Chia sẻ

10 bí quyết để học một ngôn ngữ

  • Thứ Năm, 22 Tháng 09 2016 10:05
  • Lượt xem: 2.902

Khi tôi kể với Matthew mình đã chật vật thế nào khi học ngôn ngữ thứ 2, anh đã dành cho tôi vài lời khuyên dưới đây. Nếu bạn cho rằng mình không bao giờ có thể trở thành một người nói được 2 thứ tiếng, hãy ghi chú lại những điều sau!

Matthew Youlden nói được thành thạo 9 thứ tiếng và có khả năng hiểu hơn 12 ngôn ngữ khác. Chúng tôi cùng làm việc chung tại một văn phòng ở Berlin, nhờ vậy tôi thường xuyên được chứng kiến khả năng sử dụng ngôn ngữ của anh, anh có thể nói từ tiếng này rồi lại chuyển sang thứ tiếng khác nhanh như một chú tắc kè hoa liên tục chuyển màu. Sự thật là, đã có một khoảng thời gian dài tôi thậm chí còn không nhận ra anh ấy là người Anh cơ.

Khi tôi kể với Matthew mình đã chật vật thế nào khi học ngôn ngữ thứ 2, anh đã dành cho tôi vài lời khuyên dưới đây. Nếu bạn cho rằng mình không bao giờ có thể trở thành một người nói được 2 thứ tiếng, hãy ghi chú lại những điều sau!

1. XÁC ĐỊNH ĐỘNG CƠ HỌC TẬP

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng nếu bạn không có lý do chính đáng cho việc học ngôn ngữ, bạn dường như khó có thể giữ được động lực học bề lâu bề dài. Muốn gây ấn tượng với những người nói tiếng Anh bằng vốn tiếng Pháp không phải là một lý do hợp lý; muốn làm quen với một người Pháp bằng ngôn ngữ của họ cũng hoàn toàn không thể trở thành một lý do. Dù động cơ của bạn là gì, một khi bạn đã quyết định học một ngôn ngữ, điều quan trọng là bạn cần cam kết:

“OK, Tôi muốn học và vì thế tôi sẽ luyện tập và dùng ngôn ngữ này nhiều nhất có thể.”

2. TÌM MỘT NGƯỜI ĐỒNG HÀNH

Matthew đã học được khá nhiều ngôn ngữ cùng người anh song sinh của mình, Michael (Họ bắt đầu học thứ tiếng đầu tiên, Hy Lạp, khi chỉ mới vỏn vẹn 8 tuổi!). Matthew và Michael, hay Cặp-anh-em-biết-nói-siêu-nhiều-ngôn-ngữ, theo như tôi được biết, đã tìm thấy sức mạnh học tập từ việc cạnh tranh lành mạnh với nhau:

“Chúng tôi đã tạo động lực cho nhau rất nhiều và đến giờ vẫn vậy. Chúng tôi thúc đẩy lẫn nhau để nói được ngôn ngữ đó. Thế nên nếu Michael nhận ra tôi đang làm tốt hơn, anh sẽ cảm thấy có chút ghen tị và cố làm tốt hơn tôi (có lẽ vì anh ấy là anh trai sinh đôi của tôi) – và cứ thế việc ấy sẽ được lặp lại khi chúng tôi học những thứ khác.”

Ngay cả khi bạn không có người anh chị em nào để cùng thực hiện “chuyến hành trình” mang tên ngôn ngữ này, việc có một người cộng sự khác cũng sẽ thúc đẩy 2 bạn luôn cố gắng hơn dù chỉ là một chút và duy trì điều đó:

“Tôi nghĩ đây thật sự là cách tuyệt vời khi bạn bắt đầu học một ngôn ngữ. Bạn sẽ có một người để cùng trò chuyện, và đó là ý đồ đằng sau việc học ngôn ngữ.”

Một người bạn đồng hành sẽ giúp bạn có động lực học hơn.

Một người bạn đồng hành sẽ giúp bạn có động lực học hơn.

3. TRÒ CHUYỆN VỚI CHÍNH MÌNH

Khi bạn không có ai để luyện nói cùng, chẳng có gì là sai trái khi bạn tự nói chuyện với bản thân:

“Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng thực sự nói chuyện với chính mình là cách tuyệt vời để luyện tập một ngôn ngữ nếu bạn không có cơ hội sử dụng nó thường xuyên.”

Việc này giúp giữ những từ bạn mới học vẹn nguyên trong tâm trí và xây dựng sự tự tin khi nói chuyện với ai đó lần tới.

4. BIẾN VIỆC HỌC TRỞ NÊN HỮU ÍCH

Nếu bạn đã đặt ra mục tiêu học giao tiếp ngay từ ban đầu, bạn dường như sẽ ít khi bị lạc trong mớ lý thuyết sách vở. Trò chuyện cùng người khác sẽ giúp quá trình học của bạn hữu ích hơn.

