộ. Vì vậy, việc cập nhật nhiều nguồn thông tin để tìm kiếm các thông tin việc làm là vô cùng quan trọng. Hiện nay các trường tại Canada có riêng một bộ phận hỗ trợ sinh việc quốc tế và định hướng nghề nghiệp, hướng dẫn sinh viên viết hồ sơ xin việc, phỏng vấn xin việc, tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp tại Canada cũng như tổ chức Hội chợ việc làm thường niên ngay tại trường giúp các bạn dễ dàng tiếp cận hơn. Vì vậy bạn không nên bỏ lỡ thông tin và cơ hội của mình

- Networking: Các bạn du học sinh thường xuyên truyền tai và chia sẻ kinh nghiệm nên tạo network ngay khi còn đang đi học. Vậy network là gì và các bạn có thực sự hiểu rõ về việc này không. Nhiều bạn nghĩ kết bạn, giao lưu, tham gia các hoạt động tụ họp, vui chơi có càng nhiều bạn càng tốt. Điều này chỉ đúng một phần. Network tốt nhất là khi bạn tìm kiếm và gia nhập các nhóm, các tổ chức có cùng chuyên môn với mình. Ví dụ bạn học về marketing có thể tham gia nhóm về lĩnh vực marketing. Bởi các hội nhóm này sẽ thường xuyên tổ chức các hoạt động cho các thành viên, từ các buổi hội thảo, toạ đàm, chia sẻ, gặp gỡ các chuyên gia, nhân vật có tầm ảnh hưởng, thậm chí là các khoá học hữu ích. Bạn không chỉ học hỏi được khá nhiều thông tin kinh nghiệm từ các anh chị đi trước mà có cơ hội tiếp cận tới thông tin việc làm một cách tự nhiên và dễ dàng.

- Thái độ khi tìm việc và phỏng vấn: Thay vì việc nghĩ “Tôi cần công việc” bạn nên trả lời cho câu hỏi “Tôi có thể làm gì cho công ty, nếu tôi được nhận tôi có thể phát triển và học được gì từ công việc của mình?”. Khi đó thái độ của bạn khi đi xin việc và trả lời phỏng vấn sẽ khác và được đánh giá tốt hơn từ nhà tuyển dụng

3. Hồ sơ xin việc (Resume/CV)

Ở Canada, thường các công ty có quy mô dưới 50 người CV sẽ được xét duyệt bằng tay, tức là con người, còn ở công ty quy mô hơn 50 người sẽ có máy làm việc này với ứng dụng AI, lọc ra các CV với từ khoá phù hợp với yêu cầu công việc. Bạn nên hiểu để chuẩn bị CV phù hợp.

Không nên sử dụng một hồ sơ cho nhiều công việc: Mỗi thông tin tuyển dụng sẽ có yêu cầu khác nhau, nếu bạn dùng một hồ sơ để nộp cho nhiều công việc một lúc sẽ làm cho hồ sơ của bạn khá chung chung, không chi tiết và tập trung đúng vào công việc đó, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao và thấy bạn không tôn trọng họ.

Đưa nhiều thông tin không liên quan đến yêu cầu công việc: Nhiều bạn muốn làm nhà tuyển dụng ấn tượng với mình nên đưa tất cả thông tin về bằng cấp, kinh nghiệm việc làm vào hồ sơ mà không hề biết điều đó làm cho bạn trở nên không phù hợp với mong muốn tuyển dụng của công ty. Ví dụ công ty chỉ muốn tuyển trợ lý với bằng cấp bình thường, nhưng bạn lại cung cấp quá nhiều bằng thạc sỹ, kinh nghiệm nhiều nơi nên họ cảm thấy hồ sơ overqualified. Họ chỉ muốn tìm được người phù hợp cùng phát triển lâu dài với công ty chứ không muốn mất thời gian với người mà họ nghĩ sẽ không làm việc gắn bó lâu dài. Đừng phí phạm các thông tin trong Resume, chỉ nên cung cấp các thông tin kinh nghiệm có liên quan đến công việc bạn đang apply. Tránh đưa ảnh cá nhân, sở thích và thông tin không liên quan đến công việc, không cần ký tên trong CV

Xem thêm tip bạn cần biết để viết chuẩn Resume xin việc tại Canada (Tham khảo TẠI ĐÂY)

4. Phỏng vấn (Interview)

-  Sai lầm khi không chuẩn bị kỹ càng cho cuộc phỏng vấn. Tại Canada thường có ba loại hình phỏng vấn

Câu hỏi tình huống (Behaviour interview): Đặc biệt các cơ quan chính phủ thường xuyên sử dụng các câu hỏi này ví dụ như “Kể cho tôi ngay bạn giải quyết như thế nào khi gặp khách hàng khó tính? Bạn làm gì khi có xích mích với quản lý?...” Bạn nên chuẩn bị cho mình 5 tình huống tích cực và 5 tình huống tiêu cực thường hay gặp nhất.

