Du học Mỹ

Du học Mỹ ngành dược (Pharmacy)

  • Thứ Năm, 26 Tháng 12 2019 14:52
  • Lượt xem: 26.849

Nếu như bạn là người thích làm việc ở một môi trường mà trách nhiệm được đặt lên hàng đầu thì học ngành dược (Pharmacy) sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Học Dược, cũng như học Y, đòi hỏi bạn phải có học lực xuất sắc và tinh thần thép để vượt qua 07 – 09 năm học và hằng hà sa số các bài kiểm tra, sát hạch.

>> Du học ngành dược tại Mỹ có những điều kiện gì?

>> Học ngành dược (Pharmacy) tại Mỹ nên chọn trường nào?

I. Tổng quan về ngành dược

1. Ngành dược là gì?

Dược là một ngành nghề thuộc lĩnh vực Y Học với chuyên môn bao gồm Hóa học, Sinh học, Giải phẫu học và các môn khoa học sinh học khác. Với danh sách các môn học “khủng” như vậy, không lạ gì khi ngành Dược chỉ nhận những ứng viên xuất sắc nhất vào học.

Người ta thường có quan niệm sai lầm về con đường sự nghiệp sau khi học dược. Ngoài bán thuốc (thật ra đây là một nghề rất có tiền đồ vì ở Mỹ chỉ Dược sĩ mới được phép bán thuốc, còn bác sĩ thì không), ngành Dược còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức để trời thành nhà bào chế dược, giảng viên Đại học ngành Dược, nhà nghiên cứu Dược, nhà nghiên cứu phát triển dược, viết sách dược, làm việc ở các cơ quan hoặc khoa chất độc/độc tố.

2. Học như thế nào?

Ở Mỹ không có cử nhân dược. Muốn hành nghề dược, đầu tiên phải hoàn thành chương trình Tiến sĩ Dược, muốn học Tiến sữ dược, bắt buộc sinh viên phải học chương trình Cử nhân Khoa học (Bachelor of Science) 04 năm, trong đó có 02 năm là học Dự bị Dược (pre-pharmacy).

Không phải trường Đại học nào cũng có khóa học tích hợp pre-pharmacy, học sinh phải tìm hiểu thật ký lộ trình học trước khi ghi danh học Cử nhân. Đây là một lợi thế dành cho các sinh viên vì lỡ dinh viên không còn ý định học Tiến sĩ dược thì có thể lấy bằng Cử nhân Khoa học để làm việc.

Sau 4 năm Cử nhân khoa học, sinh viên phải vượt qua các bài Kiểm tra Đầu vào trường Dược (Pharmacy College Admissin Test – PCAT). Các trường dược đều đòi hỏi PCAT nhưng không phải trường nà o cũng tổ chức thi.

Chương tình Tiến sĩ được kéo dài 4 năm (một số trường 3 năm, liện hệ The Tree Academy để biết thêm thông tin), chương trình chỉ cấp cho các sinh viên có bảng điểm Cử nhân Khoc học gần như tuyệt đối và có điểm PCAT tối thiểu

3. Hành nghề ra sao?

Tốt nghiệp Tiến sĩ Dược không có nghĩa là sinh viên được phép hành nghề ngay lập tức. Muốn hành nghề, đầu tiên phải có chứng chỉ (license) hành nghề. Tất cả các bang ở Hoa Kỳ đòi hỏi phải có chứng chỉ NAPLEX (North American Pharmacist Licensure Examination) và hầu hết các bang đòi hỏi phải vượt qua kỳ sát hạch MPJE (Multistate Pharmay Jurisprudence Exam). Ở một số bang, kỳ sát hạch không phải là MPJE mà là APJE (Arkansas Pharmacy Jurisprudence Exam, bang Arkansas), CPJE (California Practice Standards & Jurisprudence Exam, bang California) và VFSDLE (Virginia Federal & State Durg Law Examination, bang Virginia). Ngoài ra, ở bang New York, Georgia, North Carolina và North Dakota, ngoài NAPLEX và MPJE, để được phép hành nghề Dược còn phải vượt qua kỳ thi thực hành hoặc phỏng vấn. Lưu ý là các chứng chỉ và bài sát hạch đều có thời hạn, trước khi hết hạn, Dược sĩ phải làm lại bài kiểm tra mới được phép tiếp tục hành nghề.

