Chia sẻ

GMAT - Chứng chỉ hàng đầu để du học ngành MBA

  • Thứ Sáu, 17 Tháng 01 2020 17:12
  • Lượt xem: 5.326

Bạn muốn du học ngành MBA (Master of Business Administration – Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) tại Mỹ (hay nhiều nước khác như Anh, Úc, Singapore v.v..) thì việc đầu tiên nên làm là đăng kí dự thi lấy chứng chỉ GMAT. Nhiều nhà tuyển sinh cho biết điểm thi GMAT sẽ quyết định khoảng 50% quyết định nhận học sinh ngành MBA. 

Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.800 chương trình quản lý và kinh doanh sau đại học dùng GMAT là một tiêu chí tuyển sinh. Trung bình khoảng 500 điểm GMAT trở lên là bạn đã có thể vào học ở 1 trường ĐH tốt ở nước ngoài. Những trường càng "có tiếng" như Harvard, Columbia hay Chicago GSB thì yêu cầu điểm GMAT càng cao (730 điểm trở lên).


KHÁI NIỆM GMAT

GMAT - Graduate Management Admission Test - là một bài thi bằng tiếng Anh gồm 3 phần trên máy tính và là kì thi quan trọng nhất đối với tất cả những bạn có dự định vào cao học ngành Quản trị kinh doanh (MBA) ở nước ngoài.

GMAT không phải là bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh thông thường như TOEFL hay IELTS hay những bài test IQ đơn thuần khác. GMAT là bài kiểm tra khả năng phân tích đọc suy luận trong các chủ đề về định lượng và ngôn ngữ. Bài thi sẽ kiểm tra khả năng ngôn ngữ, toán học và viết luận phân tích của bạn.                                Ngoài MBA thì ngành thạc sĩ Tài chính (Master of Finance) hoặc thạc sĩ kế toán (Master of Accounting) cũng có thể dùng GMAT để xét tuyển đầu vào. Về cơ bản thì GMAT được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường kinh doanh (Business schools /B-schools).

KẾT CẤU BÀI THI GMAT

GMAT không phải là 1 bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh thông thường như TOEFL hay IELTS mà đó là một kỳ kiểm tra khả năng ngôn ngữ, toán học và viết luận phân tích. Trung bình đạt khoảng 500/800 điểm GMAT trở lên là bạn đã có thể vào học một trường ĐH tốt ở nước ngoài. Những trường có tiếng yêu cầu điểm GMAT cao hơn, có thể từ 730/800 điểm trở lên.
Như đã nói ở trên, bài thi GMAT sẽ gồm có 3 phần chính: đánh giá viết luận phân tích (AWA - Analytical Writing Assesment), toán định lượng (Quantitative) và ngôn ngữ (Verbal). Bài thi thích ứng trên máy vi tính có thời gian 3,5 giờ (tương đương 210', không tính 10' nghỉ giữa các phần):

a. Viết luận:

- Phần thi viết luận là phần thi đầu tiên và thí sinh được yêu cầu viết liên tục 2 bài luận với 2 dạng khác nhau: phân tích vấn đề (Analysis of an issue) và phân tích phê bình ( Analysis of an argument). Thời gian quy định cho mỗi bài luận là 30 phút.

b. Toán định lượng:

- Phần thi toán có 2 dạng: tính toán con số (Data sufficiency) và giải quyết vấn đề (Problem solving). Phần này bao gồm 37 câu hỏi và thời gian quy định là 75 phút.

c. Ngôn ngữ:

- Đây có lẽ là phần thi hóc búa nhất của GMAT, bao gồm 3 dạng: đọc hiểu (Reading comprehension), suy luận (Critical reasoning) và sửa lỗi câu (Sentence correction). Phần thi này bao gồm 41 câu hỏi trong vòng 75 phút.

Tổng thang điểm của phần ngôn ngữ và toán định lượng sẽ có sẵn ở cuối bài thi (tổng so. Điểm chính thức bao gồm điểm AWA sẽ được đưa ra trong 2 tuần sau ngày thi, và sẽ có giá trị trong 5 năm.

AWA được cho điểm dựa trên thang điểm từ 0 - 6. Hai phần còn lại là ngôn ngữ và toán định lượng, mỗi phần được cho hơn 400 điểm. Tổng số điểm được cho là 800 điểm.

GMAT – CHỨNG CHỈ HÀNG ĐẦU ĐỂ DU HỌC NGÀNH MBA

GMAT là một kỳ thi mà những thí sinh đạt điểm cao đều là những sinh viên xuất sắc khi vào học MBA (nếu không có những yếu tố khách quan khác). Điểm thi GMAT cũng dự đoán rất nhiều điểm các môn học trong chương trình MBA sau này (theo thống kê ở Mỹ là chính xác tới 90%)

- GMAT là một kỳ thi mà những thí sinh đạt điểm cao đều là những sinh viên xuất sắc khi vào học MBA (nếu không có những yếu tố khách quan khác). Điểm thi GMAT cũng dự đoán rất nhiều điểm các môn học trong chương trình MBA sau này (theo thống kê ở Mỹ là chính xác tới 90%).

- GMAT không đơn thuần là một kỳ thi, nó thật sự là một kỳ thi của ngành kinh doanh. GMAT kiểm tra được một phần nào đó những kỹ năng cần thiết của một nhà kinh doanh tương lai. Ví dụ ở phần thi suy luận ( Critical Reasoning), đề bài có thể là một lập luận và công việc của bạn là tìm ra một lý do chính xác nhất (trong những lý do gài bẫy tưởng chừng rất hợp lý) chỉ ra vì sao lập luận đó sai. Điều này cực kỳ lợi hại trong kinh doanh khi bạn sắc xảo nhận ra những điểm yếu của đối phương trong các cuộc thương lượng, đàm phán.

