Chia sẻ

Yêu mến New Zealand, du học sinh sẽ yêu cả văn hóa Maori

  • Thứ Năm, 23 Tháng 06 2022 11:23
  • Lượt xem: 1.212

Maori là một văn hóa đặc sắc và nổi tiếng tại New Zealand. Kỳ lạ, khác biệt. Nhưng đó chính là những điều khiến mọi người yêu mến và nhớ đến văn hóa Maori. Còn các bạn du học sinh thì sao? Đến New Zealand du học hay yêu mến đất nước này, chắc hẳn bạn sẽ yêu cả văn hóa Maori! 

1. NGUỒN GỐC VĂN HÓA MAORI

Maori là cách gọi người dân bản địa tại New Zealand. Là những người phát hiện ra New Zealand vào khoảng 1200 năm trước, người Maori được xem là những người bản xứ của New Zealand. Họ là những người Polynesian ở Thái Bình Dương và chiếm khoảng 1/5 dân số cả nước. Năm 1769, người Anh phát hiện ra New Zealand và khẳng định đó là vùng đất của nước Anh.

Người Maori đã phải ra sức đấu tranh để bảo vệ lãnh thổ của mình. Cuộc đấu tranh kéo dài đến gần một thế kỷ, đến cuối cùng Hoàng gia Anh cũng thừa nhận quyền sở hữu của người Maori. Do đó, người Maori có địa vị rất đặc biệt trong xã hội New Zealand. 

Văn hóa Maori đóng một vài trò quan trọng trong cuộc sống thường nhật của người New Zealand. Maori là ngôn ngữ phổ thông tại New Zealand. Bạn sẽ thường xuyên nghe thấy tiếng Maori trong giao tiếp hàng ngày. Đồng thời, rất nhiều địa danh tại New Zealand được viết bằng chữ Maori.

Đến với New Zealand, bạn sẽ dễ dàng học được cách chỉnh sửa phát âm tên từng địa danh. Học một vài từ và cụm từ Maori đơn giản như kia ora (lời chúc sức khỏe của người Maori) cùng những lời chào thân thiện khác.

Tikanga, hay còn gọi là phong tục của người Maori, là truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ tại đây. Tikanga được chia thành Manaakitanga và Kaitiakitanga.

Manaakitanga đại diện cho sự đón tiếp nồng hậu và lòng hiếu khách mà người dân ở đây luôn tự hào. Còn Kaitiakitanga đại diện cho sự kính trọng và bảo hộ của nền văn hóa Maori dành cho mẹ thiên nhiên. Phong tục này thể hiện tình yêu thương và chăm sóc người New Zealand dành cho môi trường. Đặc biệt, khách du lịch đến với New Zealand luôn luôn được yêu cầu thực hiện lời hứa Tiaki. Đây là lời hứa đảm bảo du khách sẽ tôn trọng tài nguyên quý giá của họ

2. NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ VĂN HÓA MAORI

Âm nhạc và khiêu vũ là một phần quan trọng của người dân Maori

Văn hóa Maori ở New Zealand được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các bài hát (Waiata), khiêu vũ và các màn biểu diễn truyền thống (kapa haka) hay quá trình lao động sản xuất như chạm khắc, dệt vải, kể chuyện và whakapapa (ghi chép vào gia phả).

Những bài hát giống như thánh ca được xem như một thể loại nhạc của người Maori. Âm thanh được thực hiện trên các loại trống, nhạc cụ gõ và nhạc cụ hơi gió. Trong số các dạng nhạc cụ của người Maori, các loại nhạc cụ được thổi bằng hơi đặc sắc nhất được làm bằng gỗ, xương, đá hoặc vỏ sò. Nổi bật nhất là ba loại nhạc cụ: putorino, koauau và pukaea.

Hình xăm trên mặt và cách chào hỏi đặc biệt

Đến tận những năm 1870, người Maori ở New Zealand vẫn có tục lệ xăm hình lên mặt. Họ xăm trên toàn khuôn mặt, đục vào da để tạo các gờ, rãnh giống như hoa văn chạm trổ trên gỗ. Các hình xăm của đàn ông sẽ trông rất hung dữ và hấp dẫn phụ nữ.

Ở Thái người ta chào hỏi nhau bằng cách chắp tay gần mặt và cúi người, một số nước Châu Âu sẽ chào nhau bằng cách ôm hoặc hôn nhau. Còn cách mà người Maori chào hỏi khách lại là một hình thức vô cùng đặc biệt. Nếu thổ dân Maori đứng trước mặt bạn trợn mắt, nhăn mặt và lè lưỡi, thì đừng sợ hãi, đây là những hành động có vẻ rất thô tục và bất lịch sự.

Tuy nhiên, bộ mặt hung dữ đó chứng minh rằng họ đang thân ái, niềm nở và chào đón bạn một cách nồng ấm khi đến với New Zealand.