 “Bạn đang học một ngôn ngữ vì muốn tương lai có thể sử dụng nó. Bạn sẽ không chỉ học để rồi tự nói chuyện với bản thân. Việc mang ngôn ngữ vào cuộc sống hằng ngày là một sáng kiến hay – bạn có thể thử viết lời bài hát, trò chuyện cùng người khác, hay đi nước ngoài và trải nghiệm với thứ tiếng mới học. Hoặc thậm chí bạn cũng không cần phải đi nước ngoài, hãy đến nhà hàng Hi Lạp cuối phố và gọi món ăn bằng tiếng Hy Lạp”.

5. VỪA HỌC VỪA CHƠI

Việc sử dụng ngôn ngữ mới dù bằng cách gì cũng là một hành động sáng tạo. Cặp-anh-em-biết-siêu-nhiều-ngôn-ngữ đã luyện tập tiếng Hy Lạp bằng cách viết lời và tự thu âm những bài hát đó. Hãy tìm ra những cách thú vị để trải nghiệm với ngôn ngữ mới như: dựng một vở kịch qua radio, vẽ truyện tranh, sáng tác một bài thơ, hay đơn giản hơn, trò chuyện với bất cứ ai có thể.

6. HÀNH XỬ NHƯ MỘT ĐỨA TRẺ

Điều này không có nghĩa là bạn được quyền trút giận lung tung hay để vương vãi thức ăn lên tóc khi dùng bữa ở một nhà hàng đâu nhé. Nhưng hãy thử học cách mà những đứa trẻ hay làm. Việc trẻ con tiếp thu tốt hơn người lớn đã được chứng minh chỉ là một câu chuyện thần thoại thôi. Những nghiên cứu mới không thể tìm ra mối quan hệ trực tiếp giữa tuổi tác và khả năng học tập. Điểm mấu chốt để học nhanh như một đứa bé đơn giản chỉ nằm ở thái độ của chúng: giả dụ, những đứa trẻ thường không có ý thức về bản thân, chúng muốn vừa học vừa chơi và luôn sẵn lòng mắc lỗi.

Chúng ta thường học được nhiều thứ từ những sai lầm. Khi là trẻ con, việc mắc lỗi đã được dự đoán trước và đó là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng với người lớn, những lỗi lầm lại trở thành một vấn đề lớn. Hãy nghĩ xem, người lớn dường như hay nói, “Tôi không thể”, thay vì, “Tôi chưa học điều đó” (Tôi không thể bơi, Tôi không thể lái xe, Tôi không thể nói tiếng Tây Ban Nha). Để người khác nhìn thấy mình thất bại (hay phải chật vật thế nào) là điều không thể chấp nhận được, nhưng với những đứa trẻ chẳng là gì cả. Khi học một ngôn ngữ, việc chấp nhận bạn không biết gì (và bình thường với điều đó) là chìa khoá để bạn trưởng thành và thoải mái hơn.  Hãy buông bỏ những trở ngại người lớn của bạn!

7. RA KHỎI VÒNG AN TOÀN CỦA BẠN

Sẵn lòng mắc lỗi đồng nghĩa với việc bạn đã chuẩn bị để đặt bản thân vào những tình huống xấu hổ có thể xảy ra. Điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng nó là cách duy nhất để phát triển và cải thiện bản thân. Dù bạn có học nhiều đến mức nào, bạn vẫn sẽ không thể nói được ngôn ngữ đó nếu không tự mình trải nghiệm ở thế giới bên ngoài: nói chuyện cùng người lạ bằng thứ tiếng của nước họ, hỏi thăm đường đi, gọi món ăn, hoặc thử kể một câu chuyện cười. Càng thường xuyên làm những việc này, vùng an toàn của bạn càng to hơn và bạn sẽ càng thoải mái hơn khi ở trong những tình huống mới.

“Ban đầu bạn sẽ đối mặt với những khó khăn: về phát âm, ngữ pháp, quy luật câu, hay có những lúc bạn không thể hiểu hết ý những cuộc trò chuyện. Nhưng tôi cho rằng điều quan trọng nhất là hãy luôn phát triển cảm giác này. Mỗi người dân bản địa đều có một cảm quan riêng về ngôn ngữ, và đó là điều cơ bản tạo nên một người bản xứ – liệu bạn có thể tạo nên một ngôn ngữ theo cách riêng của mình chứ.”