4. Cơ hội việc làm tại Mỹ sau khi tốt nghiệp

Ngành dược ở Mỹ phổ biến ở 3 lối đi: retail pharmacy (đứng kiểm toa ở nhà thuốc), clinical pharmacy (dược lâm sàng, làm trong bệnh viện) và industry pharmacy (làm trong công ty dược như mình).

- Bán thuốc Tây (Retail pharmacy)

Luật pháp ở Mỹ bắt buộc mỗi nhà thuốc phải luôn có sự hiện diện của dược sĩ. Bệnh nhân ở đây không có tự động cầm toa đi mua thuốc tràn lan như ở Việt Nam. Dược sĩ có trách nhiệm quản lý dược tá, kiểm tra xem toa thuốc liều có phù hợp với bệnh nhân hay không (không quá thấp cũng không quá cao), xem xét các bệnh khác của bệnh nhân để đảm bảo là thuốc cho bệnh này không ảnh hưởng đến bệnh kia, và các thuốc không tương tác với nhau.

+ Mặt tốt: Khởi điểm lương cao, công việc khá dễ tìm, về nhà là hết việc.

+ Mặt không tốt: Phải đứng suốt ngày  8 - 10 tiếng, phải nghe bệnh nhân cằn nhằn chửi bới, thậm chí bị cướp vào dí súng đòi thuốc (đây là trường hợp khá hiếm nhưng không phải không có), làm ca nhiều giờ, đôi khi phải đi làm cuối tuần.

- Làm tại bệnh viện (Clinical pharmacy)

Dược sĩ lâm sàng này làm trong bệnh viện. Khi bác sĩ đi thăm bệnh nhân buổi sáng đa số có dược sĩ đi theo. Như đã nói ở trên là dược sĩ luôn luôn phải kiểm tra xem thuốc có đúng liều đúng bệnh và bệnh nhân có tiến triển tốt hay không. Muốn đi theo hướng này thì sau khi tốt nghiệp, dược sĩ phải làm thêm 1 năm trong bệnh viện (post-graduate year 1 hay PGY1). Và nếu muốn chuyên khoa về tim mạch, mổ, bệnh nhi, bệnh người già,... thì phải làm thêm năm thứ 2 (post-graduate year 2 hay PGY2).

+ Mặt tốt: Được làm việc trực tiếp với bệnh nhân. Nhiều người rất thích được chăm sóc bệnh nhân mỗi ngày. Được làm việc song song với bác sĩ, dạy cho sinh viên dược đến thực tập trong bệnh viện, có cơ hội làm nghiên cứu và được xuất bản trong các báo khoa học.

+ Mặt không tốt: Sau 5, 10, 20 năm thì công việc không thay đổi nhiều, có thể thấy nhàm chán, phải trực đêm và trực cuối tuần.

- Nghiên cứu Dược phẩm tại các hãng Bào chế dược (Industry pharmacy)

Dược sĩ đi làm trong công ty. Thường là đã vào công ty, dược sĩ có thể làm trong nhiều bộ phận khác nhau. Trình dược viên (sales representative), marketing, quản lý các cuộc thí nghiệm thuốc lâm sàng,... Ở Việt Nam thì dược sĩ đa số làm trình dược viên hoặc marketing cho các công ty dược quốc tế, lương khá. Ở Mỹ thì dược sĩ ít đi làm trình dược viên hơn vì ở đây tốt nghiệp ngành gì cũng có thể được đào tạo trở thành trình dược viên, không cần phải là dược sĩ.

+ Mặt tốt: Giờ giấc tự do hơn vì không làm theo ca, đôi khi có thể làm việc ở nhà. Cơ hội thăng tiến hay thay đổi công việc sang bộ phận khác dễ dàng hơn.

+ Mặt không tốt: Lương khởi điểm có thể thấp hơn so với clinical và retail, đôi khi phải đi công tác nhiều, gặp gỡ nhiều bác sĩ và đối tác phải ăn uống xã giao.