Câu hỏi thông tin chung (General Interview): Mỗi công ty là một bộ máy lớn, mỗi nhân viên là một mắt xích trong đó. Vì vậy nhà tuyển dụng muốn tìm ra mắt xích phù hợp có kinh nghiệm liên quan và có thể đào tạo để phù hợp cùng công ty phát triển. Và họ sẽ hỏi bạn các thông tin liên quan đến công việc, bạn nên tìm hiểu rõ công ty tuyển dụng và đưa ra các thông tin của bản thân có liên quan.

Câu hỏi lịch sự (Formal Interview): Câu hỏi này thường được sử dụng ở các công ty có quy mô nhỏ và đang tìm kiếm các ứng viên xuất sắc để kiêm nhiệm các vị trí quan trọng để phát triển công ty. “Bạn có thể làm gì để đóng góp và thúc đẩy phát triển cho công ty nếu được nhận?”

Ngại ngùng xấu hổ khi trả lời phỏng vấn:

Nhiều bạn không tự tin nên không thể hiện được hết điểm mạnh của bản thân. Có bạn cựu du học sinh tốt nghiệp ngành luật tại trường đại học danh tiếng tại Canada chia sẻ rằng, bạn đã apply 15 công việc và không được nhận, khi bạn đến tư vấn bởi các chuyên gia tuyển dụng việc làm, họ đã hỏi bạn đã xin việc và trả lời như thế nào khi được hỏi “Vì sao bạn xin được học bổng ngành luật tại trường”. Bạn trả lời “Vì tôi là người may mắn”. Điều này là sai bởi bạn đã không thể hiện được sự tự tin, bạn nên trả lời “Vì tôi luôn cố gắng và nỗ lực để đạt được thành công như mong muốn”. Sau đó, bạn đã rút kinh nghiệm trong cách trả lời phỏng vấn của mình và nhanh chóng nhận được lời  mời phỏng vấn và thư mời của nhiều công ty

5. Thư mời (Offer)

Sau bao nỗ lực, bạn đã nhận được thư mời từ nhà tuyển dụng và bạn phải ra quyết định có nhận công việc hay không. Bạn sẽ khó quyết định khi

- Chưa tìm hiểu thông tin về thị trường lao động, mức lương, mức độ phát triển của công ty

- Ngại ngùng không dám đàm phán về mức lương và những chính sách phúc lợi (ngày nghỉ, bảo hiểm, chính sách đào tạo,…). Khi nhà tuyển dụng chọn bạn trong vô số ứng viên và nhiều vòng tuyển dụng nghĩa là họ đã thích và thấy bạn phù hợp. Bạn nên tự tin thương lượng và có thể xin thời gian ngắn suy nghĩ kỹ càng.

Theo quy định ở Canada vì trượt giá nên mỗi năm lương chỉ tăng 2 – 3%, nếu bạn không đàm phán được mức lương tốt thì sẽ khó tăng lương lên mức cao hơn hẳn kể cả sau một thời gian dài gắn bó.

Việc học tập và xin việc làm sau khi tốt nghiệp tại Canada không phải một việc dễ dàng, nhưng nếu bạn tìm hiểu, có sự chuẩn bị kỹ càng và luôn tích cực học hỏi thì sẽ biến những khó khăn thành lợi thế và điểm mạnh. Megastudy sẽ luôn chia sẻ và đồng hành cùng các em du học sinh trong quá trình học tập và sau tốt nghiệp.

Nguồn: Megastudy

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-v-a_du-lich-uc
    Nguyễn V.A_du lịch Úc
  • duong-h-l_visa-du-lich-my
    Duong H.L_visa du lịch Mỹ
  • t-p_visa-han-quoc
    T.P_visa Hàn Quốc
  • nguyen-v-h_visa-trung-quoc
    Nguyễn V.H_visa Trung Quốc