8. LẮNG NGHE

Bạn phải học nghe trước khi có thể nói. Dĩ nhiên bạn sẽ bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm với ngôn ngữ mà mình mới gặp lần đầu, nhưng càng tiếp xúc với nó nhiều thì bạn càng trở nên quen thuộc, và bạn sẽ dễ dàng nói chuẩn xác hơn:

“Chúng tôi có thể phát âm bất cứ từ nào, chỉ là chúng tôi không quen thuộc với từ đó thôi. Ví dụ âm “r” rung không có trong tiếng Anh. Nhưng khi tôi học tiếng Tây Ban Nha, tôi gặp phải một số từ có âm “r” nặng như “perro” và “reunión”. Với tôi, cách tốt nhất để bắt đầu nói chuẩn là nghe liên tục, nghe và thử hình dung hay tưởng tượng từ đó được phát âm như thế nào, vì mỗi tiếng đều được tạo ra bằng cách sử dụng miệng hay cổ họng khác nhau”.

9. QUAN SÁT NGƯỜI KHÁC NÓI CHUYỆN

Ngôn ngữ khác nhau tạo ra những yêu cầu về lưỡi, môi và cổ họng khác nhau. Phát âm phụ thuộc vào hai yếu tố là tinh thần và hình thể:

 “Có một cách – nghe có vẻ khá kì lạ – là hãy quan sát một ai đó khi họ nói chuyện và cách họ phát âm 1 từ, hãy thử nhại lại từ đó càng nhiều càng tốt. Tin tôi đi, ban đầu trông thì có vẻ khó, nhưng bạn sẽ làm được. Đây thực sự là một cách rất dễ để thực hiện, bạn chỉ cần luyện tập nó thôi.”

Nếu bạn không thể quan sát hay bắt chước người bản xứ thật, xem film nước ngoài hay truyền hình là một giải pháp thay thế khá hay.

Bơi trong ngôn ngữ

Bơi trong ngôn ngữ

10. BƠI TRONG NGÔN NGỮ

Vậy bạn đã xác định được mục tiêu học tập rồi? Làm cách nào để học một cách hiệu quả đây? Matthew có đưa ra một giải pháp “tối đa hóa 360 độ” tức là: dù bạn sử dụng bất cứ công cụ học tập nào, điều quan trọng là hãy thực hành ngôn ngữ mới mỗi ngày:

 “Tôi có xu hướng muốn học được càng nhiều điều càng tốt ngay từ lúc bắt đầu. Thế nên nếu tôi học một thứ gì đó, tôi thật sự sẽ cố gắng hết mình và sử dụng nó mỗi ngày. Qua nhiều tuần, tôi sẽ cố nghĩ, viết hay thậm chí nói chuyện với bản thân bằng loại ngôn ngữ đó. Với tôi, điều quan trọng là bạn phải đem những thứ mình học được ra để thực hành – như viết email, nói chuyện với bản thân, nghe nhạc, nghe đài radio. Để bản thân bạn đắm chìm trong văn hóa ngôn ngữ mới là điều cực kỳ quan trọng.”

Hãy nhớ rằng, kết quả tuyệt vời nhất của việc học ngôn ngữ là khi người khác đáp lại cuộc trò chuyện của bạn. Việc có thể giao tiếp đơn giản cũng là một điều đáng tự hào rồi. Làm được như thế không chỉ động viên bạn rất nhiều mà còn giúp bạn không từ bỏ và tiếp tục luyện tập. Đừng lo, bạn sẽ không gây phiền hà cho ai nếu chưa dùng tốt ngôn ngữ của họ đâu. Nếu bạn bắt đầu cuộc trò chuyện với “Tôi đang học ngôn ngữ này và muốn luyện tập…,”ai cũng sẽ kiên nhẫn, động viên và vui vẻ giúp bạn. Dù có khoảng 1 tỉ người-không-phải-bản-xứ-nói-tiếng-anh trên khắp thế giới, nhưng họ vẫn thích được nói chuyện bằng ngôn ngữ của nước mình hơn, nếu được lựa chọn. Việc chủ động bước vào thế giới ngôn ngữ của người khác sẽ tạo cảm giác thoải mái cho họ.

“Dĩ nhiên, bạn có thể đi du lịch nước ngoài và sử dụng ngôn ngữ của bạn, nhưng bạn sẽ nhận được nhiều hơn  ngoài cảm giác thoải mái là – có thể giao tiếp, hiểu được, tương tác được bằng ngôn ngữ với mọi tình huống bạn đã lường trước.”

Nguồn: The Tree Academy

dịch từ babbel.com

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-v-a_du-lich-uc
    Nguyễn V.A_du lịch Úc
  • duong-h-l_visa-du-lich-my
    Duong H.L_visa du lịch Mỹ
  • t-p_visa-han-quoc
    T.P_visa Hàn Quốc
  • nguyen-v-h_visa-trung-quoc
    Nguyễn V.H_visa Trung Quốc