Chia sẻ

Hà Lan trong mắt du học sinh Việt Nam

  • Thứ Năm, 29 Tháng 12 2016 14:08
  • Lượt xem: 3.299

Cuộc sống du học dù ở bất cứ quốc gia nào sẽ luôn những thuận lợi và khó khăn riêng. Vậy ở đất nước Hà Lan với đặc thù tự nhiên và xã hội riêng, du học sinh Việt Nam sẽ trải qua cuộc sống như thế nào? Lắng nghe sẽ tổng kết ngắn gọn từ rất nhiều chia sẻ của du học sinh Việt Nam về cuộc sống tại Xứ sở hoa Tulip.

Cuộc sống ở đâu cũng vậy, luôn có những thuận lợi và bất lợi riêng của nó. Nói về cuộc sống ở Hà Lan thì có các điểm chính như sau:

1. Xã hội

Nói chung phần lớn du học sinh hài lòng về cuộc sống của mình ở Hà lan. Người dân ở đây rất thân thiện, hòa đồng. Một chuyện có thể coi vừa vui vừa buồn mà Sinh Viên Việt Nam ở đây thường gặp phải là người dân ở đây họ vẫn chưa có 1 sự phân biệt rõ rệt về sự khác nhau giữa TQ và Việt Nam (sinh viên Châu Á nói chung), cứ mỗi lần họ gặp chúng tôi trên đường thì cứ nghĩ là người Trung Quốc và họ chào ‘ Ni Hao’.

Một điều thuận lợi ở đây là 90% dân Hà Lan biết nói Tiếng Anh (đặc biệt là giới trẻ). Tất nhiên họ chỉ sử dụng Tiếng Anh trong những trường hợp cần thiết (ví dụ : với khách du lịch và sinh viên quốc tế), bởi vì họ có ngôn ngữ riêng của họ (Dutch = tiếng Hà Lan).

Hà Lan cũng được xem là nước có số ngày nghỉ lễ cao nhất Châu Âu. Đối với sinh viên, trung bình 1 năm được nghỉ 7 tuần xen kẽ + với 2 tháng nghỉ hè.

Phương tiện giao thông công cộng ở Hà Lan khá tốt, ví dụ như xe bus, tàu lửa, xe điện, v.v.. bạn có thể tìm thấy bản chỉ dẫn, bản đồ khắp mọi nơi.

Khí hậu ở Hà Lan sẽ tuyệt vời nếu không có gió mạnh và mưa. Bạn thử hãy tưởng tượng bạn đạp xe đạp đi ngược chiều gió ?? Ngoài ra thời tiết Hà Lan khá đẹp, khí trời se se lạnh, có chút nắng ấm thì tuyệt vời. Tệ nạn mất cắp cũng là 1 vấn đề rất lo lắng của sinh viên và người dân Hà Lan. Nạn mất cắp xe đạp ở đây rất phổ biến, bạn có thể mất xe rất dễ dàng nếu như khóa xe không cẩn thận hoặc để xe ở 1 nơi vắng vẻ. Kinh nghiệm của tôi (sau 3 lần mất xe đạp) là : nên đi bộ (vừa tránh được gió, vừa đỡ mất xe). Còn nếu muốn mua xe để đi thì nên mua xe rẻ là đỡ đau nhất.

Lương thực thực phẩm: Thật lòng mà nói thì món ăn Hà Lan rất đơn giản, món ăn vặt được ưa chuộng của người dân Hà Lan là món khoai tây chiên, Frikandel, v.v.. Sau hơn 2 năm sống và học tập tại Hà Lan, tôi vẫn trung thành với món ăn Việt Nam. Nguyên vật liệu cũng có thể tìm thấy tại shop Vietnam nằm ngay trung tâm. Giá cả rất mắc so với thức ăn Tây, nhưng chúng tôi phải cắn răng chịu đựng.

Việc làm: so với những nước khác, vấn đề xin việc làm của sinh viên quốc tế ở Hà Lan rất khó vì đa số họ đều yêu cầu khả năng giao tiếp bằng tiếng Hà lan. Đa phần sinh viên ở đây xin được công việc lau dọn là chính, hoặc là họ phải đi đến những thành phố lớn khác để xin việc làm (như Amsterdam, Groningen, v.v).

2. Chỗ ở

Nếu bạn tham gia một khóa học trao đổi hoặc học một khóa học quốc tế, thường thì chỗ ở sẽ được sắp xếp cho bạn. Nên chấp nhận nó ngay nếu không bạn sẽ hối hận sau này. Tìm kiếm một nơi ở tại một đất nước đông đúc như Hà Lan thì không phải dễ. Thường sinh viên Hà Lan tìm chỗ ở ngoài trường. Đây là những phòng không có đồ đạc, nhà bếp và phòng tắm được sử dụng chung, và nếu bạn muốn, bạn có thể tìm kiếm cho mình những căn phòng như vậy sau một vài tháng.