Một hình thức chào hỏi khác khá độc đáo của người Maori là thể hiện theo kiểu truyền thống “Hongi”. Họ chào hỏi bằng cách cọ mũi vào nhau và kết thúc lời chào bằng cái nắm tay. Nghi thức chào chạm mũi này mang ý nghĩa là truyền cho nhau hơi thở của sự sống.

Nếu người Maori chào người ngoại quốc bằng cách này, tức là họ xem người đó như một người dân của mảnh đất đó. Kiểu chào này được người Maori sử dụng rất phổ biến, nhất là trong các nghi lễ. 

Trang phục dân tộc độc đáo

Trang phục truyền thống của người Maori chủ yếu được làm từ thực vật, lông chim và da động vật. Những người phụ nữ sẽ khoác lên mình những bộ váy dài bằng da thú, còn đàn ông sẽ mặc áo choàng, khố hoặc váy da. Áo choàng của những người đàn ông thường được may bằng lông chim và không có tay.

Để đan chiếc áo choàng thì phải mất đến mấy tháng để chuẩn bị vật liệu và hoàn tất quá trình khâu đan áo. Người đan áo thường làm một chiếc áo cho người trong gia đình của mình hoặc cho những người mà họ tôn quý. 

Trang phục truyền thống của người Maori được pha trộn bởi màu sắc và trang sức rất độc đáo. Một chiếc áo choàng sẽ trở thành một vật gia truyền có giá trị được truyền từ đời này sang đời khác và được mặc trong nhiều dịp khác nhau. Nghệ thuật đan áo của người Maori từng bị thất truyền trong một thời gian bởi dự tiếp nhận của trang phục Âu. Và đến giữa thập kỷ 1900, Liên đoàn Phúc lợi Phụ nữ Maori đã cho phục hồi truyền thống này. Cho đến nay, có rất nhiều phụ nữ Maori vẫn tiếp tục tiếp nối truyền thống và gìn giữ nghệ thuật đan áo của tổ tiên để lại.  

Lối sống tốt đẹp có từ ngàn đời của người Maori: Mến khách, tốn bụng và yêu thiên nhiên

Có thể nói Manaakitanga & Kaitiakitanga là phong tục tập quán tốt đẹp trong văn hóa Maori. Manaakitanga nghĩa là mến khách và tốt bụng. Điều này được thể hiện rõ qua hành động niềm nở, ân cần của dân bản xứ đối với khách thập phương đến đây. Còn Kaitiakitanga có nghĩa là trân quý, giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Lễ hội Te Matatini truyền thống

Cứ 2 năm một lần vào tháng 2, lễ hội Te Matatini của người Maori sẽ được tổ chức và kéo dài trong 3 ngày. Đây được xem là một cuộc thi về văn hoá của người Maori. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia lễ hội và thể hiện cá tính của mình.

Các đội thi sẽ tham gia thi đấu bằng cách biểu diễn nghệ thuật để giành được chiến thắng. Các đội chơi sẽ đầu tư kỹ lưỡng về trang phục, vũ đạo, hình xăm và hình thức biểu diễn thật cá tính. Bạn sẽ bắt gặp các tiết mục biểu diễn của các đội thi trong trang phục lòe loẹt, gương mặt đầy hình xăm và nhún nhảy đầy ấn tượng.

Điều đặc biệt là những hình xăm trên mặt của các thí sinh không phải được xăm bằng kim tiêm mà là dao, đục làm từ răng cá mập, xương mài nhọn, hoặc đá nhọn. Ngoài ra, các đội chơi còn phải thể hiện vũ điệu Kapa Haka theo phong cách không hòa lẫn với đội khác. Vũ điệu Kapa Haka dùng để diễn tả những vũ điệu truyền thống hoà với âm nhạc và là cách mà họ thể hiện ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống của mình. 

Đọc xong bài viết này, các bạn có muốn xách balo và đến New Zealand để trải nghiệm văn hóa Maori độc đáo này không? 

>>> Bạn biết gì về văn hóa Maori tại New Zealand?

>>> Danh sách các trường uy tín tại New Zealand 

Viết Bình Luận (Cam kết thông tin được bảo mật)

Hotline

Tỷ giá
Tỷ giá

Nhận tin qua Email

Video du học

Visa mới nhất

Megastudy đã tư vấn thành công cho hàng nghìn visa cho các du học sinh đi học tại các nước nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Singapore…

  • nguyen-trong-t-n_visa-du-hoc-uc
    Nguyễn Trọng T.N_visa du học Úc
  • chu-binh-c_visa-du-hoc-canada
    Chu Bình C_visa du học Canada
  • nguyen-t-tuyet-t_du-lich-uc
    Nguyễn T Tuyết T_du lịch Úc
  • le-nam-t_visa-du-lich-uc
    Lê Nam T_visa du lịch Úc