Chia sẻ

Tìm hiểu về bằng thạc sĩ - cách phân biệt các loại bằng thạc sĩ

  • Thứ Sáu, 30 Tháng 08 2019 11:36
  • Lượt xem: 4.954

Hiện nay, sinh viên sau khi tốt nghiệp có rất nhiều các hướng phát triển khác nhau: đi làm trong doanh nghiệp, start – up hoặc muốn tích lũy thêm kiến thức bằng cách học lên những bậc cao hơn. Bên cạnh các chứng chỉ sau đại học thì bằng thạc sĩ là lựa chọn nhiều nhất đến từ các bạn sinh viên. Dựa trên ngành học, điều kiện đầu vào… có nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ khác nhau, hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

Nhìn chung, bằng thạc sĩ được chia ra 2 loại chính nhất là: bằng thạc sĩ chuyên môn và bằng thạc sĩ học thuật.

BẰNG THẠC SĨ HỌC THUẬT

Với chương trình đào tạo thạc sĩ học thuật, sinh viên có cơ hội được tiếp cận các kiến thức tổng quát về tự nhiên, xã hội và nghiên cứu, dưới đây là tổng hợp các loại bằng thạc sĩ học thuật:

Loại bằng thạc sĩ học thuật

 

Đặc điểm

Thạc sĩ khoa học xã hội (Master of Arts – MA)

 

+ Đối tượng: các cá nhân hoàn thành khóa học về khoa học xã hội như: truyền thông, giáo dục, ngôn ngữ, văn học, địa lý, lịch sử và âm nhạc…

 

+ Nội dung của chương trình đào tạo chủ yếu là các bài giảng, hội thảo và sau đó thực hiện các bài kiểm tra hoặc luận văn thạc sĩ, dựa trên dự án nghiên cứu độc lập.

Thạc sĩ khoa học tự nhiên (Master of Science – MS, MSc)

 

+ Đối tượng: các cá nhân hoàn thành khóa học về khoa học tự nhiên như: sinh học, hoá học, kĩ thuật, y tế hay thống kê…

Thạc sĩ nghiên cứu

Master of Research (MRes)

+ Phù hợp với sinh viên có nhu cầu trở thành nghiên cứu sinh, mong muốn theo học tiến sĩ hoặc sau này muốn chuyên sâu về nghiên cứu.

 

+ Khối lượng kiến thức nghiên cứu nhiều hơn MA và MSc. Trước khi lựa chọn, bạn cần xem kỹ các nội dung trong khóa học.

 

Master by Research (MPhil)

+ Chương trình này được coi là tiền đề cho việc học lên tiến sĩ.

 

+ Khóa học cho phép sinh viên nghiên cứu chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể một cách độc lập.

 

+ Thời gian theo học MPhil thường dài hơn các loại bằng thạc sĩ khác.

 

Master of Studies (MSt)

+ Bằng MSt chỉ được giảng dạy ở một số trường như: Oxford, Cambridge, Canberra…

+ Chương trình yêu cầu sinh viên tham gia các giờ học trên lớp cũng như hoàn tất luận văn hoặc bài kiểm tra giống như MA và MSc. Trong một số trường hợp, sinh viên sở hữu bằng MSt sẽ được theo học tạm thời chương trình tiến sĩ.

BẰNG THẠC SĨ CHUYÊN MÔN

Khác với chương trình học thuật, thạc sĩ chuyên môn sẽ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực mà bản thân quan tâm và mất nhiều thời gian hơn so với chương trình học thuật. Các loại bằng thạc sĩ chuyên môn bao gồm:

Loại bằng thạc sĩ chuyên môn

Đặc điểm

Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Master of Business Administration – MBA)

 

* Chương trình cung cấp kiến thức và kĩ năng liên quan đến các vị trí kinh doanh và quản trị.

 * Có một số khóa học MBA yêu cầu có 2-3 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian bởi vậy nhiều sinh viên đã đi làm trước khi theo học chương trình.

* Bằng MBA có thể kết hợp với các chuyên ngành khác như: tài chính, kế toán. Những bằng cấp có liên quan như: Thạc sĩ Kế toán (Master of Professional Accountancy – MPAcc) và Thạc sĩ Hệ thống Thông tin (Master of Science in Information Systems – MSIS).

Thạc sĩ Khoa học Thư viện (Master of Library Science – MLS, MLIS, MSLS)

 

* Chương trình cung cấp kiến thức và kĩ năng cho sinh viên để làm việc tại các vị trí trong thư viện.

 * Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc tại các thư viên ở Mỹ và Canada.

Thạc sĩ Quản trị Công (Master of Public Administration – MPA)

 

* Chương trình này tập trung vào một lĩnh vực cụ thể như môi trường, quản trị quốc tế cũng như khoa học – công nghệ.

* Bằng MPA kết hợp các yếu tố học thuật và thực tế, tập trung vào việc phân tích, quản trị các chính sách công.