Trong mỗi trường hợp, Dược sĩ phải thường trú thực tập khoảng 1500 giờ nhưng không bắt buộc phải ở hẳn trong bệnh viện hay các tiệm thuốc Tây, tức là chỉ cần đi làm cho các nơi đó về ngành Dược khoảng 10 tháng rồi phải thi chứng chỉ hành nghề Dược. Tại Mỹ, Bác sĩ không bao giờ được phép bán thuốc. Những loại thuốc đặc trị kể cả thuốc trị bệnh thông thường cũng đòi hỏi một cách tuyệt đối toa thuốc của Bác sĩ trước khi Dược sĩ bán thuốc cho bệnh nhân.

5. Mức lương

Đừng hoài nghi về mức lương sau khi tốt nghiệp trường Dược. Quá trình học Dược và các kỳ sát hạch gian khổ của sẽ được đền bù hoàn toàn xứng đáng. Một sinh viên mới ra trường có thể nhận được mức lương khởi điểm từ $75,000/năm tới $95,000/năm. Vài năm sau sẽ là $100,000/năm cho tới $150,000/năm. Và không có một dược sĩ nào thất nghiệp tại Hoa Kỳ!

II. Cơ hội việc làm khi ra trường

1. Dược sĩ có thể làm được những việc gì?

Khá nhiều. Dược sĩ được huấn luyện với những kĩ năng cần thiết để phục vụ bệnh nhân như khách hàng (customer service). Dược sĩ có thể cho lời khuyên để bác sĩ kê toa chính xác (vì bác sĩ học nhiều thứ từ khám bệnh, chẩn bệnh, đến học thuốc nên bác sĩ tin tưởng và xin lời khuyên từ dược sĩ!). Ngoài ra, dược sĩ còn giúp bệnh nhân uống thuốc đúng cách, đúng bệnh, đúng giờ.

Ngành dược ở Mỹ phổ biến ở 3 lối đi: retail pharmacy (đứng kiểm toa ở nhà thuốc), clinical pharmacy (dược lâm sàng, làm trong bệnh viện) và industry pharmacy (làm trong công ty dược).

2. Tình hình hiện nay của ngành dược ở Mỹ và cơ hội kiếm việc làm cho sinh viên ra trường

Trong khoảng gần 3,000 trường đại học công lập và tư thục trên khắp nước Mỹ, thì hiện nay có 132 trường dược (pharmacy schools) được xét chuẩn và 3 trường sắp được xét. Theo số liệu thống kê vào tháng 7 năm 2015 thì trong số đó 69 trường là trường tư và 66 trường công (theo AACP - American Association of Colleges of Pharmacy) .

Bạn nghĩ xem, nếu trong 3,000 trường đại học/cao đẳng, đa số trường nào cũng có ngành sinh học, tâm lý học, quản trị kinh doanh với vài chục hay vài trăm sinh viên trong mỗi ngành, thì chỉ có 132 trường dược, mỗi trường một năm chỉ tốt nghiệp trên dưới 100 dược sĩ. Vì vậy nên trong 20 năm trở lại đây, ở Mỹ thiếu dược sĩ vì cung không đủ cầu. 15 năm trước dược sĩ mới tốt nghiệp sẽ dễ dàng được mời vào làm ở nhà thuốc, lương trên $100,000 USD một năm, có khi còn được công ty cấp tiền mua xe, mua nhà. Tuy nhiên, sau đó thì mọi người nhận ra viên thuốc béo bở này và người người đổ xô đi học dược, nhà nhà mở ra trường dược. Trong 3-5 năm gần đây, nếu muốn có việc thì một số người phải di chuyển sang tiểu bang khác, đến những vùng hẻo lánh hơn vì các thành phố lớn và tiểu bang đông dân đã gần bị bão hòa.

>> Tìm hiểu về 3 kiểu chương trình Dược tại Mỹ

3. Bạn có phải là ứng viên phù hợp cho chuyên ngành này không?

Dù là đi theo hướng nào đi nữa thì đa số dược sĩ và những bạn đang học dược có 1 số điểm chung nổi bật:

- Đam mê giúp đỡ người khác, đặc biệt là giúp mọi người vượt qua bệnh tật

- Yêu thích các môn khoa học nói chung, và có thể là đặc biệt thích dược phẩm và quá trình nghiên cứu, phát triển để đạt được tác dụng của chúng

Có khả năng phân tích (analytical) và giải quyết vấn đề (problem-solving) thấu đáo. Có lẽ vì điều này mà những người làm khoa học nói chung và dược sĩ nói riêng bị cho là hơi khô khan và cứng nhắc. Nhưng thật ra nếu đầu óc bạn không suy nghĩ giải tích như thế mà hay làm việc theo hứng, thiếu chính xác thì sẽ khó hợp với ngành này.