Vì thế, trước khi bạn muốn rời nước bạn, hãy hỏi trường mà bạn tham gia, chỗ ở có được sắp xếp trước cho bạn hay không? Nếu bạn ở Hà Lan và vẫn tiếp tục tìm kiếm chỗ ở, hãy hỏi văn phòng Quan Hệ Quốc Tế hoặc văn phòng Sinh Viên. Và nên nói cho các bạn cùng lớp biết bạn đang cần chỗ ở.

3. Giá cả sinh hoạt

Kinh nghiệm cho thấy để sống ở Hà Lan trong một năm, một sinh viên nước ngoài cần khoảng 600-800 USD/ tháng. Số tiền này nhằm trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, tiền đăng ký và học phí. Chỉ có công dân EU được phép làm việc khi đang học. Trong một số trường hợp, sinh viên từ các nước EU có thể được hưởng học bổng hoặc tiền hoàn trả học phí. Tuy nhiên, sinh viên không có thời gian vừa học vừa làm. Các trường không có quỹ để hỗ trợ sinh viên.

Mặc dầu sự khác biệt giữa những mức thu nhập ở Hà Lan là rất nhỏ, hầu hết sinh viên sống ở bậc cuối cùng của thang kinh tế. Nếu bạn có một mức thu nhập sinh viên trung bình – từ học bổng – bạn sẽ nhận thấy rằng 1/3 số tiền dành cho việc thuê nhà, và thức ăn chiếm 1/3. May mắn rằng, hầu hết các trường giáo dục bậc cao có cung cấp những bữa ăn với giá vừa phải. Nhiều thành phố có những quán rượu (gọi là eetcaf) nơi bạn có thể ăn ngon và rẻ. Nhưng cách rẻ nhất là bạn tự nấu thức ăn cho mình, có thể cùng với bạn cùng phòng. Siêu thị ở Hà Lan có nhiều loại sản phẩm quốc tế. Phần còn lại của thu nhập sẽ dành cho sách vở, đi lại và các chi phí khác.

4. Bảo hiểm

Ở Hà Lan, sinh viên không được bảo hiểm sức khỏe một cách tự động. Bạn phải chắc chắn rằng bạn đã mua bảo hiểm trước đó. Sinh viên quốc tế, được bảo hiểm từ quê nhà, nên mang theo một giấy tờ (bằng tiếng Anh) mô tả bảo hiểm của họ. Nếu bạn không có bảo hiểm để trang trải toàn bộ chi phí bệnh viện khi bạn ở tại Hà Lan, thì bạn phải mua bảo hiểm tại đây. Văn phòng Sinh Viên sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn.

5. Chi phí du học

Bạn sẽ cần chứng minh rằng bạn sẽ có đủ tiền để sinh sống tại Hà Lan. Chi phí hàng tháng tùy theo địa vị của bạn:

- Sinh viên dự bị đại học: khoảng 520Euro/tháng

- Sinh viên: khoảng 640Euro/tháng

- Sinh viên trao đổi: khoảng 515Euro/tháng

- Sinh viên thực tập: khoảng 560Euro/tháng (bao gồm chi phí nghỉ lễ)

- Làm việc (giáo viên hoặc nhà nghiên cứu): 560Euro/tháng (bao gồm cả chi phí nghỉ hè)

- Sinh viên tốt nghiệp thực tập: khoảng 555Euro/tháng (bao gồm cả chi phí nghỉ hè)

6. Học tập

- Chương trình học bằng tiếng Anh, môi trường học bằng Tiếng Anh.

- Chương trình học rất hay (kết hợp giữa lý thuyết va thực hành).

- Giáo trình được cập nhật hằng năm.

- Thư viện rộng rãi, sách tham khao được cập nhật thường xuyên với nhiều lĩnh vực khác nhau thuận tiện cho sinh viên trong vấn đề tra cứu.

- Phương châm chính của các trường ở đây la Tự Học, giờ lên lớp rất hạn chế, sinh viên chủ yếu la tự học và nghiên cứu thêm trong thư viện.

- Thầy cô rất nhiệt tình giúp đỡ, gần gũi với sinh viên, mọi thắc mắc đều được trả lời qua email, hoặc trực tiếp.

- Học và làm việc theo nhóm thường được dùng ở đây, trường muốn tạo cho sinh vien phong cách làm việc theo nhóm, tự quản lí thời gian làm việc của mình và cả sự hiểu quả của công việc. Tạo cho sinh viên bắt buộc phải có tinh thần trách nhiệm với mọi người trong nhóm, v.v…

Nguồn: Sưu tầm

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-v-a_du-lich-uc
    Nguyễn V.A_du lịch Úc
  • duong-h-l_visa-du-lich-my
    Duong H.L_visa du lịch Mỹ
  • t-p_visa-han-quoc
    T.P_visa Hàn Quốc
  • nguyen-v-h_visa-trung-quoc
    Nguyễn V.H_visa Trung Quốc