* Các bằng thạc sĩ tương tự có thể kể đến như Thạc sĩ Chính sách Công (Master of Public Policy – MPP), Master of Public Affairs (MPA), Thạc sĩ Quy hoạch Đô thị (Master of Urban Planning – MUP) và Master of International Affairs (MIA).

Thạc sĩ Y tế Công cộng (Master of Public Health – MPH)

 

* Nội dung chương trình đa phần về nghiên cứu, chẩn đoán bệnh và các chính sách y tế sẽ giúp sinh viên làm việc tại các lĩnh vực liên quan như dịch tễ học, sức khoẻ toàn cầu hay dinh dưỡng.

* Tại một số đơn vị đào tạo MPH chỉ yêu cầu bằng Cử nhân nhưng cũng có nơi bắt buộc phải tốt nghiệp từ mội trường Y.


Thạc sĩ Công tác Xã hội (Master of Social Work – MSW)

* Đối tượng chương trình là những cá nhân mong muốn hoạt động xã hội.

* Chương trình học cho phép sinh viên có thể trực tiếp làm việc với các cá nhân hoặc tổ chức công cộng.

Thạc sĩ Luật (Master of Laws – LLM)

 

* Đối tượng: các sinh viên đã theo học chương trình Luật bậc cử nhân.

* Nội dung: đào tạo chuyên sâu thông qua các nghiên cứu cùng kiến thức, kĩ năng cơ bản để trở thành luật sư tương lai.                           

Thạc sĩ Tổng hợp (Master of Arts in Liberal Studies – MA, MALS, MLA/ALM, MLS)

 

* Đối tượng: sinh viên mong muốn giảng dạy tại các trường khai phóng (tổng hợp)

* Chương trình cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng hợp từ nhiều môn học và giảng viên tại trường.

* Các sinh viên khai phóng lựa chọn chương trình này mong muốn được thách thức bản thân, khám phá và theo đuổi các kiến thức mới hơn là một công việc ổn định và thành công.

Thạc sĩ Nghệ thuật (Master of Fine Arts – MFA)

 

* Nội dung đào tạo của chương trình liên quan đến các lĩnh vực về biểu diễn nghệ thuật hay nghệ thuật phòng thu.

* Nội dung đào tạo bao gồm thiết kế, nhiếp ảnh, dựng phim, nhà hát và hội hoạ. Bên cạnh lý thuyết, sinh viên còn có cơ hội tiếp cận môi trường làm việc thực tế thông qua các bài tập.

Thạc sĩ Âm nhạc (Master of Music – MM/MMus)

 

* Loại bằng này được cấp bởi các học viện âm nhạc hoặc các trường dạy âm nhạc.

* Chương trình học bao gồm các ngành học chuyên sâu được sinh viên lựa chọn (như biểu diễn, sáng tác hoặc sản xuất) kết hợp các kiến thức nhạc lý chuyên sâu. Bằng MM là một bước chuẩn bị tốt để trở thành giáo viên dạy nhạc hoặc một người làm việc chuyên nghiệp trong tương lai.

Thạc sĩ Giáo dục (Master of Education – MEd, MSEd, MIT, MAEd, MAT)

 

* Bằng MEd được coi như giấy chứng nhận để trở thành giáo viên giảng dạy tại các trường công lập. Các loại bằng khác dành cho giáo viên đã có kinh nghiệm muốn được đào tạo chuyên sâu hơn nữa về chuyên môn.

*Chương trình học bao gồm các bài giảng và giờ thực tập giảng dạy.

Thạc sĩ Kỹ thuật (Master of Engineering – MEng)

 

Chương trình này vừa mang tính học thuật và chuyên môn bởi sinh viên được đào tạo về cả lý thuyết nền tảng lẫn các lĩnh vực cụ thể.

Thạc sĩ Kiến trúc (Master of Architecture – MArch)

 

* Sinh viên theo học thạc sĩ kiến trúc sẽ được đào tạo trong các lĩnh vực như thiết kế, xây dựng, lịch sử kiến trúc…

* Sinh viên cần tham gia thực tập và hoàn tất bài kiểm tra hoặc dự án cuối khóa.

Bằng thạc sĩ chuyên môn còn được gọi là bằng thạc sĩ chuyên nghiệp (Professional Master’s Degrees) bởi nó tập trung vào việc đào tạo sinh viên để theo đuổi các ngành nghề trong tương lai.

>>> Những thay đổi trong chính sách nhập cư và mức lương cho người nhập cư có tay nghề tại New Zealand

>>> 03 hiểu lầm phổ biến khi làm hồ sơ tài chính du học Canada

Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

Hotline 24/7: 0904 683 036

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • ha-huy-k_du-hoc-uc
    Hà Huy K_du học Úc
  • pham-a-i_visa-du-lich-anh
    Phạm A.I_visa du lịch Anh
  • nguyen-ngoc-h-l_visa-du-lich-anh
    Nguyễn Ngọc H.L_visa du lịch Anh
  • nguyen-h-n_visa-du-lich-anh
    Nguyễn H.N_visa du lịch Anh