GMAT khó vì sao?
- Nếu bạn nghĩ đây là 1 kỳ thi cho phép chọn lựa câu trả lời đúng ( Multiple Choices) nên không đến nỗi đáng sợ lắm thì bạn đã sai lầm. Hầu hết những kỳ thi vào cao học (Graduate schools) ở Mỹ đều là hình thức chọn lựa câu trả lời đúng, ngoài GMAT của trường kinh doanh thì có MCAT của trường y, PCAT của trường duợc, LSAT của trường luật hay GRE general/ GRE subject của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Đối với GMAT, xác suất chọn lựa câu trả lời đúng một cách may mắn cực kỳ thấp vì ngoài việc có đến 5 lựa chọn câu trả lời cho mỗi câu hỏi thì việc bạn may mắn 78 lần trong tổng cộng 78 câu hỏi là việc không thể xảy ra, và nên nhớ là còn phần thi viết luận.

- GMAT khó vì phải chạy đua nước rút với thời gian, tính trung bình thời gian bạn có cho mỗi câu trả lời của phần thi Toán là 2 phút và 1 phút 30 giây cho mỗi câu trả lời phần thi Ngôn ngữ, ngoài ra bạn phải viết 2 bài luận liên tục với 2 thể loại viết khác nhau trong vòng 60 phút.

- GMAT khó là vì trong khi làm bài, độ khó của câu hỏi sẽ thay đổi tuỳ theo trình độ của người thi. Nói đơn giản là nếu bạn trả lời 1 câu hỏi đúng thì câu thứ 2 sẽ khó hơn 1 chút, càng có nhiều đáp án đúng cho các câu hỏi khó thì điểm của bạn càng cao. Chính vì vậy GMAT luôn luôn khó với tất cả các thí sinh.

- GMAT khó là vì sự phức tạp của câu hỏi cũng như trong các sự lựa chọn câu trả lời. Đòi hỏi người thi có tư duy sắc bén va nhanh nhay, kỹ năng đọc hiểu cực tốt, kỹ năng giải toán vững và chính xác. Phần thi hóc búa nhất của GMAT không phải là phần thi toán hay viết luận mà là phần thi ngôn ngữ. Đa số các thi sinh rất sợ phần thi này, ngay cả các thi sinh người bản xứ với tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ.

Cần ôn luyện GMAT thế nào?

- Lên kế hoạch ôn tập trước ngày thi ít nhất 6 tháng

- Có thể đăng ký học luyện thi ở các trung tầm ngoại ngữ ( Việt Nam) hoặc các trường đại học ( Mỹ)

- Có thể tự học:

+ Lên kế hoạch ôn thi cụ thể, bao nhiêu giờ/ ngày, ôn cái gì. Sinh viên Việt Nam giỏi học thuộc lòng nhưng thiếu tính kỷ luật và học có phương pháp. Sinh viên Mỹ học rất có kỷ luật, và họ học rất thành công. Đa số những người đạt điểm GMAT cao đều rất chăm chỉ, học tập có phương pháp, một chút thông minh và bền bỉ.

+ Mua sách của những nhà xuất bản uy tín như Kaplan, Manhattan, Barron's v.v…Thường thi khi mua sách sẽ được tặng 1 tài khoản truy cập them nhiều tài liệu trên trang web của nhà xuất bản. Ngoài ra có thể lên Amazon tìm sách cũ với giá phải chăng hơn.

+ Khi ôn luyện nên làm bài test trên đĩa CD song song với học sách bởi vì hình thức thi GMAT là trên máy tính (Computer adaptive format)

Cách đăng kí thi

GMAT là chứng chỉ của Tổ chức khảo thí quốc tế Pearson VUE có giá trị trong 5 năm. Tại Việt Nam, Pearson VUE đã chọn Trung tâm đào tạo công nghệ mạng Trí Việt - VnPro làm Trung tâm Khảo thí tuyển chọn. Theo nhân viên tư vấn của VnPro, thí sinh chỉ được thi GMAT 1 lần trong vòng 31 ngày và 5 lần trong 1 năm.

 Hoặc bạn có thể lên trang: https://www.mba.com/

REGISTER để đăng kí lịch thi và địa điểm thi. Thanh toán bằng thẻ tín dụng (credit card) hoặc chi phiếu (check). Khi làm thủ tục đăng ký thi, bạn có thể chọn ngày thi có sẳn trong các ngày quy định và địa điểm gần nơi bạn sống nhất.

- Lệ phí thi: $250

- Yêu cầu thêm phiếu điểm: $28

- Phí đổi ngày thi: $50

- Thời hạn hiệu lực: 5 năm

Kết quả thi

Kết quả thi (Unofficial scores) bạn sẽ được biết ngay sau khi hoàn tất bài thi và kết quả chính thức (Official score report ) cùng điểm phần thi viết luận sẽ được GMAC (Graduate Management Admission Council) gửi miễn phí đến 5 trường kinh doanh (B-schools) bạn yêu cầu. Nếu yêu cầu thêm (ASR - additional score report), bạn phải trả thêm phí.

 Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

Hotline 24/7: 0904 683 036

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-minh-t_dai-hoc-my
    Nguyễn Minh T_đại học Mỹ
  • le-ho-t-m_dai-hoc-uts-uc
    Lê Hồ T.M_Đại học UTS, Úc
  • minh-t_visa-du-hoc-my
    Minh T_visa du học Mỹ
  • ha-minh-h_visa-du-hoc-uc
    Hà Minh H_visa du học Úc