Chia sẻ

Những lý do khiến bạn trượt học bổng

  • Thứ Tư, 25 Tháng 11 2015 16:52
  • Lượt xem: 2.196

Bạn muốn được đi du học nước ngoài. Ước mơ này thường sẽ rất tốn kém, chính vì vậy mà nhiều sinh viên quốc tế chọn học bổng là con đường duy nhất để đạt được nó. Vậy tại sao bảng đăng ký học bổng của bạn lại bị từ chối? Sau đây là những sai lầm phổ biến nhất về vấn đề xin học bổng của sinh viên hiện nay

1. Bạn không đủ điều kiện xét tuyển của học bổng
Hãy lập ra một số học bổng phù hợp và thực tế. Mỗi suất học bổng đều có những yêu cầu riêng, vì vậy đừng bao giờ nộp đơn nếu chúng nêu rõ ràng yêu cầu cho học sinh loại A mà bạn là loại C. Hoặc nếu như học bổng dành cho công dân Nigerian mà bạn lại đến từ Singapore, dành cho sinh viên hệ sau đại học và bạn thì đang học chương trình cao đẳng... Nó sẽ không mang đến một kết quả gì và bạn sẽ chỉ lãng phí thời gian của mình.

Và dĩ nhiên, không có học bổng nào áp dụng cho chương trình đại học nào đến với bạn nếu bạn còn chưa được chấp nhận vào học.

2.  Bạn quên nghiên cứu tất cả các sự lựa chọn

 

Cần nhiều thời gian để chuẩn bị cho một sự ứng tuyển học bổng thành công và bước đầu tiên chính là nghiên cứu. Bạn cần phải biết về tất cả các sự lựa chọn hiện có và cố gắng tìm được nhiều thông tin nhất có thể về mỗi loại học bổng.

Hầu hết mỗi trường đại học và cao đằng có một vài loại hệ thống học bổng hoặc trợ cấp tài chính – thường dựa trên thành tựu đạt được và luôn rất cạnh tranh. Hiện này có nhiều loại hình học bổng, bao gồm các tổ chức tư nhân (như Fulbright), đối tác với chính phủ các nước (British Council) và Chính phủ đất nước của bạn.

3. Bạn chỉ ứng tuyển một hoặc hai học bổng

Ứng tuyển nhiều học bổng mà bạn đủ điều kiện nhất có thể! Điều này sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội thành công hơn.Việc này sẽ rất cần thời gian nên bạn nên viết ra những yêu cầu riêng cho từng loại học bổng – bạn muốn có tiền mà, phải không?

4. Bạn để tới tận những phút cuối cùng

Cũng cần thiết như việc nghiên cứu, bạn cần thời gian để tổ chức. Tìm ra một số người chứng nhận thích hợp và cho biết bạn cần họ nói và làm gì. Sắp xếp những giấy tờ cần thiết như bảng điểm – cho trường hợp cần thiết. Sẽ là vô ích nếu như gửi đi đơn ứng tuyển không được hoàn thành đầy đủ, do đó đừng quên mất điều gì đó quan trọng trong hồ sơ.

5. Bạn trễ hạn nộp

Đây là đều vô cùng thường thức. Mỗi học bổng đều có một hạn kết thúc khác nhau, vì vậy đừng cho rằng tất cả chúng đều có chung một thời gian biểu. Một khi thời hạn đã qua, thì sẽ kết thúc. Và nếu bạn đăng kí muộn, nó sẽ phản ánh không tốt về khả năng tổ chức của bạn.

6. Bạn đã không trả lời hết các câu hỏi

Các ủy ban học bổng thiết kế các câu hỏi để xác định được liệu bạn có những khả năng mà họ đang tìm kiếm hay không. Vì vậy, không trả lời câu hỏi về cách bạn làm thế nào vượt qua một trở ngại đi kèm với một bình luận về kết quả học tập đáng kinh ngạc của bạn ở trường. Nếu không làm theo hướng dẫn cụ thể hoặc trả lời các câu hỏi đầy đủ, họ sẽ cho rằng bạn đã đăng kí học bổng bằng một bộ hồ sơ được sao chép hàng loạt cho mỗi loại học bổng. Cho nên, tôi e rằng đơn đăng kí của bạn sẽ bị ném thẳng vào thùng rác.

7. Bạn trượt vì học bổng lừa đảo

Điều đương nhiên là bạn sẽ không thể nào nhận được học bổng nếu như nó chưa bao giờ tồn tại. Hãy cẩn thận với các trang web trực tuyến nơi cung cấp những học bổng “được đảm bảo” khi thu một khoản phí nhỏ hoặc các cơ quan đó muốn thông tin ngân hàng hoặc tiền của bạn khi tư vấn. Bạn không cần phải trả tiền để nộp đơn xin học bổng. Vì vậy, đừng bao giờ làm điều đó.

8. Bạn đánh mất độc giả ngay từ trang đầu tiên

Nếu bạn nộp đơn xin học bổng cho chương trình sau đại học hoặc nghiên cứu sinh, đừng cho rằng người đọc sẽ hiểu hết mọi chi tiết về kĩ thuật trong bảng kế hoạch tiến sĩ của bạn. Tránh những thuật ngữ và từ viết tắt – trừ khi bạn sẵn sàng để giải thích chúng. Hãy tự hỏi rằng nếu như trình bày như vậy, mẹ mình sẽ hiểu được không? Và nếu như bạn không chắc chắn, hãy đưa cho bà ấy đọc đầu tiên.

9. Bạn quên kiểm tra lại lỗi chính tả

Một số tổ chức sẽ từ chối đơn xin học bổng của bạn khi phát hiện ra dù chỉ một lỗi chính tả. Hồ sơ của bạn phải hoàn hảo và thể hiện được khả năng ngôn ngữ của bạn.

10. Bạn không đọc bản in thử

Hãy đưa cho một vài người bạn hoặc gia đình để kiểm tra lỗi chính tả, cấu trúc và liệu các câu hỏi đã được trả lời hết chưa. Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn trình bày cho những người chứng nhận của mình vì từ đó họ sẽ biết về khả năng những gì được hỏi về lá thư giới thiệu.

Ngoài ra, sinh viên còn mắc những lỗi như sau khi xin học bổng:

  • Khi gửi mail, quên không đính kèm hồ sơ
  • Sử dụng những font nền trang trí gây khó khăn khi đọc
  • Sử dụng hoàn toàn chữ viết tay không đọc được
  • Gửi một tấm ảnh em bé khi được yêu cầu là ảnh gần đây
  • Quên đính kèm họ tên và địa chỉ

 

Để biết thêm thông tin chi tiết về du học Tây Ba Nha vui lòng liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

P601, Tòa nhà Nhật An, 30D Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 04.39727100

Email: info@megastudy.edu.vn

Hotline: 0932 36 79 48 (Ms. Dung)

 




Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-trong-l_visa-du-hoc-uc
    Nguyễn Trọng L_visa du học Úc
  • duong-ngoc-han_du-lich-uc
    Dương Ngọc Han_du lịch Úc
  • h-t-kim-hoang_du-lich-vuong-quoc-anh
    H.T. Kim Hoàng_du lịch vương quốc Anh
  • nguyen-thuy-t_du-hoc-uc
    Nguyễn Thủy T_du học Úc