III. Các trường đào tạo ngành dược hàng đầu tại Mỹ

1. Đại học Kansas

University of Kansas được thành lập năm 1865, là trường Đại học công lập lớn nhất tiểu bang Kansas.

Trường được xếp hạng 101 ở Mỹ và thứ 47 trong hệ thống các trường đại học công lập (US News & World Report, 2014).

Một số chuyên ngành của trường cũng có vị trí cao trên bang xếp hạng như chuyên ngành Kinh Tế xếp hạng 51 hay các chuyên ngành Kỹ sư hạng 73 (US News & World Report, 2014).

Ngoài ra, University of Kansas còn tự hào là một trong số 34 trường đại học thành viên của Tổ Chức American Association of Universities (AAU) danh tiếng tại Hoa Kỳ.

Trường University of Kansas sở hữu hệ thống một loạt các phòng nghiên cứu, trung tâm thí nghiệm, phòng học mô hình, thư viện, được đánh giá và xếp loại hiện đại bậc nhất thế giới.

Cơ sở vật chất hiện đại đem đến cho sinh viên cơ hội học tập, nghiên cứu, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo.

2. University of Illinois At Chicago (UIC)

Đại học Illinois, Chicago được thành lập vào năm 1982 khi khuân viên Trung tâm Y tế được sát nhập với khuân viên Chicago Circle do nhu cầu cần có 1 trường đại học công lập tại Chicago. Đại học Illinois là trường đại học công lập tốt nhất và toàn diện nhất của tiểu bang. Trường đào tạo hàng trăm chương trình cấp bằng Cử nhân và chương trình học cấp bằng Sau Đại học. Sinh viên hoàn toàn linh hoạt trong vấn đề chọn lĩnh vực mà mình yêu thích để theo đuổi.

Trường hiện đang được xếp hạng thứ 185 trong Bảng xếp hạng các trường Đại học hàng đầu thế giới của QS năm học 2015-2016 và đứng thứ 201-205 trong Bảng xếp hạng các trường Đại học hàng đầu thế giới của Times Higher Education năm học 2015-2016.

Trường cung cấp cơ sở nghiên cứu toàn diện với những công cụ nghiên cứu hiện đại nhất, chú trọng xây dựng mô hình quốc gia để đào tạo chuyên gia giáo dục.

>>> Tại sao nên chọn Đại học Illinois at Chicago để theo học ngành dược?

3. University of South Calorina (USC)

Trường University of South Carolina bang South Carolina được thành lập năm 1801, là trường đại học công lập, tọa lạc tại Columbia, Nam Carolina, Hoa Kỳ với 7 campus. Trường được đánh giá rất cao về phương pháp cải tiến và xuất sắc trong lĩnh vực giảng dạy, học tập, nghiên cứu và số lượng sinh viên đạt kết quả cao sau khi tốt nghiệp.

Theo tạp chí Tài chính Kiplinger (2017) và Forbes (2016), University of South Calorina được bình chọn là “Đại học công lập có giá trị tốt nhất” và U.S News and World Report cũng đánh giá các chương trình của trường thuộc top tốt nhất trong nước cũng như trên thế giới.

Trải qua hơn 200 năm lịch sử, trường University of South Calorina đã khẳng được uy tín cũng như chất lượng đào tạo của mình qua một loạt những con số ấn tượng như: Xếp thứ 46 các trường đại học công lập tốt nhất (2018), Xếp thứ 103 đại học tốt nhất toàn quốc, Đại học hàng đầu có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 4 nước Mỹ, Nhà lãnh đạo quốc gia về các chương tình nghiên cứu ở bậc cử nhân. 

Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

Hotline: 0904 683 036 

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-trong-l_visa-du-hoc-uc
    Nguyễn Trọng L_visa du học Úc
  • duong-ngoc-han_du-lich-uc
    Dương Ngọc Han_du lịch Úc
  • h-t-kim-hoang_du-lich-vuong-quoc-anh
    H.T. Kim Hoàng_du lịch vương quốc Anh
  • nguyen-thuy-t_du-hoc-uc
    Nguyễn Thủy T_du học Úc